Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh

Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh
Huy hiệu của Hộ Kỵ binh[1]
Hoạt độngTừ năm 1992 (nguồn gốc từ năm 1660)
Quốc giaVương Quốc Anh
Quân chủng Lục quân Anh
Phân loạiKỵ sĩ
Quy môHai trung đoàn chính:
Đội Cận vệ sự sống
Blues & Royals
Bộ chỉ huyRHQ – Horse Guards, Luân Đôn
Khẩu hiệuHoni soit qui mal y pense
"Có thể là tội ác cho những ai nghĩ xấu về nó"
Các tư lệnh
Đại tá Tổng trưởngHM Charles III
Đại táAnne, Vương nữ Vương thất (Blues & Royals)
Edward Smyth-Osbourne
Huy hiệu
Biểu tượng
nhận dạng
Viết tắtHCav

Hộ Kỵ binh Hoàng gia Anh (tiếng Anh: Household Cavalry - HCAv) là quân đoàn kỵ binh cao cấp nhất và lâu đời trong Quân đội Anh, có nguồn gốc từ năm 1660.

Hộ Kỵ binh được Vua Charles II thành lập lần đầu tiên, bao gồm sau này được hợp nhất từ hai trung đoàn chính là Đội Cận vệ sự sốngBlues and Royals. Hộ Kỵ binh tham gia phục vụ các nghi lễ khác nhau và hoạt động như vệ sĩ riêng của nhà vua. Lực lượng gắn kết công việc với lễ nghi hiện đóng quân tại Doanh trại Knightsbridge ở Luân Đôn thuộc khu vực Công viên Hyde.[2]

Ngoài ra, lực lượng còn có một Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp (HCR)[3] có trụ sở tại Bulford trên Đồng bằng Salisbury.[4] Đơn vị đó là một trung đoàn trinh sát đội hình, với nhiệm vụ chiến đấu ở tiền tuyến.[5]

Nghiệp đoàn hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2003 đến năm 2014, Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp đã triển khai ba chuyến hành quân ở Iraq và năm chuyến ở Afghanistan.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Hộ Kỵ binh diễu hành hộ tống cho Chuyến thăm cấp Nhà nước tại Lâu đài Windsor năm 2012.

Hộ Kỵ binh được hình thành từ hai trung đoàn cao cấp chính là: Đội Cận vệ sự sốngBlues & Royals. Hộ Kỵ binh là một nhánh của Sư đoàn Kỵ binh (Household Division) tại Vương quốc Anh, với năm trung đoàn Bộ binh (Grenadier, Coldstream, Scots, Ailen và Welsh) và là vệ sĩ chính thức của Nữ hoàng.

  • Hộ Kỵ binh Hoàng gia bao gồm các trung đoàn:
    • Trung đoàn Hộ Kỵ binh (HCMR)
      • Đội Cận vệ sự sống (Life Guards)
      • Blues & Royals
    • Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp (HCR)

Trung đoàn Hộ Kỵ binh (HCMR)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù, cùng nhau phục vụ trong Hộ Kỵ binh Hoàng gia, nhưng cả Đội Cận vệ sự sốngBlues & Royals vẫn giữ được bản sắc riêng, nhiệm vụ cho cả đại tá, truyền thống và quân phục của họ.

Đội Cận vệ sự sống

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân phục của Đội Cận vệ sự sống
Một phần của buổi đổi gác vệ binh ở Whitehall, Luân Đôn, Anh.

Đội Cận vệ sự sống (tiếng Anh: Life Guards - LG)

Blue & Royals

[sửa | sửa mã nguồn]
Hai người lính thuộc trung đoàn Blues & Royals trong giờ đổi gác.

Đơn vị này được hình thành vào năm 1969 bằng cách kết hợp lại từ Đội Cận vệ Kỵ binh Hoàng gia (Royal Horse Guards) với Đội The Royal Dragoons (1st Dragoons), cả hai đều có nguồn gốc từ giữa thế kỷ 17. Mặc dù nổi tiếng với các nhiệm vụ mang tính chất nghi lễ, đơn vị mới này đã hoạt động nhiều trong những năm 1970 và 1980 với tư cách là một đơn vị trinh sát ở Tây Đức cùng với Quân đội sông Rhine của Anh (BAOR).

Trung đoàn Blues & Royals hỗ trợ hai tiểu đội cho HCR và một tiểu đội cho HCMR. Họ có trụ sở tại Windsor và Trung tâm Luân Đôn. Trung đoàn cũng đeo một con đại bàng của Pháp làm huy hiệu trên tay áo, một truyền thống được kế thừa từ Tiểu đội Dragoons thứ nhất, những người đã bắt một con đại bàng tại Trận Waterloo năm 1815.[6]

Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp (HCR)

[sửa | sửa mã nguồn]
Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp hỗ trợ an ninh tại Điểm Kiểm tra Xe tạm thời

Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp (Household Cavalry Regiment) có vai trò hoạt động tích cực như một trinh sát đội hình, phục vụ trong các phương tiện chiến đấu bọc thép, lực lượng đi đầu tiền tuyến trong các cuộc xung đột quốc gia.

