Hội chứng Việt Nam

Hội chứng Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam syndrome) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam[1]. Hội chứng này thể hiện qua một loạt hiện tượng về chính trị, xã hội và kinh tế như: khủng hoảng lòng tin trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ; phong trào phản đối chiến tranh và chống quân dịch; cảm giác mặc cảm và ám ảnh tội lỗi của nhiều cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam; sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ và mâu thuẫn sâu sắc trong giới cầm quyền, nhất là trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Ngoài ra, Hội chứng Việt Nam còn gắn liền với quá trình suy thoái kinh tế, gia tăng các tệ nạn xã hội và sự suy giảm vị thế quốc tế của Hoa Kỳ trong giai đoạn hậu chiến.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ Hội chứng Việt Nam được Tổng thống Ronald Reagan sử dụng lần đầu tiên trong một bài diễn văn tại hội nghị của các cựu chiến binh Mỹ tổ chức ở thành phố Chicago vào ngày 18 tháng 8 năm 1980. Kể từ đó, thuật ngữ này nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ phe bảo thủ tại Hoa Kỳ, đặc biệt là trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Ban đầu, cụm từ này được sử dụng nhằm chỉ trích chính sách hòa hoãn của chính quyền Tổng thống Jimmy Carter (1977–1981). Một số học giả như Ole HolstiJames Rosenau cho rằng chính các chính sách can thiệp quốc tế của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã góp phần làm xói mòn sự đồng thuận từ cộng đồng quốc tế đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của thuật ngữ Hội chứng Việt Nam bắt nguồn từ bối cảnh xã hội Hoa Kỳ trong thập niên 1970. Các cuộc điều tra dư luận vào thời kỳ này cho thấy phần lớn người dân Mỹ, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, đánh giá sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam là một "sai lầm". Trong suốt cuộc chiến, Hoa Kỳ đã huy động khoảng 6,5 triệu lượt binh sĩ tham chiến. Tại thời điểm cao trào, số lượng quân Mỹ đóng tại miền Nam Việt Nam lên tới 545.000 người, cùng với hơn 1.100 máy bay và khoảng 60 tàu chiến được triển khai. Tính đến khi chiến tranh kết thúc, có khoảng 57.259 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác bị thương hoặc mất tích. Ngoài ra, cuộc chiến cũng tác động mạnh đến nội bộ chính trị Mỹ, với hai tổng thống lần lượt rời nhiệm sở trong thời kỳ này. Một số tướng lĩnh Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương trong chiến dịch, góp phần làm gia tăng tâm lý phản chiến trong xã hội Mỹ hậu chiến.

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền, Hội chứng Việt Nam vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Một ví dụ điển hình là chính sách can thiệp vào tình hình nội bộ của Nicaragua thông qua việc ủng hộ lực lượng Contras chống lại chính phủ cánh tả Sandinista. Sự kiện này gợi nhớ đến các hoạt động can thiệp quân sự trước đây, đặc biệt là Chiến tranh Việt Nam, và làm dấy lên lo ngại trong công chúng Mỹ về khả năng lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Trước sức ép từ dư luận và quốc hội, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Tu chính án Boland như một phần của Đạo luật Cấp ngân sách năm 1982, nhằm hạn chế việc sử dụng ngân sách liên bang để hỗ trợ lực lượng Contras trong mục tiêu lật đổ chính quyền Nicaragua.[2]

Thế nhưng nhìn chung, bất chấp những tác động của Hội chứng Việt Nam, Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu chiến vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách can thiệp ở nước ngoài, biến can thiệp ở nước ngoài gần như trở thành 1 đặc điểm của chính sách đối ngoại Mỹ. Trong các trường hợp đó, giới hoạch định chính sách thường đặt ra những giới hạn cụ thể về quy mô, thời gian và mục tiêu chiến lược nhằm tránh tái diễn tình trạng sa lầy như tại Việt Nam. Cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 được xem là một nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin vào năng lực quân sự và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ sau giai đoạn suy giảm vị thế do Chiến tranh Việt Nam để lại.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "It's Called the Vietnam Syndrome, and It's Back".
  2. ^ "Giải mật vụ máy bay của CIA bị Sandinista bắn hạ 30 năm trước".
  • Norman Podhoretz, "Making the World Safe for Communism," Commentary 61, no. 4 (April 1976).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Logistics là gì và vì sao quyết định sự thành bại của một tour lưu diễn?
Logistics là gì và vì sao quyết định sự thành bại của một tour lưu diễn?
Logistics concert bao gồm toàn bộ các công việc liên quan đến việc lập kế hoạch, phối hợp và vận chuyển thiết bị, con người và các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ concert tại các địa điểm khác nhau
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Xilonen – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một support với nhiều tiềm năng và liên tục được buff, Xilonen đã thu hút nhiều chú ý từ những ngày đầu beta
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình