Gnocchi

Gnocchi
LoạiBánh bao
Xuất xứÝ
Thành phần chínhKhoai tây, bột mì semolina, bột mì, trứng, phô mai

Gnocchi /ˈn(j)ɒki/[1][2][3] là món bánh bao trong ẩm thực Ý với các nguyên liệu chính là khoai tây, bột mì, trứng, có thể có thêm phô mai. Bánh mềm, xốp, ăn hơi bột và được dùng kèm các loại nước xốt khác nhau. Kiểu điển hình nhất của gnocchi là ăn kèm với xốt cà chua, ngoài ra có thể dùng với xốt pesto hoặc xốt phô mai Gorgonzola.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Gnocchi bắt nguồn từ "gnocco" trong tiếng Ý, có nghĩa là "bánh bao" hoặc "viên", từ này lại được cho là xuất phát từ từ "knohha" trong tiếng Lombard, có nghĩa là "mẩu" hoặc "khớp nối".

Tên gọi này được đặt theo hình dáng của bánh: từng viên nhỏ, có gờ giống như khớp nối.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Gnocchi đã được chế biến từ thời La Mã cổ đại. Những phiên bản đầu tiên của gnocchi được làm từ bột mì semolina, trứng hoặc có thể chỉ là vụn bánh mì. Những chiếc bánh đơn giản này từng là món ăn chính của người lính La Mã vì dễ nấu và có hương vị hấp dẫn.

Kiểu bánh gnocchi khoai tây ra đời sau khi khoai tây được nhập khẩu và nhân giống rộng rãi ở châu Âu. Khí hậu mát của miền bắc nước Ý tạo điều kiện tốt cho việc trồng khoai tây, dẫn đến sự phát triển của gnocchi khoai tây hiện tại.[4][5][6][7]

Chế biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Gnocchi chủ yếu cần các nguyên liệu: khoai tây, bột mì, trứng, muối.[8] Ngoài ra, một số phiên bản ở các vùng khác nhau có thể có thêm bột mì semolina, phô mai, rau.

  • Rửa sạch và luộc khoai tây nguyên củ, cả vỏ. Khi chín, vớt khoai ra để nguội, gọt vỏ và nghiền nhỏ
  • Thêm bột mì, trứng, muối vào nhào đều tới khi hỗn hợp đặc quánh giống như bột làm bánh
  • Nhào xong, chia bánh thành các phần nhỏ hơn và lăn thành các sợi đường kính khoảng 2,5 cm, tiếp tục cắt sợi thành các viên nhỏ cũng có chiều dài 2,5 cm
  • Dùng dĩa ấn lên bánh để tạo những đường gờ, giúp xốt dễ ngấm hơn
  • Đun sôi một nồi nước muối, sau đó luộc chín bánh một lần nữa, sau 2-3 phút khi bánh nổi lên thì có thể vớt ra, để ráo và ăn kèm nước xốt tùy ý.

Toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Áo, bánh được gọi bằng tên gốc hoặc nockerl. Bánh có thể dùng làm món chính hoặc phụ, nếu là món phụ, nó thường sẽ đi cùng với súp goulash.

Gnocchi thường được dùng ở khu vực duyên hải Croatia làm món khai vị hoặc món phụ, ăn cùng với món bò dalmatinska pašticada. Người dân địa phương gọi bánh này là njoki.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “gnocchi”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “gnocchi”. The American Heritage Dictionary of the English Language (ấn bản thứ 5). Boston: Houghton Mifflin Harcourt. 2014. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ “gnocchi”. Collins English Dictionary. HarperCollins. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ “gnocchi, n.”. Oxford English Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ Lo Zingarelli, 2008.
  6. ^ Serventi, Silvano; Sabban, Françoise (2002). Pasta: The Story of a Universal Food (bằng tiếng Anh). Shugaar, Antony biên dịch. New York: Columbia University Press. tr. 42. ISBN 0-231-12442-2.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Farley 2017
  8. ^ Davidson, Alan (2014). “Gnocchi”. Trong Jaine, Tom (biên tập). The Oxford Companion to Food (ấn bản thứ 3). New York, NY: Oxford University Press. doi:10.1093/acref/9780199677337.001.0001. ISBN 978-0-19-967733-7.
  9. ^ MacGregor, Sandra (17 tháng 6 năm 2013). “Varazdin: Croatia's 'Little Vienna'. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Davidson, Alan. The Oxford Companion to Food, s.v. gnocchi.
  • Jenkins, Nancy Harmon. Flavors of Tuscany. 1998.
  • Garnerone, Myriam. "Traditions et Cuisine du pays niçois, Recettes Niçoises de nos Grands-Mères". 2008.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Solution Epsilon - Overlord
Nhân vật Solution Epsilon - Overlord
Solution Epsilon (ソ リ ュ シ ャ ン ・ イ プ シ ロ ン, Solution ・ Ε) là một người hầu chiến đấu chất nhờn và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Lăng mộ vĩ đại Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Herohero
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Một giả thuyết thú vị sau bản cập nhật 1.5
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Quá khứ của nhân vật Ryomen Sukuna thời Heian đã luôn là một bí ẩn xuyên suốt Jujutsu Kaisen được các bạn đọc mòn mỏi mong chờ
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.