Giếng thánh

Lấy nước thánh chảy ra từ giếng thánh ở Tu viện Kičevo
Các đồ cúng để lại tại giếng thánh St. Brigid's, gần Buttevant, thuộc hạt Cork, Ireland

Giếng thánh (Holy well) hay Suối thiêng (Sacred spring) là những cái giếng, dòng suối hoặc ao nước nhỏ mà được người ta tôn kính trong bối cảnh Cơ Đốc giáo hoặc Ngoại giáo (Pagan) hoặc đôi khi là cả hai. Nước thánh múc từ giếng thánh thường được cho là có khả năng chữa bệnh nhờ sự hiện diện thần thánh của thần hộ mệnh hoặc vị thánh Cơ Đốc giáo. Thường có những truyền thuyết địa phương gắn liền với các vị thánh, ví dụ như trong truyền thuyết Cơ đốc giáo, nước ở đây thường được cho là do một vị thánh hành động khiến cho nước trong nguồn chảy ra. Giếng thánh cũng thường là nơi tổ chức nghi lễhành hương, là nơi người ta cầu nguyện và để lại đồ cúng. Giếng thánh dưới nhiều hình thức khác nhau xuất hiện ở nhiều nền văn hóa, môi trường tôn giáo và thời kỳ lịch sử khác nhau đến mức dường như việc tôn kính nguồn nước là một bản năng phổ biến của con người[1].

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều bằng chứng về tầm quan trọng của giếng và suối thiêng ở La Mãthời kỳ cận La Mã, không chỉ ở các khu phức hợp đền thờ như Bath (Somerset), Chedworth (Gloucestershire)[2] và Blunsdon Ridge (Wiltshire)[3] có con suối chữa bệnh, nhưng có nhiều địa điểm nhỏ hơn có những cái các giếng và trục nghi lễ được dùng các nghi lễ phụ tôn giáo[4]. Ở các vùng Celtic thì những dải vải thường được buộc vào cây ước nguyện ở cạnh giếng thánh, được gọi là giếng Clootie. Giếng Thánh Bernard tại Stockbridge gần Edinburgh đã có năm từ 1800[5].

Trong tiếng Anh thì thuật ngữ Haeligewielle có nguồn gốc từ một địa danh Anglo-Saxon gắn liền với các dòng suối cụ thể trong một cảnh quan[6] việc sử dụng hiện tại của cụm từ này đã phát sinh thông qua các học giả văn hóa dân gian, các nhà nghiên cứu đồ cổ và các nhà văn khác khái quát từ những Giếng thánh thực tế đó, còn tồn tại cho đến kỷ nguyên thời hiện đại, ngoài ra thì thuật ngữ hố thánh (Holy-hole) đôi khi cũng được sử dụng[7]. Cơ đốc giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giếng thánh ở Châu ÂuTrung Đông. Vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ với việc sùng bái các vị thánh, nhiều giếng ở các quốc gia chuyển đổi sang hình thức Tin lành của Cơ đốc giáo đã không còn được sử dụng, Giếng Thánh tại Walsingham (Norfolk) vốn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc hành hương đến đền thờ Đức Trinh Nữ Maria trong làng, đã biến mất hoàn toàn[8].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Giếng thánh St Queran
  1. ^ e.g. J. & C. Bord, Sacred Waters (London: Granada), 1985, pp. 1–3.
  2. ^ Living Spring Journal 2, 2002.
  3. ^ Wells and Spas Archives, UK: Jiscmail, tháng 5 năm 1999, lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ Merrifield, R. (1987) The Archaeology of Ritual and Magic. London: Batsford; pp. 23–50.
  5. ^ Stoddart, John (1800), Remarks on Local Scenery and Manners in Scotland. London: William Miller. Vol. 1, facing p. 1.
  6. ^ J. Harte, 'Holey Wells and other Holey Places', Living Spring Journal, 1, 2000.
  7. ^ A. Ross, Pagan Celtic Britain (London: RKP), 1967, 107; Willy Worcestre, Itinerary, ed. J. Harvey (Oxford: Clarendon), 1981, pp. 290–291.
  8. ^ Barnes, Philip (2017). Streams of Healing Grace (bằng tiếng Anh). Walsingham Review. tr. 12–13.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bord, J. & C. 1985. Sacred Waters. London: Granada.
  • Dumézil, Georges. 1970. Archaic Roman Religion, I. Transl. by Krapp P. Chicago: University of Chicago Press.
  • Harte, J. 2000. Holey Wells and other Holey Places. Living Spring Journal 1.
  • Lefèvre, Eckard. 1988. Plinius-Studien : IV : Die Naturauffassung in den Beschreibungen der Quelle am Lacus Larius (4,30), des Clitumnus (8,8) und des Lacus Vadimo (8,20). Gymnasium 95: 236–269.
  • Ninck, M. 1960. Die Bedeutung des Wassers im Kult und Leben der Alten. Eine symbolgeschichtliche Untersuchung. Darmstadt : Wiss. Buchgesellschaft.
  • Stoddart, John. 1800. Remarks on Local Scenery and Manners in Scotland. London: William Miller.
  • Varner, Gary R. 2009. Sacred Wells: A Study in the History, Meaning, and Mythology of Holy Wells and Waters. 2nd ed. New York: Algora Publishing. ISBN 9780875867182.
  • Wall, J. Charles. 1912. Porches & Fonts. London: Wells Gardner & Darton.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Làm SP DPS ngon, build Dmg theo Hoa Khoảnh Khắc (DEF) không cần vũ khí 5 sao mới mạnh
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Vào thời điểm không xác định, khi mà Thủy thần Egaria còn tại vị, những người Fontaine có tội sẽ bị trừng phạt
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Lịch sử nước biển khởi nguyên - Genshin Impact
Thế giới ngày xưa khi chưa có Thần - hay còn gọi là “Thế giới cũ” - được thống trị bởi bảy vị đại vương đáng sợ
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )