Di truyền gen trội liên kết X là một trường hợp của di truyền liên kết giới tính, khi gen đang xét là gen trội, có lô-cut định vị tại vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Ở người, vì gen này là gen trội không bị alen tương ứng lấn át, lại không có ở nhiễm sắc thể Y, nên dù ở nam giới hoặc ở nữ giới thì gen này vẫn biểu hiện.
Di truyền gen trội liên kết X là phương thức di truyền khá nhiều bệnh ở người (xem dưới đây). Tuy nhiên cha bị bệnh mà mẹ không bị, thì con trai của họ không bị bệnh; thậm chí cha mẹ đều bị bệnh thì con trai vẫn có khả năng không bị.[4]
Trong hầu hết các loài động vật có vú kể cả loài người, bộ nhiễm sắc thể của mỗi cá thể thường mang một cặp nhiễm sắc thể giới tính; cặp này gồm hai loại là X và Y, trong đó X dài và mang nhiều gen hơn hẳn Y. Tuy nhiên, hai NST (nhiễm sắc thể) này có những đoạn mang các lô-cut giống nhau và trong giảm phân có thể tiếp hợp cũng như trao đổi chéo cho nhau, nên gọi là các đoạn này (PAR1 và PAR2 ở hình 2) là vùng tương đồng, giống như ở cặp NST thường, bởi thế thuật ngữ tiếng Anh gọi là "pseudoautosomal region" (vùng giả NST thường).[5] Ngoài vùng này, các đoạn còn lại của X và Y đều gọi là vùng không tương đồng chứa các gen chỉ X có mà Y không có, hoặc ngược lại chỉ Y có mà X không có. Các tính trạng do các gen ở vùng không tương đồng thường luôn di truyền biểu hiện kèm giới tính.[2][3]
Giả sử gen đó là A (trội) gây bệnh ở vùng không tương đồng của X, thì có thể gặp các trường hợp sau:
- Mẹ và bố đều là thể đồng hợp trội: XAXA × XAY → Các con = XAXA + XAY; 100% con bị bệnh.
- Mẹ là thể dị hợp còn bố bị bệnh: XAXa × XAY → Các con = XAXA + XAXa + XAY + XaY (hình 1). Vậy 75% bị bệnh.
- Mẹ là thể dị hợp còn bố bình thường: XAXa × XaY → Các con = XAXa + XaXa + XAY + XaY; có 50% bị bệnh.
- Mẹ bình thường còn bố bị bệnh: XaXa × XAY → Các con = XAXa + XaY; tất cả con gái bị bệnh.
- Mẹ là thể đồng hợp trội, còn bố bình thường: XAXA × XaY → Các con = XAXa + XAY (hình 3): 100% các con bị bệnh.
Bệnh sắc tố incontinentia (Incontinentia pigmenti) do gen trội liên kết X (gen lặn không gây bệnh) phát sinh nhiều mụn nước rồi làm biến đổi sắc tố da.[7]
^Jais JP, Knebelmann B, Giatras I, De Marchi M, Rizzoni G, Renieri A, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2003). “X-linked Alport syndrome: natural history and genotype-phenotype correlations in girls and women belonging to 195 families: a "European Community Alport Syndrome Concerted Action" study”. Journal of the American Society of Nephrology. 14 (10): 2603–10. doi:10.1097/01.ASN.0000090034.71205.74. PMID14514738.
^Dalal AB, Sarkar A, Priya TP, Nandineni MR (tháng 8 năm 2010). “Giuffrè-Tsukahara syndrome: Evidence for X-linked dominant inheritance and review”. American Journal of Medical Genetics. Part A. 152A (8): 2057–60. doi:10.1002/ajmg.a.33505. PMID20635354.
^Seager MJ, Whatley SD, Anstey AV, Millard TP (tháng 1 năm 2014). “X-linked dominant protoporphyria: a new porphyria”. Clinical and Experimental Dermatology. 39 (1): 35–7. doi:10.1111/ced.12202. PMID24131146.