Phong trào không liên kết

Phong trào không liên kết
Tên bản ngữ
Bản đồ thế giới biểu diễn các nước thành viên và quan sát viên của Phong trào không liên kết
Các quốc gia thành viên của Phong trào không liên kết. Màu xanh nhạt là các quốc gia quan sát viên.
Ủy ban Phối hợpLiên Hợp Quốc
Thành phố New York,
Hoa Kỳ
[1]
Chính trị
Lãnh đạo
• Cơ quan ra
quyết định chính
Hội nghị Nguyên thủ các quốc gia không liên kết
Chính phủ các quốc gia không liên kết[2] (2019–2023)
Thành lậpBeograd, Nam Tư
1 tháng 9 năm 1961; 63 năm trước (1961-09-01) (Hội nghị Nguyên thủ các Nhà nước hoặc Chính phủ các Quốc gia Không liên kết)
Thành viên[3]
  • 120 nước thành viên
  • 20 nước (quan sát viên)
  • 10 tổ chức quốc tế
Thông tin khác
Trang web
csstc.org

Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế cánh tả gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào. Phong trào này chủ yếu là đứa con tinh thần của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, cựu tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser và chủ tịch Nam Tư Josip Broz Tito. Tổ chức được thành lập tháng 4 năm 1955; đến năm 2007, nó có 118 thành viên. Mục đích của tổ chức như đã ghi trong Tuyên bố La Habana năm 1979 là đảm bảo "sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết" trong "cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như chống lại các đại cường quốc và chính sách của các khối"[5]. Họ đại diện cho gần hai phần ba thành viên Liên Hợp Quốc và 55 phần trăm dân số thế giới, đặc biệt là những quốc gia được xem là đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ ba[6].

Tuy phong trào này mong muốn các quốc gia có liên kết chặt chẽ với nhau giống như NATO hay Khối Warszawa, nó có liên kết khá lỏng lẻo và nhiều thành viên của tổ chức thực sự có quan hệ gần gũi với siêu cường này hoặc siêu cường khác. Ngoài ra, một số thành viên còn mâu thuẫn nghiêm trọng với các thành viên khác (như Ấn Độ và Pakistan; Iran và Iraq; Ả Rập Xê Út, Bahrain, Ai Cập, Yemen, UAE và Qatar; Ả Rập Xê Út và Iran). Phong trào rạn nứt do mâu thuẫn ngay bên trong khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979. Trong khi những đồng minh của Liên Xô ủng hộ cuộc tấn công, các thành viên khác (đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo) của phong trào lại lên án. Đặc biệt, Liên Xô còn chỉ trích phong trào này do chính phong trào được thành lập từ "sự phản bội của Nam Tư".

Vì Phong trào không liên kết được hình thành với nỗ lực chống lại Chiến tranh lạnh[7], tổ chức đã cố gắng tìm phương hướng hoạt động mới từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau khi Nam Tư, một thành viên sáng lập, tan rã, các quốc gia mới thành lập từ Nam Tư cũ tỏ ra không còn quan tâm tới việc tham dự Phong trào, tuy một số nước là quan sát viên. Vào năm 2004, MaltaSíp rút khỏi tổ chức để gia nhập Liên minh châu Âu.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia độc lập nào quyết định không tham gia các khối trong Chiến tranh lạnh còn được gọi là các quốc gia không liên kết.

Thuật ngữ "Không liên kết" được Thủ tướng Ấn Độ Nehru sử dụng trong bài diễn văn của ông vào năm 1954 tại Colombo, Sri Lanka. Trong bài diễn văn này, Nehru đã mô tả năm cột trụ làm kim chỉ nam cho quan hệ ngoại giao giữa Trung QuốcẤn Độ, được Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đề xướng. Được gọi là Panchsheel (năm ràng buộc), các nguyên tắc này sau này đóng vai trò là nền tảng của Phong trào không liên kết. Năm nguyên tắc này bao gồm:

  • Tôn trọng chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ của nhau;
  • Không xâm lược lẫn nhau;
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
  • Bình đẳng và hai bên cùng có lợi;
  • Cùng tồn tại hoà bình.

Cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Phong trào không liên kết là Hội nghị Bandung năm 1955, một hội nghị gồm các quốc gia châu Á và châu Phi được tổng thống Sukarno của Indonesia làm chủ nhà. Các quốc gia tham dự đã tuyên bố nguyện vọng không muốn dính líu đến Chiến tranh lạnh và thông qua "tuyên bố ủng hộ hòa bình và hợp tác thế giới", bao gồm năm nguyên tắc của Nehru. Sáu năm sau Hội nghị Bandung, sáng kiến của Chủ tịch Nam Tư Tito đã dẫn đến Hội nghị Phong trào không liên kết chính thức lần đầu tiên, tổ chức tháng 9 năm 1961 tại Belgrade.

Tại Hội nghị Lusaka tháng 9 năm 1970, các quốc gia thành viên đã bổ sung nghị quyết hòa bình cho các tranh chấp và ảnh hưởng từ các đồng minh quân sự và hiệp ước của các cường quốc vài mục tiêu của phong trào. Sự phản đối thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài cũng được thêm vào mục tiêu của phong trào[7].

Những người sáng lập nên Phong trào không liên kết gồm: Nehru của Ấn Độ, Sukarno của IndonesiaJosip Broz Tito của Nam Tư, Gamal Abdel Nasser của Ai CậpKwame Nkrumah của Ghana. Những việc làm của họ được gọi là 'Nhóm năm khởi đầu'.

Cấu trúc tổ chức và kết nạp thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy Phong trào không liên kết là một tổ chức liên minh các quốc gia, giống như Liên Hợp Quốc hay NATO, nó vẫn có những điểm đặc biệt so với các tổ chức này về tổ chức và cấu trúc. Đầu tiên, nó tự nhận là mang bản chất không phân cấp, có nghĩa là không có quốc gia nào có quyền phủ quyết hoặc có sự ưu tiên đặc biệt trong bất cứ lĩnh vực nào. Ghế chủ tịch được xoay vòng một cách chính thức tại mỗi hội nghị. Quốc gia điều hành tổ chức được xoay vòng (hiện nay là Ai Cập) và việc xoay vòng này là nhất quán và bình đẳng. Thứ hai, tổ chức không có bất kỳ một hiến chương nào như các tổ chức tương tự khác. Đây là do xét đến việc với quá nhiều quốc gia với nhiều quan điểm và ưu tiên khác nhau, bất kỳ một cấu trúc quản lý hình thức nào cũng có thể tăng sự chia rẽ và cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của tổ chức.

Quyền kết nạp thành viên cũng đã thay đổi so với các tiêu chí ban đầu. Khi tổ chức dần lớn mạnh và tình thế chính trị quốc tế thay đổi, các tiêu chí cũng thay đổi theo. Đang có một nỗ lực tích hợp các tiêu chí của Phong trào với các quan điểm chính yếu của Liên Hợp Quốc. Các tiêu chí mới nhất đó là quốc gia ứng viên phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng quyền cơ bản của con người và tôn trọng mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
  • Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia.
  • Công nhận sự bình đẳng của tất cả chủng tộc và sự bình đẳng của tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ.
  • Tránh can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
  • Tôn trọng quyền tự vệ một cách đơn độc hoặc tập thể của mỗi quốc gia, thể theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
  • Tránh các hành động hoặc đe dọa tấn công hoặc sử dụng vũ lực nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc sự độc lập chính trị của quốc gia khác.
  • Giải quyết tất cả các tranh chấp quốc tế bằng con đường hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc.
  • Tăng cường sự hợp tác và đôi bên cùng có lợi.
  • Tôn trọng công lý và các nghĩa vụ quốc tế.