Mặc dù Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp được trang bị các phương tiện thiết giáp, nhưng lực lượng không thuộc Quân đoàn Thiết giáp Hoàng gia (Royal Armoured Corps - RAC).[7]

Trung đoàn này là một trong năm trung đoàn trinh sát đội hình theo thứ tự chiến đấu của Quân đội Anh. HCR có bốn phi đội tác chiến, ba trong số đó là phi đội trinh sát hạng trung truyền thống được trang bị phương tiện trinh sát chiến đấu (theo dõi). Một trong các phi đội của HCR được giao nhiệm vụ trên không cùng với Lữ đoàn Không kích 16 vào năm 2003. Trước đây, Trung đoàn có trụ sở tại Combermere Barracks, thuộc thị trấn Windsor ở Berkshire, cách Lâu đài Windsor một dặm, cho đến khi họ chuyển đến Doanh trại Bulford ở Wiltshire, vào tháng 5 năm 2019.

Thứ tự ưu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Lệnh cấp bậc ưu tiên trong Quân đội Anh, Hộ Kỵ binh Hoàng gia luôn được liệt kê đầu tiên và luôn diễu hành ở phía bên phải của hàng ngũ. Đây là thứ tự mà các quân đoàn khác nhau của quân đội diễu hành, từ phải sang trái, với đơn vị ở phía bên phải là cao nhất. Tuy nhiên, một ngoại lệ được thực hiện khi Pháo binh Ngựa Hoàng gia đang diễu hành với súng của mình, trong trường hợp đó, nó được ưu tiên hơn.

  1. Hộ Kỵ binh Hoàng gia (HCMR)
  2. Pháo binh Ngựa Hoàng gia (RHA)
  3. Quân đoàn Thiết giáp Hoàng gia (RAC)

Ban nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai ban nhạc từ 35 thành viên của Đội Cận vệ sự sống và 35 thành viên đến từ Blues & Royals đã kết hợp vào tháng 9 năm 2014 để tạo thành Ban nhạc Hộ Kỵ binh Hoàng gia. Các ban nhạc thường xuyên biểu diễn tại các dịp và sự kiện đặc biệt.[8]

Bảo tàng Hộ Kỵ binh Hoàng gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Một buổi tiếp tân tại Bảo tàng Hộ Kỵ binh Hoàng gia.

Bảo tàng Quân đội Quốc gia tại Vương quốc Anh đã phối hợp với các Bảo tàng thuộc Trung đoàn và Quân đoàn trên toàn quốc để giúp cung cấp một mạng lưới các bảo tàng quân sự cho công chúng tham quan và thưởng thức.[9]

Hộ Kỵ binh Hoàng gia hiện có hai bảo tàng về kỵ binh, bảo tàng chính tọa lạc tại Doanh trại Horse Guards ở trung tâm Luân Đôn, là nơi Trung đoàn gắn kết của Nữ hoàng.

Quỹ từ thiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Hộ Kỵ binh được hỗ trợ bởi Quỹ Household Cavalry Foundation, là một tổ chức từ thiện của lực lượng kỵ binh, để gây quỹ hỗ trợ trong 5 chủ đề cốt lõi: thương vong, cựu chiến binh, phục vụ binh lính, ngựa và di sản.[10]

Cựu quân nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Household Cavalry”. British Army Website. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “Knightsbridge North Side: Parkside to Albert Gate Court, West of Albert Gate', in Survey of London: Volume 45, Knightsbridge, ed. John Greenacombe”. London: British History Online. 2000. tr. 53–63. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “War Office and Ministry of Defence: Royal Armoured Corps: Correspondence and Reports”. National Archives. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ "Salisbury Plain", Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2006.
  5. ^ “Army Basing Programme, PAC Information Leaflet – Issue ngày 16 tháng 10 năm 2019”. army.mod.uk. ngày 16 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Household Cavalry - Uniforms And Components”. Householdcavalry.info. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ https://discovery.nationalarchives.gov.uk/details/r/C14545
  8. ^ “Changes to the Corps of Army Music”. Ministry of Defence. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ “Household Cavalry Museum”. www.householdcavalrymuseum.co.uk. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  10. ^ “Household Cavalry Foundation”. www.hcavfoundation.org. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ “William joining Harry's regiment”. BBC News. ngày 21 tháng 9 năm 2006.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Authur, George. Story of the Household Cavalry. London: Archibald Constable and Company, 1909. ASIN B001PYCVDY
  • Loyd, William: Challengers and Chargers: A History of the Life Guards 1945-92. Pen & Sword Military, 1992. ISBN 9780850523539
  • Watson, J.N.P. Through Fifteen Reigns: A Complete History of the Household Cavalry. Staplehurst: Spellmount Limited, 1997. ISBN 1-873376-70-7

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Một trong những câu đố đầu tiên bọn m sẽ gặp phải liên quan đến việc tìm ba chiếc chuông nằm rải rác xung quanh Hắc Toàn Phong.
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Trong thế giới bài Yu - Gi- Oh! đã bao giờ bạn tự hỏi xem có bao nhiêu dòng tộc của quái thú, hay như quái thú được phân chia làm mấy thuộc tính
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm