Xin chào mọi người, mình là Shiyone#0545 Alshaka Editor của Kusanali main. Trước phiên bản 3.0,nguyên tố thảo là nguyên tố dead của game, khi mà không thể dùng trong chiến đấu, cũng như chỉ có duy nhất một phản ứng. Nhưng với sự ra mắt của Sumeru thì hệ Thảo sẽ có kho tương tác đồ sộ. Bài viết này sẽ sơ lược về phản ứng hệ Thảo giúp các bạn hiểu thêm về nguyên tố cũ nhưng mới này nha.
CÁCH CHẠM CỎ MÀ KHÔNG CẦN CHẠM VÀO CỎ
Trước hết, hệ Thảo sẽ không tương tác trực tiếp với Băng, Nham và Phong. Nhưng chỉ cần 3 nguyên tố là Thủy, Hỏa, Lôi chúng ta có tới 7 phản ứng gồm:
- Thiêu đốt: Hỏa + Thảo 🔥+🍀=🍁
- Sinh Trưởng: Lôi + Thảo ⚡+🍀=🍃
- Lan Tràn: Sinh Trưởng + Thảo 🍃+ 🍀=🌿
- Tăng Cường: Sinh Trưởng + Lôi 🍃+⚡=🌿
- Sum suê: Thủy + Thảo 🍀+💧=🌱
- Sum suê + 6s 🌱+⌛=💥
- Nở rộ: Sum suê + Lôi 🌱+⚡=✨
- Bung tỏa: Sum suê + Hỏa 🌱+🔥=💥💥
Phản ứng đa tầng
Những phản ứng nguyên tố thông thường xảy ra khi hai nguyên tố gặp nhau để tạo ra hiệu ứng và … hết. Thế nhưng với phản ứng hệ thảo, ngoại trừ Thiêu đốt, những phản ứng còn lại là phản ứng đa tầng, tức là phản ứng được chia thành 2 phần:
- Hai nguyên tố gặp nhau sẽ tạo ra sản phẩm, có thể là Aura (Hào quang) hoặc là hạt nhân Thảo, tức là phản ứng bậc 1.
- Tiếp tục sử dụng nguyên tố để tương tác với sản phẩm của phản ứng bậc 1, để gây ra phản ứng tiếp theo, tức là phản ứng bậc 2.
Để dễ hình dung hơn về phản ứng đa tầng, chúng ta có thể dùng tạm ví dụ về Đóng băng: Khi Băng và Thủy gặp nhau, khiến kẻ địch bị “choáng” và tạo ra aura Đóng băng trên người kẻ địch. Sau đó chúng ta dùng một đòn tấn công nặng như trọng kiếm chẳng hạn, tấn công kẻ địch bị đóng băng thì sẽ tiêu hao aura Đóng băng và gây sát thương vật lý.
Thiêu đốt 🍁
Thiêu đốt xảy ra khi một thực thể (người chơi hoặc kẻ địch) bị ảnh hưởng bởi Hỏa và Thảo, gây sát thương nguyên tố Hỏa liên tục theo thời gian.
Thuộc tính
- Khi xảy ra Thiêu đốt, kẻ địch chịu ảnh hưởng bởi aura Thiêu đốt, có vai trò tương tự một aura hỏa yếu (E của Diluc).
patch note 3.0 đã đề cập rằng :Giảm hiệu quả nguyên tố của phản ứng Thiêu đốt
- Thiêu đốt gây sát thương mỗi 0,25s đồng thời, áp dụng lên kẻ địch và xung quanh ‘aura Hỏa yếu’ mỗi lần gây sát thương.
- Sát thương tính theo nguyên tố kích hoạt phản ứng.
Sinh Trưởng 🍃
Kết hợp 2 nguyên tố Lôi và Thảo sẽ xảy ra phản ứng Xúc Tác, xuất hiện aura Sinh trưởng trên người địch.
Thuộc tính
- Sinh trưởng có thể tồn tại đồng thời với aura Lôi, Thảo hoặc Băng, khi Lôi và Thảo được tái áp ấn thì sẽ tái tạo thời gian tồn tại của Sinh Trưởng.
- Khi có ấn Lôi/Thảo áp dụng lên người kẻ địch có aura Sinh trưởng, gây Tăng cường/Lan tràn tương ứng tuy nhiên sẽ không giảm lượng aura Sinh trưởng hiện có.
- Khi gặp ấn Hỏa/Thủy, aura Sinh trưởng sẽ tương tác với chúng để tạo ra Thiêu đốt/Sum suê tương ứng, tức là vai trò của nó tương tự như aura Thảo
Lan tràn và Tăng Cường 🌿
- Trong Genshin Impact, mọi người đã làm quen với phản ứng Khuếch đại (Bốc hơi, tan chảy) và các phản ứng còn lại là phản ứng Chuyển hóa. Giờ đây, chúng ta có thêm phân loại mới - phản ứng phụ trợ (Additive Reactions) gồm Lan tràn và Tăng cường khi nó gia tăng sát thương cộng thẳng (Flat DMG) của đòn đánh áp ấn lên vật thể có aura Sinh trưởng tương tự như thiên phú của Yun Jin và Shenhe.
- Sát thương cộng thêm dựa trên Tinh thông và Lv của nhân vật kích hoạt
- Dù 2 phản ứng Tăng cường và Lan tràn không có ICD, nhưng vì thiên phú của nhân vật có ICD nên chỉ đòn tấn công áp dụng nguyên tố mới được tăng sát thương.
- Đặc biệt, nếu chúng ta khuếch tán ấn Lôi từ kẻ địch 1 sang kẻ địch 2 đang chịu ảnh hưởng của Sinh trưởng. Khi đó kẻ địch 2 sẽ nhận thêm sát thương bởi Tăng cường.
Sum suê 🌱
Sum suê xảy ra khi Thảo( hoặc Sinh trưởng) gặp nguyên tố Thủy, tạo ra hạt nhân Thảo hay gọi đơn giản là Mầm, ở trên mặt đất ngay cạnh kẻ địch. Nếu như có Hỏa/Lôi áp lên Mầm, sẽ kích hoạt Bung tỏa hoặc Nở rộ tương ứng. Còn nếu để hết 6 giây tồn tại, Mầm sẽ tự động phát nổ, tạo ra phản ứng Rupture, gây sát thương Thảo diện rộng lên cả nhân vật và kẻ địch.
thuộc tính Hạt nhân Thảo aka Mầm.
- Mầm chỉ có thể phản ứng với Lôi hoặc Hỏa.
- Mỗi Mầm sẽ có 6 giây tồn tại riêng biệt.
- Tối đa chỉ có 5 Mầm tồn tại trên sân, nếu có Mầm thứ 6 được tạo ra, Mầm đầu tiên sẽ bị Rupture.
- Các nhân vật hệ Phong có thể hút, kéo, đẩy, gom, bla bla,... với Mầm.
- Các hiệu ứng trên đòn đánh (On-hit) như tây phong, cung sắc xanh, v.v không thể tương tác với Mầm.
- Các phản ứng liên quan đến Mầm đều có ICD 2 lần mỗi 0,5s tương tự như Khuếch tán.
Vì Thảo mạnh hơn Thủy (tương tự với Thủy mạnh hơn Hỏa), nên áp ấn Thủy lên ấn Thảo sẽ tiêu hao ít ấn Thảo hơn khi làm theo chiều ngược lại. Tức là nếu muốn tạo ra nhiều mầm hơn thì nên dùng Thủy lên ấn Thảo.
Sum suê, Bung tỏa và Nở nộ💥| ✨ | 💥💥
- Cả ba phản ứng đều gây sát thương chuyển hóa nguyên tố Thảo (giống như việc Quá tải gây sát thương chuyển hóa Hỏa) nên sẽ không áp ấn lên người kẻ địch.
- Hạt nhân thảo “hết hạn” và Bung tỏa gây sát thương diện rộng lên cả nhân vật và kẻ địch, nhưng sát thương nhân vật nhận phải chỉ còn 5%. Trong đó sát thương của Sum suê sẽ tương đương với Quá tải, còn Bung tỏa gấp 1,5x Quá tải.