Chính sách và lý tưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thư ký Phong trào không liên kết bao gồm nhiều nhân vật như Suharto, một nhà độc tài chống cộng sản, và Nelson Mandela, người dân chủ xã hội và là nhà hoạt động chống lại chủ nghĩa Apartheid nổi tiếng. Bao gồm nhiều chính phủ với lý tưởng khác nhau rất nhiều, Phong trào không biên giới thống nhất được các thành viên vì sự gắn kết của nó với hòa bình và an ninh thế giới. Tại hội nghị lần thứ 7 tại New Delhi tháng 3 năm 1983, phong trào đã tự mô tả mình là "phong trào hòa bình lớn nhất trong lịch sử". Phong trào cũng nhấn mạnh việc giải trừ quân bị. Sự theo đuổi hòa bình của Phong trào không liên kết có từ khi được thành lập chính thức năm 1961. Cuộc gặp Brioni giữa những người đứng đầu chính phủ Ấn Độ, Ai CậpNam Tư năm 1956 đã thừa nhận rằng tồn tại một mối liên kết sống còn giữa cuộc đấu tranh vì hòa bình và nỗ lực giải trừ quân bị[8].

Phong trào không liên kết tin tưởng vào các chính sách và thực tiễn hợp tác, đặc biệt là những gì đa phương và cùng có lợi cho những bên liên quan. Nhiều thành viên của Phong trào cũng là thành viên của Liên Hợp Quốc và cả hai tổ chức này đều tuyên bố các chính sách hợp tác hợp tác hòa bình, tuy những thành công mà Phong trào này có được trong các thỏa thuận đa phương dường như bị các nước phát triển lớn hơn ở phương Tây đang thống trị Liên Hợp Quốc bỏ qua. Sự lo ngại của châu Phi về chủ nghĩa apartheid được liên kết với những lo ngại của Ả Rập-châu Á về Palestine[9] và sự thành công của sự hợp tác đa phương tại các khu vực này là một dấu ấn thành công của Phong trào không liên kết. Phong trào cũng đóng một vai trò quan trọng trong các mâu thuẫn về lý tưởng khác nhau trong khi tồn tại, trong đó có việc phản đối kịch liệt các chế độ apartheid và sự hỗ trợ cho phong trào giải phóng tại nhiều nơi như ZimbabweNam Phi. Sự hỗ trợ những loại phong trào như thế này xuất phát từ niềm tin rằng mọi quốc gia đều có quyền đặt nền tảng chính sách và thực hành theo quyền lợi của quốc gia chứ không phải là kết quả có được từ mối liên hệ với một khối cường quốc cụ thể nào[6]. Phong trào không liên kết đã trở thành tiếng nói hỗ trợ cho các vấn đề mà quốc gia đang phát triển gặp phải và vẫn chứa đựng những lý tưởng phù hợp với bối cảnh này.

Sự phù hợp với thời đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh và sự kết thúc chính thức chủ nghĩa thực dân, Phong trào không liên kết đã buộc phải tự điều chỉnh mình và đề ra mục tiêu mới trong hệ thống thế giới hiện tại. Một câu hỏi lớn đó là liệu các lý tưởng khi thành lập của nó, sự độc lập quốc gia về nguyên tắc, sự toàn vẹn lãnh thổ, và cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, có còn áp dụng được cho tình hình hiện nay hay không. Phong trào đã nhấn mạnh nguyên tắc đa phương, bình đẳng, và không can thiệp lẫn nhau trong nỗ lực có được tiếng nói mạnh mẽ hơn cho Nam bán cầu, và là một phương tiện có thể dùng để tăng cường đòi hỏi của các quốc gia thành viên ở mức độ quốc tế và tăng sức mạnh chính trị của họ khi đàm phán với các nước phát triển. Trong nỗ lực tăng cường lợi ích Nam bán cầu, phong trào đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và thống nhất giữa các quốc gia thành viên[10], nhưng cũng như trong quá khứ, sự gắn kết vẫn là một vấn đề do kích thước của tổ chức và sự phân tán lịch làm việc và lòng trung thành cho thấy nguy cơ rạn nứt vẫn còn đó. Tuy sự thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản là khá dễ dàng, thực hiện những hành động dứt khoát tương ứng với những vấn đề cụ thể của thế giới còn hiếm hoi, với việc phong trào thường đưa ra sự chỉ trích hoặc ủng hộ chứ không thích thông qua những nghị quyết cứng rắn[11]. Phong trào tiếp tục chứng kiến vai trò của nó, như quan điểm của tổ chức, các quốc gia nghèo nhất thế giới vẫn bị bóc lột và đặt ra rìa, không phải từ những siêu cường đối lập nhau, mà từ một thế giới đơn cực[12], và phong trào đang thực sự chống lại chủ nghĩa bá quyền phương Tây và chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Phong trào đối lập với sự chiếm đóng nước ngoài, can thiệp vào công việc nôi bộ, và các biện pháp xâm lăng đơn phương, nhưng nó cũng chuyển sang tập trung cho các thách thức kinh tế-xã hội mà các quốc gia thành viên đang đối mặt, đặc biệt là sự bất bình đẳng do toàn cầu hóa tạo nên và việc thực thi các chính sách tân tự do. Phong trào không liên kết đã xác định kém phát triển về kinh tế, đói nghèo, và bất công xã hội là những nguy cơ đang lên đối với hòa bình và an ninh[12].

Các tổng thư ký

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa mỗi hội nghị, Phong trào không liên kết do một Tổng thư ký được bầu tại cuối kỳ họp trước vận hành. Vì một phần đáng kể công việc của phong trào được thực hiện tại Liên Hợp Quốc ở New York, đại sứ tại Liên Hợp Quốc của quốc gia chủ tịch được mong đợi sẽ bỏ thời gian và nỗ lực cho các vấn đề liên quan đến Phong trào không liên kết. Một Ủy ban Phối hợp, cũng đặt tại Liên Hợp Quốc, là cơ quan chính chỉ đạo công việc của các đơn vị sự nghiệp, ủy ban và nhóm làm việc của phong trào.

Tổng thư ký của Phong trào không liên kết
Tên Chân dung Quốc gia Từ năm Đến năm
Josip Broz Tito không khung  Nam Tư 1961 1964
Gamal Abdel Nasser không khung  Ai Cập (Cộng hòa Ả Rập Thống nhất) 1964 1970
Kenneth Kaunda không khung  Zambia 1970 1973
Houari Boumédienne không khung  Algérie 1973 1976
William Gopallawa không khung  Sri Lanka 1976 1978
Junius Richard Jayawardene không khung 1978 1979
Fidel Castro không khung  Cuba 1979 1983
N. Sanjiva Reddy không khung  Ấn Độ 1983
Zail Singh không khung 1983 1986
Robert Mugabe không khung  Zimbabwe 1986 1989
Janez Drnovšek không khung  Nam Tư 1989 1990
Borisav Jović không khung 1990 1991
Stjepan (Stipe) Mesić không khung 1991
Branko Kostić không khung 1991 1992
Dobrica Ćosić không khung 1992
Suharto không khung  Indonesia 1992 1995
Ernesto Samper Pizano không khung  Colombia 1995 1998
Andrés Pastrana Arango không khung 1998
Nelson Mandela không khung  Nam Phi 1998 1999
Thabo Mbeki không khung 1999 2003
Mahathir Mohamad không khung  Malaysia 2003
Abdullah Ahmad Badawi không khung 2003 2006
Fidel Castro[13] không khung  Cuba 2006 2008
Raúl Castro không khung 2008 2009
Hosni Mubarak không khung  Ai Cập 2009 2011
Mohamed Hussein Tantawi không khung 2011 2012
Mohamed Morsi không khung 2012
Mahmoud Ahmadinejad không khung  Iran 2012 2013
Hassan Rouhani không khung 2013 2016
Nicolás Maduro không khung  Venezuela 2016 2019
Ilham Aliyev không khung  Azerbaijan 2019 2023

Các hội nghị thượng đỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quốc gia có đại diện trong Hội nghị Á-Phi tại Bandung, Indonesia năm 1955 đặt nền tảng cho tổ chức. 29 chính quốc gia hiện diện đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới.
  1. Indonesia Bandung, 18–24 tháng 4, 1955
  2. Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Beograd, 1–6 tháng 9, 1961
  3. Cộng hòa Ả Rập Thống nhất Cairo, 5–10 tháng 10, 1964
  4. Zambia Lusaka, 8–10 tháng 9, 1970
  5. Algérie Algiers, 5–9 tháng 9, 1973
  6. Sri Lanka Colombo, 16–19 tháng 8, 1976
  7. Cuba La Habana, 3–9 tháng 9, 1979
  8. Ấn Độ New Delhi, 7–12 tháng 3, 1983
  9. Zimbabwe Harare, 1–6 tháng 9, 1986
  10. Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Beograd, 4–7 tháng 9, 1989
  11. Indonesia Jakarta, 1–7 tháng 9, 1992
  12. Colombia Cartagena de Indias, 18–20 tháng 10, 1995
  13. Cộng hòa Nam Phi Durban, 2–3 tháng 9, 1998
  14. Malaysia Kuala Lumpur, 20–25 tháng 2, 2003
  15. Cuba La Habana, 15–16 tháng 9, 2006
  16. Ai Cập Sharm El-Sheikh, 11–16 tháng 7, 2009[14]
  17. Iran Tehran, 28 tháng 8, 2012[15]
  18. Venezuela Đảo Margarita, 17 tháng 9, 2016
  19. Azerbaijan Baku, 25–26 tháng 10, 2019

Các quốc gia thành viên và đại diện

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia có hệ thống chính trị đa đảng được đánh bằng dấu sao

Các quan sát viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia sau đây là quan sát viên[16]:

Khách mời

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có vị trí khách mời cố định[17], nhưng thông thường sẽ có một vài quốc gia không thành viên cử đại diện làm khách mời tại hội nghị. Ngoài ra, một số lượng lớn tổ chức, cả thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc hoặc bên ngoài, cũng luôn được mời làm khách.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Coordinating Bureau of the Non-Aligned Countries | UIA Yearbook Profile | Union of International Associations”. uia.org. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “The Non-Aligned Movement: Background Information”. Government of Zaire. 21 tháng 9 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  3. ^ “NAM Members & Observers”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ “18th Summit of Heads of State and Government of Non-Aligned Movement gets underway in Baku”. www.chinadaily.com.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ Fidel Castro speech to the UN in his position as chairman of the nonaligned countries movement ngày 12 tháng 10 năm 1979 Lưu trữ 2011-06-11 tại Wayback Machine; Pakistan & Non-Aligned Movement Lưu trữ 2006-10-02 tại Wayback Machine, Board of Investment - Government of Pakistan, 2003
  6. ^ a b Grant, Cedric. "Equity in Third World Relations: a third world perspective." International Affairs 71, 3 (1995), 567-587.
  7. ^ a b Suvedi, Suryaprasada (1996). Land and Maritime Zones of Peace in International Law. Oxford University Press. tr. 169–170. ISBN 0198260962.
  8. ^ Ohlson, Thomas; Stockholm International Peace Research Institute (1988). Arms Transfer Limitations and Third World Security. Oxford: Oxford University Press. tr. 198. ISBN 978-0-198-29124-4.
  9. ^ Morphet, Sally. "Multilateralism and the Non-Aligned Movement: What Is the Global South Doing and Where Is It Going?". Global Governance: A Review of Multilateralism and International Organizations. 10 (2004), pp. 517–537.
  10. ^ http://www.ipsterraviva.net/TV/Noal/en/default.asp Lưu trữ 2012-04-12 tại Wayback Machine. See "Putting Differences Aside," Daria Acosta, ngày 18 tháng 9 năm 2006.
  11. ^ “BBC News”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ a b “NAM XII Summit: Basic Documents”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2015.
  13. ^ Fidel Castro, do vừa trải qua phẫu thuật dạ dày, đã không thể tham dự hội nghị và cử đại diện là em trai mình, Quyền chủ tịch Cuba Raúl Castro. Xem "Castro elected President of Non-Aligned Movement Nations", People's Daily, 16-09-2006.
  14. ^ “NAM Background Information”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.
  15. ^ “404”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  16. ^ Observer Countries Lưu trữ 2007-10-05 tại Wayback Machine, Non-Aligned Movement
  17. ^ “NAM Background Information”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Việt:

Tiếng Nga:

Tiếng Anh:

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
Và anh nghĩ là anh sẽ code web như vậy đến hết đời và cuộc sống sẽ cứ êm đềm trôi mà không còn biến cố gì nữa
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Là bộ phim hoạt hình Nhật Bản ra mắt năm 2020, Altered Carbon: Resleeved đóng vai trò như spin-off của loạt phim truyền hình gốc Altered Carbon trên Netflix