Hans Küng

Hans Küng
Sinh(1928-03-19)19 tháng 3 năm 1928
Sursee, bang Lucrene, Thụy Sĩ
Mất6 tháng 4 năm 2021(2021-04-06) (93 tuổi)
Tübingen, Đức
Quốc tịchThụy Sĩ
Học vịLinh mục
Giáo sư Thần học
Trường lớpĐại học Giáo hoàng Grêgôriô
Nổi tiếng vìCố vấn Thần học của Công đồng Vaticanô II
Phủ nhận tín điều "Giáo hoàng không thể sai lầm"
Giải thưởngGiải thưởng Hòa bình Niwano
Sự nghiệp khoa học
NgànhThần học
Thần học Đại kết
Nơi công tácĐại học Tübingen
Luận án (1964)

Hans Küng (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1928 – mất 6 tháng 4 năm 2021) là một linh mụcgiáo sư thần học Công giáo người Thụy Sĩ. Năm 1962 ông được bổ nhiệm là cố vấn thần học cho công đồng Vaticanô II[1]. Từ năm 1995 cho tới tháng 3 năm 2013, ông là Chủ tịch của quỹ từ thiện Đạo đức Toàn cầu (Stiftung Weltethos). Küng tự xem mình là "một linh mục Công giáo với quan niệm tốt",[2] nhưng Tòa thánh Vatican đã tước quyền dạy thần học Công giáo của ông.[3] Năm 1979, ông phải rời bỏ khoa dạy về lý thuyết Công giáo, nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy thần học Đại kết tại Đại học Tübingen và trở thành giáo sư danh dự từ năm 1986. Mặc dù Küng bị cấm dạy thần học Công giáo, Tòa thánh vẫn không tước bỏ vị trí trong giáo hội của ông.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình học lấy tiến sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hans Küng sinh ra tại thành phố Sursee thuộc bang Lucrene của Thụy Sĩ. Ông là con trai của một người thợ giày. Từ năm 1935 đến 1948 ông theo học các trường tiểu và trung học ở Sursee and Lucerne, tốt nghiệp trung học vào năm 1948 tại. Từ năm 1948 đến 1951 ông học triết học và từ năm 1951 đến 1955 học thần học tại Đại học Giáo hoàng GrêgôriôRoma. Ông đặt nhiều sự chú ý và ham thích vào các tiết học nói về sự cứu rỗi dành cho những người không theo đạo Thiên Chúa và những người lạc đạo.[4] Trong thời gian du học ở Roma Küng tham dự các buổi học ở chủng viện Pontificium Collegium Germanicum et Hungaricum de Urbe vào mỗi buổi sáng, trước bữa điểm tâm, và thực hành nửa giờ chiêm nghiệm về giáo lý trong lễ ban thánh thể, chuẩn bị bởi các Betrachtungspuncta vào đêm trước đó. Ngoài ra, trong mỗi năm Küng cũng dành ra từ 3-8 ngày thực hành hoạt động chiêm nghiệm về nội dung của Thánh kinh và Kitô giáo trong yên lặng, một hoạt động mà Giáo hội gọi là "Exercitia spiritualia".

Trong quá trình tu học, Küng lần lần tiếp cận với các phương thức cầu nguyện mức độ cao hơn. Ông tỏ ra háo hức trong việc tu tập các phương thức này và đặt mục tiêu đạt được mức độ "cầu nguyện một mình". Küng thực hiện được phương thức này vài lần "với sự hiện hữu tràn đầy của Thiên Chúa và sự dư thỏa niềm vui nội tâm". Điều đó cần thiết cho việc thực hiện các hình thức cầu nguyện mức độ cao nhưng Küng thừa nhận là ông gặp nhiều khó khăn trong việc này.

Năm 1954, Hans Küng thụ phong chức linh mục của giáo khu Basel tại Thụy Sĩ[7][8][9]. Ông bỏ nhiều năm nghiên cứu bộ sách "Tín điều Kitô giáo" (Kirchlichen Dogmatik) do Karl Barths biên soạn. Sau khi hoàn thành chứng chỉ về triết học và thần học ở Rôma, từ năm 1955 đến 1957 Küng theo học tại Đại học SorbonneHọc viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris - ICP). Tại ICP ông hoàn thành luận án tiến sĩ[7] mang tên "Công chính hóa. Học thuyết của Karl Barths và một suy niệm của Công giáo" (Rechtfertigung. Die Lehre Karl Barths und eine katholische Besinnung)[Gc 1]. Trong luận án này, Küng cố gắng hóa giải sự khác biệt giữa các tín hữu Tin LànhCông giáo về vấn đề Chúa xá tội và công chính hóa cho người sa ngã. Về sau ông cũng là một trong những người soạn thảo Tuyên ngôn chung và Học thuyết Công chính hóa ban hành năm 1999. Sau khi hoàn tất khóa học tại Paris, Küng tiếp tục theo học ở Amsterdam, Berlin, Madrid and Luân Đôn. Sau khi tốt nghiệp, ông lại vùi đầu vào nghiên cứu triết học của Georg Wilhelm Friedrich Hegel.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Cước chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Luận án này được dịch sang tiếng Anh năm 1964 dưới tên gọi "Justification: The Doctrine of Karl Barth and a Catholic Reflection".[10]

Nguồn dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ George Ratzinger, My Brother the Pope, Ignatius Press (2011), pg 201. "... the University of Tubingen offered him (Joseph Ratzinger) in 1966 a newly created chair in dogmatic theology. One theologian in Tubingen who had strongly advocated recruiting Ratzinger was Hans Kung."
  2. ^ Küng, The Catholic Church: A Short History (2002), Introduction, p. xviii: "In 1979 I then had personal experience of the Inquisition under another pope. My permission to teach was withdrawn by the church, but nevertheless I retained my chair and my institute (which was separated from the Catholic faculty). For two further decades I remained unswervingly faithful to my church in critical loyalty, and to the present day I have remained professor of ecumenical theology and a Catholic priest in good standing. I affirm the papacy for the Catholic Church, but at the same time indefatigably call for a radical reform of it in accordance with the criterion of the gospel."
  3. ^ Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith, "Declaration", (Dec. 15, 1979) http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_19791215_christi-ecclesia_en.html
  4. ^ Hans Küng, Der lange Weg zum Projekt Weltethos. Zwanzig Jahre nach dem Missio-Entzug. Vorlesung an der Universität Tübingen vom 14. Dezember 1999, S. 4 (PDF-Datei; 69 kB)
  5. ^ Hans Küng, Was ich glaube, 2009, S. 175
  6. ^ Hans Küng, Was ich glaube, 2009, S. 177
  7. ^ a b of Catholic Social Thought, Social Science, and Social Policy, tr. 167-169
  8. ^ Towards a 'Continual Reform of the Church': Interview with Hans Kung Laura Sheahen. Beliefnet, tháng 2 năm 2004
  9. ^ Peter Voß fragt Hans Küng 3Sat, tháng 6 năm 2010
  10. ^ Hans Küng Justification: The Doctrine of Karl Barth, 1964, p. 200

