Giải Hòa bình Khổng Tử (giản thể: 孔子和平奖; phồn thể: 孔子和平獎; bính âm: Kǒngzǐ Hépíngjiǎng) là một giải được thành lập ở Trung Quốc theo đề nghị bởi doanh nhân Liu Zhiqin vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Chủ tịch Ủy ban (không phải là một tổ chức của chính phủ nhưng "cộng tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa" của Trung Quốc[2]) cho biết giải thưởng xuất hiện để cổ vũ cho hòa bình thế giới theo quan điểm của phương Đông và đặc biệt là hòa bình Khổng Tử.[1] Người trúng giải sẽ nhận được tiền mặt là ¥100,000 RMB (US$15,000).[3] Mặc dù có tuyên bố vào tháng 9 năm 2011 là giải sẽ không được phát nữa, Trung tâm nghiên cứu hòa bình quốc tế Trung Quốc đã phát giải này cho Vladimir Putin vào tháng 11 năm 2011[4][5][6][7] và cho Kofi Annan và Viên Long Bình 2012.[8] cho Fidel Castro 2014[9] và Robert Mugabe 2015.[10] Chính phủ Trung Quốc cho biết không có liên hệ gì cả với giải này.[11] Tuy nhiên, Orville Schell, một chuyên gia về Trung Quốc, nói, không có một tổ chức Trung Quốc nào dám mượn tên của Khổng tử để phát một giải thưởng nếu không có sự đồng ý Của Bắc Kinh.[12]
Giải Hòa bình Khổng Tử phát xuất từ một trả đũa cho việc tuyên bố là tù nhân, và nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã đoạt được Giải Nobel Hòa bình 2010;[13] Việc trao giải này cho ông Ba không được chính phủ Trung Quốc hoan nghênh cho lắm, một vài viên chức chính phủ đã lý luận rằng, ông Ba đã không cổ súy cho "tình thân hữu quốc tế, việc giảm trừ quân bị, và các cuộc gặp gỡ hòa bình", những mục đích được nêu ra cho giải.[14]
Theo tờ The New York Times, Liu Zhiqin, một doanh nghiệp ngân hàng Trung Quốc, là người đầu tiên đã đề nghị giải này với một câu bình luận trên tờ Global Times.[15], "Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đã được Lưu Hiểu Ba trong khi mất sự tin tưởng của 1.3 tỷ người Trung Quốc. Họ đã ủng hộ một tội nhân và tạo ra 1,3 tỷ 'nhà bất đồng chính kiến' mà đã thất vọng với Ủy ban Nobel, và như vậy là một quyết định sai lầm... Xã hội dân sự Trung Quốc hãy xem xét thiết lập 'Giải Hòa bình Khổng Tử' để mà đánh giá và lựa chọn người xứng đáng được giải hòa bình từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là cơ hội tốt nhất để người Trung Quốc tuyên bố quan điểm của Trung Quốc về hòa bình và nhân quyền cho thế giới."[16]
2010 – Cựu phó tổng thống Đài Loan, ông Liên Chiến, "vì đóng góp của ông cho hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan". Tuy nhiên, theo hãng tin AP, chính văn phòng của ông Liên Chiến tại Đài Bắc nói ông không hề biết về giải thưởng này và cũng không muốn tới Bắc Kinh để nhận. Việc trao giải này chỉ một ngày trước lễ trao Nobel Hòa bình cho nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba, đang ngồi tù vì 'hoạt động lật đổ chính quyền' [2]
2014 – Fidel Castro vì “Trong thời gian lãnh đạo Cuba, Castro không sử dụng vũ lực khi giải quyết các cuộc xung đột và các vấn đề trong quan hệ quốc tế cũng như trong mối quan hệ của Cuba với Mỹ” [17]
Việc những người được trao giải Khổng Tử không tới nhận giải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. Đến nay trong 5 lần phát giải, thì đã có bốn người đã không đến để nhận[17].
Năn 2011, theo báo South China Morning Post chính quyền đã ra lệnh hủy bỏ giải này, nhưng Ủy ban vẫn tiếp tục và chọn Putin cho giải thưởng.[18]