Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung ( tiếng Indonesia: là cuộc gặp gỡ quy mô )lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất[1]. Hội nghị được khởi . Hội nghị được tổ chức bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ và được điều phối bởi Ruslan Abdulgani , tổng thư ký Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Indonesia
Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết.
Năm 2005, vào dịp kỷ niệm 50 năm hội nghị ban đầu, các nhà lãnh đạo từ các nước châu Á và châu Phi đã họp tại Jakarta và Bandung để khởi động mối Quan hệ đối tác chiến lược châu Á-châu Phi mới (NAASP). Họ cam kết thúc đẩy hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai châu lục.
Tổng thống Indonesia Sukarno và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru là những người tổ chức chủ chốt trong hội nghị này trong nỗ lực xây dựng một phong trào không liên kết có thể giành được sự ủng hộ đối với các quốc gia mới nổi ở Châu Á và Châu Phi. Nehru lần đầu tiên nảy ra ý tưởng này tại Hội nghị quan hệ Châu Á được tổ chức tại Ấn Độ vào tháng 3 năm 1947, tức là đêm trước ngày Ấn Độ tuyên bố độc lập.