- Nở rộ sẽ tạo ra một tia lửa, đuổi theo mục tiêu gần nhất, gây sát thương Thảo trong một bán kính rất nhỏ, sát thương tương đương Bung tỏa.
Nếu như Nở rộ kích hoạt bởi người chơi sẽ không gây sát thương lên nhân vật, còn nếu là kẻ địch sẽ gây sát thương lên cả nhân vật và kẻ địch ở cạnh bên.
- Sát thương của Sum suê dựa trên nhân vật tạo ra nó, còn của Bung tỏa và Nở rộ dựa trên nhân vật Hỏa/Lôi kích hoạt phản ứng tương ứng.
MỞ RỘNG
Phần tiếp theo tuy chút phức tạp hơn phía trên, nhưng nếu bạn có hứng thú thì ngại gì không đọc tiếp nhỉ?
Phản ứng đa hào quang
Khi trên người kẻ địch có nhiều aura đồng thời tồn tại, phản ứng sẽ xảy ra cùng lúc theo thứ tự ưu tiên được xác định trước.
Ví dụ, khi tấn công kẻ địch bị Điện cảm, nếu chúng ta dùng E của Diluc hoặc đánh thường Yanfei thì chỉ kích hoạt Quá tải, còn nếu dùng ấn Hỏa mạnh hơn như E Bennett thì mới có thể kích hoạt đồng thời Quá tải và Bốc hơi. Lý do là bởi hệ Lôi được ưu tiên phản ứng hơn hệ Thủy, khi đó lượng ấn Hỏa yếu sẽ phản ứng hết với aura Lôi mà không thể bốc hơi do aura Lôi mạnh hoặc cực mạnh (E và Q của Beidou).
Aura sinh trưởng sẽ có ưu tiên phản ứng cao hơn Lôi, nên khi áp ấn Thảo lên kẻ địch chịu ảnh hưởng 2 aura trên sẽ xảy ra cả Lan tràn và Tăng cường
Cấp đông
Bởi aura Thảo và Băng không phản ứng với nhau, nên chúng sẽ tồn tại đồng thời trên người kẻ địch. Khi chúng ta tấn công địch bằng nguyên tố Thủy, nó sẽ tương tác với aura Băng trước tiên tạo phản ứng đóng băng, và với lượng Thủy dư ra ít ỏi còn lại, chúng sẽ phản ứng với aura Thảo (nguyên tố mạnh hơn Thủy), tạo ra Sum Suê mà tiêu hao rất ít aura Thảo.
Đó là lý do chúng mình gọi tương tác này là Cấp đông, vì cũng giống như việc chúng ta cho cây xà lách vào trong tủ lạnh vậy, giúp nó tươi lâu hơn. 🥬🥬🥬
Aura tương tự
Như mình đã giới thiệu ở trên thì Thiêu đốt và Sinh trưởng đóng vai trò như một aura vậy. Trong thời điểm hiện tại của trò chơi, có 3 cặp aura tương tự gồm Băng-Đóng băng, Hỏa-Thiêu đốt, Thảo-Sinh trưởng.
Chúng có những phản ứng giống nhau và cũng có phản ứng riêng biệt, và chúng có thể tồn tại đồng thời cùng nhau.
Khi 2 aura tương tự cùng tồn tại, thì chỉ aura Đóng băng, Thiêu đốt, Sinh trưởng được hiển thị, aura còn lại bị ẩn đi.
Khi một nguyên tố phản ứng được cả hai aura tương tự đang tồn tại trên người kẻ địch, cả hai aura sẽ bị tiêu hao một lượng như nhau thay vì có ưu tiên phản ứng.
_____________________________________________________________
Đến đây là kết thúc bài sơ lược rồi. Mong là nó sẽ có ích cho mọi người trong hành trình khám phá đất nước Sumeru xinh đẹp.
Chúc mọi người có phiên bản 3.0 vui vẻ.