Airbus Helicopters H225 (trước đây là Eurocopter EC225 Super Puma) là một máy bay trực thăng vận tải hành khách tầm xa được Eurocopter phát triển như thế hệ tiếp theo của dòng máy bay trực thăng Super Puma dân dụng. Đây là loại máy bay hai động cơ, có thể chở tối đa 24 hành khách cùng với hai phi hành đoàn và một tiếp viên, tùy thuộc vào cấu hình của khách hàng. Nó được bán trên thị trường và sử dụng cho các nhiệm vụ hỗ trợ ngoài khơi, vận chuyển hành khách VIP cũng như thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công cộng.
EC225 định hướng dân dụng có một đối tác quân sự mà ban đầu được chỉ định là Eurocopter EC725 (sau này nó được đổi tên là H225M vào năm 2015). Năm 2015, EC225 chính thức được đổi tên thành H225, phù hợp với việc tập đoàn Eurocopter đổi tên thương hiệu thành Airbus Helicopters.[4]
EC225 được Eurocopter phát triển từ tháng 6 năm 1998 và phiên bản thử nghiệm bay thử lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 11 năm 2000. Nó nhận được giấy chứng nhận an toàn từ Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) vào tháng 6 năm 2004.
EC-225 được thiết kế dựa trên chiếc Eurocopter AS332 Super Puma với một số cải tiến về 5 lưỡi chính của cánh quạt nhằm giảm độ rung. Trực thăng được trang bị 2 động cơ tuabin Turbomeca Makila 2A1 (1 dạng động cơ tuốc bin khí) gắn kết thông qua cabin. Máy bay có một số tính năng vượt trội về hệ thống thiết bị điện tử điều khiển và hệ thống chống đóng băng bằng cách làm nóng động cơ ở mức độ kiểm soát khi hoạt động qua các vùng có khí hậu lạnh đến rất lạnh. Một cải tiến nữa của chiếc EC225 là việc lắp đặt cụ bảng điều khiển hiện đại trong buồng lái có tích hợp màn hình tinh thể lỏng.
Có 4 cấu hình hệ thống được thiết kế sẵn bởi Eurocopter cho chiếc EC225. Phiên bản vận chuyển hành khách được sắp xếp gồm 19 ghế ngồi cho hành khách rồi có thể sắp xếp với mật độ cao nhằm tăng số hành khách có thể chở lên 24 người. Phiên bản vận chuyển hành khách VIP có 1 khoang chứa gồm 8 ghế ngồi nhằm mở rộng diện tích tạo sự rộng rãi.Phiên bản cấp cứu khẩn cấp (EMS) có kết cầu bao gồm vị trí 6 cáng cùng 4 chỗ ngồi cho các nhân viên y tế. Cuối cùng là phiên bản cứu hộ (SAR) có cấu hình cho phép đặt các thiết bị phục vụ cứu hộ cứu nạn gồm 1 ghế cho nhân viên cứu hộ quan sát, 8 ghế dành cho nhân viên hoặc nạn nhân cứu hộ cùng 6 cáng trong khoang chứa.
Algérie trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng EC-225 khi bộ trưởng bộ liên lạc hàng không Algeria (GLAM) nhận được chiếc EC-225 đầu tiên vào 12 năm 2004 nhằm chuyên chở hành khách VIP.
Tổng công ty trực thăng Canada mua 22 trực thăng EC-225 vào năm 2007 để hỗ trợ việc chở các nhân viên hoạt động công nghiệp khai thác dầu khí ở Biển Bắc, ngoài ra còn phục vụ các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.Họ nhận được những máy bay này vào những năm 2008 và 2012.[7] Đặt thêm 20 chiếc vào năm 2011
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc mua 2 chiếc năm 2006 nhằm mục đích vận tải,ngoài ra, chúng là những thiết bị được Trung Quốc mua nhằm phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn.[11] Sau khi hoạt động thành công ban đầu 2 EC225, một đơn đặt hàng thứ hai gồm 2 EC225 nữa đã được ký kết trong năm 2009, những đã được chuyển giao vào tháng Sáu và tháng 8 năm 2011.[12]
Citic Offshore Công ty máy bay trực thăng (COHC) đặt hàng 2 chiếc máy bay trong năm 2006 và dự kiến sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2007.[13]
Một chiếc được đặt hàng bởi Cục cảnh sát Quảng Đông[14]
Không quân Cộng hòa Trung Hoa đã xác nhận việc mua 3 chiếc EC225 vào ngày 3 tháng 2 năm 2010 và với 17 chiếc nữa, lô đầu tiên gồm 3 chiếc EC225 đã được hoàn thành vào tháng 6 năm 2011[15] và được chuyển giao vào tháng 7 năm 2012.[16]
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam mua 4 chiếc EC225 (2012), chiếc thứ 4 sẽ giao năm 2014 nhằm mục đích vận chuyển các nhân viên giàu khi ở giàn khoan, cứu hộ cứu nạn và vận chuyển hàng hóa.
Hải quân Nhân dân Việt Nam, 2 EC-225S thực hiện các nhiệm vụ nhiệm vụ bay trinh sát, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
^"Final Chinese SAR EC225 Delivery" Air Forces Monthly (Key Publishing), Issue 283, October 2011, pp. 30. ISSN 09557091. Truy cập: ngày 10 tháng 10 năm 2011.
^"All Three Taiwanese Air Force E225s Now Completed" Air Forces Monthly (Key Publishing), Issue 283, October 2011, pp. 31. ISSN 09557091. Truy cập: ngày 10 tháng 10 năm 2011