Donella Meadows

Donella Meadows
Tập tin:Cover first edition Limits to growth.jpg
Sinh(1941-03-13)13 tháng 3, 1941
Elgin, Illinois
Mất20 tháng 2, 2001(2001-02-20) (59 tuổi)
Hanover, New Hampshire
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpHarvard University Ph.D, 1968
Đại học Carleton B.A., 1963
Nổi tiếng vìGiới hạn của tăng trưởng, 12 điểm đòn bẩy, Tư duy trong hệ thống: Dẫn nhập
Giải thưởngMacArthur Fellowship (1994)
Walter C. Paine Science Education Award (1990)
Sự nghiệp khoa học
NgànhEnvironmental science, Systems science
Nơi công tácĐại học Dartmouth, MIT

Donella H. "Dana" Meadows[1] (ngày 13 tháng 3 năm 1941 – ngày 20 tháng 2 năm 2001) là một nhà nghiên cứu môi trường tiên phong, nhà giáo, và tác giả người Mĩ. Bà được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của cuốn "Giới hạn của sự tăng trưởng" và "Tư duy trong hệ thống: Dẫn nhập".[2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra tại Elgin, Illinois (Hoa Kỳ), Meadows được đào tạo các môn khoa học, và tốt nghiệp với bằng cử nhân Hóa học tại Đại học Carleton năm 1963, và bằng Tiến sĩ về Sinh – Lý học tại Đại học Harvard năm 1968. Sau chuyến đi dài một năm với chồng bà, Dennis Meadows, từ Anh tới Sri Lanka và trở về Mĩ, bà cùng với chồng trở thành nghiên cứu viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts, nơi ông bà là thành viên của nhóm nghiên cứu của giáo sư Jay Forrester, người phát minh ra ngành động lực học hệ thống, cũng như nguyên lý lưu trữ dữ liệu từ tính của máy tính. Bà giảng dạy tại Đại học Dartmouth trong 29 năm, từ năm 1972.[3] Bà mất năm 2001 do bị nhiễm khuẩn.[4] Meadows được tôn vinh là Học giả Pew về Bảo tồn và Môi trường (1991) và Học giả MacArthur (1994).[3] Bà nhận giải thưởng Walter C. Paine về Giáo dục Khoa học năm 1990. Sau khi mất, bà được trao giải thưởng John H. Chafee về Nghiên cứu Môi trường năm 2001 từ Conservation Law Foundation.

Meadows là tác giả của mục "The Global Citizen,"[3] dành để bình luận các sự kiện quốc tế từ quan điểm hệ thống. Nhiều bài viết trong này đã được tập hợp và xuất bản lại thành sách.[5] Các bài viết của bà được ghi nhận là có ảnh hưởng to lớn đến hàng trăm nghiên cứu học thuật, các tổ chức nghiên cứu chính sách của chính phủ, và các hiệp ước quốc tế. Meadows là thành viên lâu năm của Câu lạc bộ Rome tại Hoa Kỳ. Câu lạc bộ này đã thành lập một giải thưởng mang tên bà: "Giải thưởng Donella Meadows về Đóng góp cho Phát triển bền vững Toàn cầu của Hiệp hội Câu lạc bộ Rome tại Hoa Kỳ". Giải thưởng này được trao cho các cá nhân xuất sắc trong việc hành động gìn giữ bền vững toàn cầu, một mục tiêu mà Meadows theo đuổi trong các bài viết của bà.

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giới hạn của Tăng trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972, bà tham gia vào nhóm nghiên cứu đề xuất mô phỏng máy tính toàn cầu "World 3" cho Câu lạc bộ Rome, tạo tiền đề cho cuốn "Giới hạn Tăng trưởng". Cuốn sách tường thuật lại nghiên cứu về xu hướng dài hạn của dân số, kinh tế, và môi trường toàn cầu. cuốn sách đã nổi tiếng toàn thế giới và châm ngòi cho cuộc tranh luận về giới hạn của Trái Đất để giúp phát triển kinh tế nhân loại – một cuộc tranh luận còn tiếp diễn đến ngày nay.[6]

12 Điểm Đòn Bẩy & Tư Duy Trong Hệ thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Meadows xuất bản "Điểm đòn bẩy: Nơi để can thiệp vào hệ thống",[7] một trong những bài viết xuất sắc nhất của bà năm 1999. Bài viết mô tả những cách can thiệp vào hệ thống một cách hiệu quả nhất và kém hiệu quả nhất. Nhiều bài viết tinh hoa nhất của bà, trong đó có bài viết này, được tập hợp vào công trình đang dở dang của bà, cuốn Tư Duy trong Hệ thống xuất bản năm 2009, 8 năm sau khi bà mất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Diana Wright (Editor) in: Meadows, Donella H. 2008. Thinking in systems: a primer. Chelsea Green Publishing, Vermont, p.XI + 211
  2. ^ “Book Review: "Thinking in Systems: A Primer" by Donella H. Meadows”. Truy cập 6 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ a b c Meadows, Donella H. 2008. Thinking in systems: a primer. Chelsea Green Publishing, Vermont, p.213 (About the Author)
  4. ^ 'The Limits to Growth': A Book That Launched a Movement
  5. ^ The Global Citizen Donella H. Meadows, 1991; 300 pp. Island Press
  6. ^ "To Grow or not to Grow", Newsweek, ngày 13 tháng 3 năm 1972, pages 102-103
  7. ^ Donella Meadows, Leverage Points: Places to Intervene in a System, 1999 http://www.sustainabilityinstitute.org/pubs/Leverage_Points.pdf

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Systems

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào
Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào
Là một con nghiện cafe, mình phải thừa nhận bản thân tiêu thụ cafe rất nhiều trong cuộc sống thường ngày.
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Ở một tương lai xa xăm, sự dâng lên đột ngột và không thể lí giải của mực nước biển đã nhấn chìm hầu hết nền văn minh của nhân loại xuống đáy biển sâu thẳm
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone