Hội đồng bảo hiến Iran

Hội đồng bảo hiến Iran
شورای نگهبان
Biểu trưng Hội đồng bảo hiến Iran
Thành lập1979
LoạiHội đồng bầu cử
Tòa án hiến pháp
Hội đồng lập pháp
giám sát Quốc hội
Vị trí
  • Tehran, Iran
Thành viên
12
Ngôn ngữ chính
Tiếng Ba Tư
Thư ký
Ahmad Jannati
Trang webwww.shora-gc.ir

Hội đồng bảo hiến Iran (tiếng Ba Tư: شورای نگهبان, đã Latinh hoá: Shourā-ye Negahbān)[1][2] là cơ quan giám sát hiến pháp, giám sát bầu cử của Iran, gồm 12 thành viên. Hội đồng bảo hiến nắm giữ quyền lực, ảnh hưởng đáng kể ở Iran.

Hội đồng bảo hiến có ba nhiệm vụ chính:

  • xem xét luật do Quốc hội Iran thông qua;[3][4][5]
  • giám sát bầu cử;[6][3]
  • xác nhận tư cách của ứng cử viên bầu cử địa phương, ứng cử viên nghị sĩ Quốc hội, ứng cử viên tổng thống và ứng cử viên thành viên Hội đồng chuyên gia.[6][3]

Hiến pháp Iran quy định Hội đồng bảo hiến gồm sáu faqih (chuyên gia về luật Hồi giáo) do Lãnh tụ Tối cao Iran bổ nhiệm và sáu luật gia do Quốc hội bầu ra trong số luật gia Hồi giáo do chánh án Iran đề cử.[7][8]

Quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem xét luật của Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội không được thực hiện quyền hạn nếu không có Hội đồng bảo hiến.[7] Luật được Quốc hội thông qua phải được Hội đồng bảo hiến xác nhận là phù hợp với Hồi giáo và Hiến pháp chậm nhất là mười ngày kể từ ngày tiếp nhận.[7][9]

Hiến pháp Iran quy định mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với luật Hồi giáo.[10] Việc xác nhận luật được Quốc hội thông qua phù hợp với Hồi giáo do quá nửa số faqih quyết định, việc xác nhận luật được Quốc hội thông qua phù hợp với Hiến pháp do quá nửa tổng số thành viên quyết định.

Trong trường hợp Hội đồng bảo hiến xác định luật trái với luật Hồi giáo và Hiến pháp thì Quốc hội xem xét lại đạo luật. Nếu Quốc hội không đồng ý với Hội đồng bảo hiến thì Hội đồng xác định lợi ích quốc gia giải quyết vấn đề.[11]

Giám sát hiến pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng bảo hiến có quyền giải thích hiến pháp.[12] Quyết định của Hội đồng bảo hiến phải được ít nhất ba phần tư số thành viên tán thành.

Giám sát bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1991, ứng cử viên nghị sĩ Quốc hội, Hội đồng bảo hiến xác nhận tư cách của ứng cử viên tổng thống[13] và ứng cử viên thành viên Hội đồng chuyên gia. Đối với các cuộc bầu cử lớn, Hội đồng bảo hiến thường loại bỏ hầu hết các ứng cử viên. Ví dụ: trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, Hội đồng bảo hiến pháp chỉ xác nhận tư cách của bốn trong số 476 ứng cử viên.[14]

Hội đồng bảo hiến có nhiệm vụ giám sát bầu cử Hội đồng chuyên gia, bầu cử tổng thống, bầu cử Quốc hội và trưng cầu ý dân.[15][16] Hội đồng bảo hiến giải thích quyền giám sát là quyền giám sát chấp thuận (tiếng Ba Tư: نظارت استصوابی, đã Latinh hoá: naẓārat-e istiṣwābī), tức là quyền xác nhận kết quả bầu cử và tư cách của ứng cử viên,[17] khác với quyền giám sát thông báo (tiếng Ba Tư: نظارت استطلاعی, đã Latinh hoá: naẓārat-e istitlā'ī) không có thẩm quyền xác nhận[18] và quyền giám sát bằng chứng (tiếng Ba Tư: نظارت استنادی, đã Latinh hoá: naẓārat-e istinādī) phải có bằng chứng để bác kết quả bầu cử và tư cách của ứng cử viên.[19][20]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng bảo hiến gồm sáu faqih và sáu luật gia.[21] Các faqih do Lãnh tụ Tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,[22][23] các luật gia do Quốc hội bầu ra theo đề cử của chánh án Iran.[22][24] Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng bảo hiến là sáu năm, cứ ba năm thì một nửa số thành viên được bổ nhiệm lại.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách thành viên Hội đồng bảo hiến đương nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

      Phe nguyên tắc

Danh sách cựu thành viên Hội đồng bảo hiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ tên Giai doạn
1980–86 1986–92 1992–98 1998–04 2004–10 2010–16 2016–22 2022–00
Faqih Ahmad Jannati Giữ chức vụ
Mohammad Momen Giữ chức vụ
Mohammad Emami Kashani Giữ chức vụ
Gholamreza Rezvani Giữ chức vụ
Abolghasem Khazali Giữ chức vụ
Mahmoud Hashemi Shahroudi Giữ chức vụ
Abdolrahim Rabbani Shirazi Giữ chức vụ
Lotfollah Safi Golpaygani Giữ chức vụ
Yousef Sanei Giữ chức vụ
Mohammad Reza Mahdavi Kani Giữ chức vụ
Mohammad Mohammadi Gilani Giữ chức vụ
Reza Ostadi Giữ chức vụ
Mohammad-Hassan Ghadiri Giữ chức vụ
Hassan Taheri Khorramabadi Giữ chức vụ
Mohammad Yazdi Giữ chức vụ
Mohammad Reza Modarresi-Yazdi Giữ chức vụ
Mohammad Mehdi Rabbani-Amlashi Giữ chức vụ
Sadegh Larijani Giữ chức vụ Giữ chức vụ (cho đến năm 2021)
Mehdi Shabzendedar Jahromi Giữ chức vụ
Alireza Arafi Giữ chức vụ
Ahmad Khatami Giữ chức vụ
Ahmad Hosseini Khorasani Giữ chức vụ
Luật gia Mohsen Hadavi Giữ chức vụ
Mehdi Hadavi Giữ chức vụ
Mohammad Salehi Giữ chức vụ
Ali Arad Giữ chức vụ Giữ chức vụ
Hossein Mehrpour Giữ chức vụ
Goudarz Eftekhar Jahromi Giữ chức vụ
Jalal Madani Giữ chức vụ
Khosro Bijani Giữ chức vụ
Hassan Fakheri Giữ chức vụ
Mohammad Reza Alizadeh Giữ chức vụ
Hassan Habibi Giữ chức vụ
Ahmad Alizadeh Giữ chức vụ
Mohammad Reza Abbasifard Giữ chức vụ
Reza Zavare'i Giữ chức vụ
Ebrahim Azizi Giữ chức vụ
Abbas-Ali Kadkhodaei Giữ chức vụ Giữ chức vụ
Gholamhossein Elham Giữ chức vụ
Abbas Ka'bi Giữ chức vụ
Mohsen Esmaeili Giữ chức vụ
Mohammad Salimi Giữ chức vụ
Siamak Rahpeyk Giữ chức vụ
Hossein-Ali Amiri Giữ chức vụ
Sam Savadkouhi Giữ chức vụ
Nejatollah Ebrahimian Giữ chức vụ
Fazlollah Mousavi Giữ chức vụ
Mohammad Dehghan Giữ chức vụ (cho đến năm 2021)
Mohammad-Hassan Sadeghi Moghaddam Giữ chức vụ
Hadi Tahan Nazif Giữ chức vụ
Gholamreza Molabeygi Giữ chức vụ (từ năm 2021) Giữ chức vụ
Kheyrollah Parvin Giữ chức vụ
Ghi chú: mỗi giai đoạn là một nhiệm kỳ sáu năm và số lượng thành viên trong một nhiệm kỳ có thể vượt quá số lượng thành viên tối đa vì một số thành viên được luân chuyển theo quy định của pháp luật.[26]

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên vị Vệ binh Cách mạng Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng bảo hiến thiên vị các ứng cử viên của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hơn là các ứng cử viên phe cải cách, củng cố thế lực, ảnh hưởng của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (tách biệt với Lực lượng Vũ trang Iran) đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của Iran.[27]

Bác tư cách của ứng cử viên phe cải cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Hadi Khamenei, anh trai của Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei và cố vấn của nguyên tổng thống Mohammad Khatami, nhận xét rằng Hội đồng bảo hiến đe dọa nền dân chủ Iran. Ông cho rằng Hội đồng bảo hiến đã bác tư cách của một số ứng cử viên phe cải cách một cách sai trái.[28] Năm 1998, Hội đồng bảo hiến bác tư cách của một ứng cử viên thành viên Hội đồng chuyên gia vì "không đủ trình độ thần học".[29][30]

Sau khi các ứng cử viên phe cải cách có kết quả tốt trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2000, Hội đồng bảo hiến đã bác tư cách của hơn 3.600 ứng cử viên phe cải cách, độc lập trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2004.[31]

Trong cuộc bầu cử Hội đồng chuyên gia Iran năm 2006, Hội đồng bảo hiến bác tư cách của tất cả các ứng cử viên nữ.[32]

Hội đồng bảo hiến bác tư cách nhiều ứng cử viên trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2008, một phần ba trong số họ là nghị sĩ Quốc hội khóa cũ mà Hội đồng bảo hiến trước đó đã xác nhận tư cách.[27] Bộ Nội vụ Iran lý giải rằng những ứng cử viên này bị bác tư cách vì nghiện ma túy hoặc tham gia buôn lậu ma túy, có liên hệ với chính phủ của Shah, không tin vào hoặc thực hành không tốt Hồi giáo, "chống lại" chế độ Cộng hòa Hồi giáo hoặc có liên hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài.[27][33][34]

Phủ quyết Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng bảo hiến thường xuyên phủ quyết các dự luật của Quốc hội về nữ quyền, cải cách bầu cử, cấm tra tấn và phê chuẩn các điều ước quốc tế về nhân quyền.[31]

Thiên vị phe bảo thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng bảo hiến đã bị chỉ trích vì bác tư cách trúng cử của các ứng cử viên phe cải cách mà không cung cấp cơ sở pháp lý hoặc bằng chứng. Một số ví dụ bao gồm:

  • Hủy bỏ kết quả bầu cử ở Khoy và Eslamabad-e Gharb vào năm 2000.[35]
  • Hủy bỏ một số phiếu bầu của Rahman Kargosha trong cuộc bầu cử năm 2000 để tuyên bố người đương nhiệm bảo thủ là người trúng cử.[35]
  • Hủy bỏ một số phiếu bầu của Alireza Rajaei trong cuộc bầu cử năm 2000 để tuyên bố người đương nhiệm bảo thủ là người trúng cử.[36]
  • Bác tư cách trúng cử của Minoo Khaleghi, Khaled Zamzamnejad và Beytollah Abdollahi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2016.[37][38][39]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sandhu, Deep; Schirazi, Asghar (2003). “GUARDIAN COUNCIL”. Trong Ehsan Yarshater, Deep (biên tập). Encyclopædia Iranica. XI. New York, NY: Encyclopaedia Iranica Foundation. tr. 379–382. ISBN 0933273711.
  2. ^ “Council of Guardians | Definition, Role, Selection, & History”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b c “THE GUARDIAN COUNCIL”. Iran Data Portal. Political Institutions. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ Điều 98 of the Constitution of Iran (1979)
  5. ^ Điều 94, 96 of the Constitution of Iran (1979)
  6. ^ a b Điều 99 of the Constitution of Iran (1979)
  7. ^ a b c “خانه ملت”. mellat.majlis.ir. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ “Iranian Government Constitution, English Text”. Manou & Associates, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  9. ^ IRANIAN LEGISLATURE APPROVES FUNDS FOR GASOLINE IMPORTS Lưu trữ 2006-11-01 tại Wayback Machine provides an example the need for approval of the Guardian Council.
  10. ^ Article 4 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  11. ^ Article 112 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  12. ^ Article 98 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  13. ^ Article 110 Clause 9 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  14. ^ Eqbali, Aresu (29 tháng 5 năm 2009). “Iranian women need more rights: candidate's wife”. AFP. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  15. ^ Article 99 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  16. ^ خانه ملت Lưu trữ 2006-10-11 tại Archive.today
  17. ^ “سايت اطلاع رساني شوراي نگهبان/آشنايي با شوراي نگهبان”. shora-gc.ir.
  18. ^ “magiran.com: نشريه حقوق اساسي، شماره 21”. magiran.com.
  19. ^ Mellat Electronic Newspaper Lưu trữ tháng 5 3, 2007 tại Wayback Machine
  20. ^ “Iran Newspaper”. www.irannewspaper.ir. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ “irisn.com”. Portal.irisn.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010.
  22. ^ a b Article 91 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  23. ^ Article 110 Lưu trữ 2006-12-09 tại Wayback Machine
  24. ^ “Iranian Government Constitution, English Text”. Manou & Associates, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011.
  25. ^ a b c d e f g h i j k l “اعضای شورای نگهبان”.
  26. ^ Yasmin Alem (2011), Duality by Design: The Iranian Electoral System, Washington, D.C.: International Foundation for Electoral Systems (IFES), tr. 19, ISBN 978-1-931459-59-4
  27. ^ a b c “Iran's Revolutionary Guards”. Council on Foreign Relations (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2025.
  28. ^ “Khamenei's brother attacks reformist purge”. BBC News. 12 tháng 1 năm 2000. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
  29. ^ A. William Samii (17 tháng 1 năm 2000). “Candidates rejected and Guardians Criticized”. Radio Free Europe/Radio Liberty Iran Report. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
  30. ^ “Iranian Elections, 1997-2001”. PBS. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
  31. ^ a b “Overview of Human Rights Issues in Iran”. Human Rights Watch. 13 tháng 1 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
  32. ^ Department Of State. The Office of Electronic Information, Bureau of Public Affairs (18 tháng 4 năm 2007). “The Iranian Regime: Human Rights and Civil Liberties Under Siege”. Department Of State (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2025.
  33. ^ “GUARDIAN COUNCIL”. Encyclopaedia Iramica. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  34. ^ “Iran elections: Everything you need to know about June presidential vote”. Middle East Eye. 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  35. ^ a b Samii, Bill (19 tháng 6 năm 2000), “Iran Report”, Radio Free Europe/Radio Liberty, 3 (24)
  36. ^ Sahimi, Muhammad (11 tháng 8 năm 2009), Patriots and Reformists: Behzad Nabavi and Mostafa Tajzadeh, Tehran Bureau
  37. ^ Erdbrink, Thomas (11 tháng 5 năm 2016), “She Won a Seat in Iran's Parliament, but Hard-Liners Had Other Plans”, The New York Times
  38. ^ “ابطال آرای حوزه بندرلنگه‌ و بستک”. 21 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  39. ^ “نتيجه نهايي مرحله دوم انتخابات مجلس در حوزه انتخابيه اهر و هریس”. خبرگزاری مهر | اخبار ایران و جهان | Mehr News Agency (bằng tiếng Ba Tư). 30 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Giới thiệu TV Series Jupiter's Legacy
Giới thiệu TV Series Jupiter's Legacy
Jupiter's Legacy là một loạt phim truyền hình trực tuyến về siêu anh hùng của Mỹ do Steven S. DeKnight phát triển
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy