Hàng hóa Veblen

Hàng hóa Veblen là những loại hàng hóalượng cầu về chúng tăng lên khi giá của chúng tăng và lượng cầu về chúng sẽ giảm nếu giá của chúng giảm. Đối với hàng hóa thông thường, thì lượng cầu sẽ giảm nếu giá hàng tăng. Veblen là đặt theo tên của nhà kinh tế Thorstein Veblen (1857-1929), người đã nêu ra thuyết tiêu dùng phô trương. Những hàng hóa thường được liệt vào nhóm hàng hóa Veblen là các mặt hàng xa xỉ như xe ô tô sang trọng, đồ trang sức đắt tiền, tác phẩm nghệ thuật của các tác giả nổi tiếng, rượu vang đắt tiền. Những người có hành vi tiêu dùng phô trương sẽ xem giá hàng là một biểu tượng địa vị và động cơ tìm kiếm địa vị của họ khiến họ thích những mặt hàng đắt tiền. Mặt hàng càng đắt tiền thì mức độ thích thú của họ đối với mặt hàng càng lớn, thỏa dụng mà tiêu dùng mặt hàng đem lại càng lớn, và vì thế lượng cầu đối với mặt hàng càng cao. Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trong thực tế có hiện tượng người ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi tiêu dùng mặt hàng đắt tiền hơn.[1] Lại có nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu dùng hàng hóa Veblen của một người chịu sự tác động của việc tiêu dùng hàng hóa Veblen của những người xung quanh.[2] Chú ý là có những mặt hàng mà lượng cầu tăng khi giá của chúng tăng nhưng lại không phải là hàng hóa Veblen. Lượng cầu về hàng hóa Veblen tăng lên cùng với sự lên giá mặt hàng là vì thỏa dụng mà hàng này đem lại lớn hơn khi giá hàng tăng. Những mặt hàng mà lượng cầu tăng khi giá tăng vì thu nhập thực tế của người tiêu dùng bị giảm gọi là hàng hóa Giffen.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Price tag can change the way people experience wine, study shows”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ Barrington-Leigh (2008), Veblen goods and neighbourhoods: endogenising consumption reference groups[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Shenhe và Yunjin có cơ chế gây sát thương theo flat DMG dựa trên stack cấp cho đồng đội, nên sát thương mà cả 2 gây ra lại phần lớn tính theo DMG bonus và crit của nhân vật khác
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)