Giao dịch tần suất cao

Giao dịch tần suất cao (viết tắt trong các tài liệu về tài chính bằng tiếng Anh: HFT, từ High-frequency trading) là một loại giao dịch thuật toán với tốc độ cao, tốc độ quay vòng nhanh, và các tỷ số lệnh trên giao dích (OTR) cao tận dụng các dữ liệu tài chính tần suất cao[1] và các công cụ giao dịch điện tử[2]. Trong khi không có một định nghĩa duy nhất được chấp nhận rộng khắp về HFT thì trong số các thuộc tính cơ bản của nó là các thuật toán có độ phức tạp cao, chuyên biệt hóa về các kiểu lệnh, cùng vị trí, các khoảng thời gian đầu tư rất ngắn hạn, và tốc độ hủy lệnh cao[3]. HFT có thể được nhìn nhận như là dạng cơ bản của giao dịch thuật toán trong tài chính[2][4][5][6][7]. Cụ thể, nó là việc sử dụng các công cụ công nghệ phức tạp và các thuật toán máy tính để giao dịch nhanh chóng các loại chứng khoán[8][9][10]. HFT sử dụng các chiến lược giao dịch độc quyền được máy tính thực hiện để vào và ra khỏi các vị thế trong khoảng thời gian chỉ tính bằng giây hoặc thậm chí là chỉ một phần của một giây[11]. Người ta ước tính rằng vào năm 2009 thì HFT chiếm tới 60-73% khối lượng giao dịch chứng khoán ở Hoa Kỳ, với con số này giảm xuống còn khoảng 50% trong năm 2012[12][13].

Các thương nhân giao dịch tần suất cao vào và ra khỏi các vị thế ngắn hạn với khối lượng cao và tốc độ cao đôi khi nhằm mục đích thu được lợi nhuận chỉ ở mức một phần của một xent Mỹ trên mỗi giao dịch[9]. Các công ty HFT không cần nhiều vốn và cũng không bao giờ tích lũy vị thế hoặc nắm giữ các danh mục đầu tư của họ qua đêm[14]. Kết quả là HFT có hệ số Sharpe (một cách đo phần thưởng cho rủi ro) tiềm năng cao gấp hàng chục lần so với của các chiến lược mua và nắm giữ truyền thống[15]. Các thương nhân tần suất cao nói chung là cạnh tranh với chính các đối thủ từ các công ty HFT khác, chứ không cạnh tranh với các nhà đầu tư dài hạn[14][16][17]. Các hãng HFT chỉ cần thu được suất lợi nhuận biên thấp với các khối lượng giao dịch cao khủng khiếp, thường xuyên tính bằng đơn vị triệu giao dịch.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1]Aldridge, Irene (2013), High-Frequency Trading: A Practical Guide to Algorithmic Strategies and Trading Systems, 2nd edition, Wiley, ISBN 1118343506
  2. ^ a b “The New Financial Industry by Tom C. W. Lin:: SSRN”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Lemke & Lins, "Soft Dollars and Other Trading Activities," §2:31 (Thomson West, ấn bản 2015-2016).
  4. ^ www.forbes.com 2014-04-14 High Frequency Trading Explained Simply
  5. ^ www.investopedia.com High-Frequency Trading - HFT
  6. ^ “www.wikinvest.com High-Frequency Trading (HFT)”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ MIT Technology Review 2009-12-29 Trading Shares in Milliseconds
  8. ^ “Regulatory Issues Raised by the Impact of Technological Changes on Market Integrity and Efficiency” (PDF), IOSCO Technical Committee, tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011
  9. ^ a b Irene Aldridge (ngày 8 tháng 7 năm 2010). “What is High Frequency Trading, After All?”. Huffington Post. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  10. ^ “Advances in High Frequency Strategies”, Complutense University Doctoral Thesis (published), tháng 12 năm 2011, truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012
  11. ^ www.nytimes.com 2009-07-24 Stock Traders Find Speed Pays, in Milliseconds
  12. ^ Rob Iati, The Real Story of Trading Software Espionage Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine, AdvancedTrading.com, 10-07-2009
  13. ^ Times Topics: High-Frequency Trading, The New York Times, 20-12-2012
  14. ^ a b “Trade Worx / SEC letters” (PDF). ngày 21 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  15. ^ Aldridge, Irene (ngày 26 tháng 7 năm 2010). “How profitable is high frequency trading”. Huffington Post.
  16. ^ “The Microstructure of the Flash Crash: Flow Toxicity, Liquidity Crashes and the Probability of Informed Trading”, Journal of Portfolio Management, tháng 10 năm 2010, truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012
  17. ^ Vuorenmaa, Tommi; Wang, Liang (tháng 10 năm 2013), “An Agent-Based Model of the Flash Crash of ngày 6 tháng 5 năm 2010, with Policy Implications”, VALO Research and University of Helsinki, truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne có đòn trọng kích đặc biệt, liên tục gây dmg thủy khi giữ trọng kích