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hermann Häring / Josef Nolte (Hrsg.): Diskussion um Hans Küng »Die Kirche«, Herder, Freiburg im Breisgau 1971.
    • Dịch sang tiếng Anh: Hans Küng his work and his way, Hans Küng, Hermann Häring, Karl-Josef Kuschel, Robert Nowell, Margret Gentner (1979) (ISBN 0-3851-5852-1)
  • Karl Rahner (Hrsg.): Zum Problem Unfehlbarkeit. Antworten auf die Anfrage von Hans Küng, Herder (Quaestiones disputatae 54), Freiburg im Breisgau 1971.
  • Hans Küng et al.: Fehlbar? Eine Bilanz, Benziger, Zürich 1973.
  • Hans Urs von Balthasar u.a., Diskussion über Hans Küngs „Christ sein". Mainz 1976.
  • Hermann Häring / Karl-Josef Kuschel (Hrsg.): Hans Küng. Weg und Werk, Piper, München 1978, 236 S., ISBN 3-492-02362-2.
  • Walter Jens (Hrsg.): Um nichts als die Wahrheit. Deutsche Bischofskonferenz contra Hans Küng. Eine Dokumentation, Piper, München 1978.
  • Hans Albert: Das Elend der Theologie. Kritische Auseinandersetzung mit Hans Küng, Hofmann und Campe, Hamburg 1979 (Kritische Auseinandersetzung mit Küngs theologisch-philosophischem Ansatz, vor allem auf der Grundlage des Buches „Existiert Gott").
  • Norbert Greinacher / Herbert Haag (Hrsg.): Der Fall Küng, Piper, München 1980.
  • Norbert Greinacher / Hans Küng (Hrsg.): Katholische Kirche – wohin?, Piper, München 1986.
  • Karl-Josef Kuschel (Hrsg.): Hans Küng. Denkwege. Ein Lesebuch, Piper, München 1992.
  • Robert Nowell: Hans Küng. Leidenschaft für die Wahrheit. Leben und Werk, Benziger, Zürich 1993.
  • Werner G. Jeanrond: Hans Küng S. 154-172. In: Theologen der Gegenwart herausgegeben von David Ford, Schöningh, Paderborn u. a. 1993.
  • Hermann Häring / Karl-Josef Kuschel (Hrsg.): Hans Küng. Neue Horizonte des Glaubens und Denkens. Ein Arbeitsbuch, Piper, München 1993.
  • Walter Jens / Karl-Josef Kuschel: Dialog mit Hans Küng. Mit der Abschiedsvorlesung von Hans Küng, Piper, München 1996.
  • Rolf Becker: Hans Küng und die Ökumene. Evangelische Katholizität als Modell, Grünewald, Mainz 1996.
  • Hermann Häring: Hans Küng. Grenzen durchbrechen, Grünewald, Mainz 1998.
  • Hans Küng / Karl-Josef Kuschel (Hrsg.): Wissenschaft und Weltethos, Piper, München 1998.
  • Christel Hasselmann: Die Weltreligionen entdecken ihr gemeinsames Ethos. Der Weg zur Weltethoserklärung. Mit einem Vorwort von Hans Küng, Grünewald, Mainz 2002.
  • Hans Küng / Dieter Senghaas (Hrsg.): Friedenspolitik. Ethische Grundlagen internationaler Beziehungen. Piper, München 2003.
  • Freddy Derwahl: Der mit dem Fahrrad und der mit dem Alfa kam. Benedikt XVI. und Hans Küng – ein Doppelporträt, Pattloch, München 2006, ISBN 3-629-02137-9.
  • Hans-Martin Schönherr-Mann: Miteinander leben lernen – Die Philosophie und der Kampf der Kulturen. Mit einem Essay und einem Vorwort von Hans Küng. Piper-Verlag, München 2008, ISBN 978-3-492-05104-0.
  • Hubertus Mynarek: Warum auch Hans Küng die Kirche nicht retten kann. Eine Analyse seiner Irrtümer, Tectum, Marburg 2012, ISBN 978-3-8288-3020-2.
  • The New Inquisition?: The Case of Edward Schillebeeckx and Hans Küng, Peter Hebblethwaite, (ISBN 0-0606-3795-1)
  • Hans Küng (Makers of the Modern Theological Mind Series), John J. Kiwiet, Bob E. Patterson (Series Ed.) (1985) (ISBN 0-8499-2954-7)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

 Wikiquote tiếng Đức có sưu tập danh ngôn về: Hans Küng

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
Tóm tắt One Piece chương 1092: Sự cố
Tóm tắt One Piece chương 1092: Sự cố "Bạo chúa tấn công Thánh địa"
Chương bắt đầu với việc Kuma tiếp cận Mary Geoise. Một số lính canh xuất hiện để ngăn ông ta lại, nhưng Kuma sử dụng "Ursus Shock" để quét sạch chúng.
Nhân vật Shigeo Kageyama - Mob Psycho 100
Nhân vật Shigeo Kageyama - Mob Psycho 100
Shigeo Kageyama (影山茂夫) có biệt danh là Mob (モブ) là nhân vật chính của series Mob Psycho 100. Cậu là người sở hữu siêu năng lực tâm linh, đệ tử của thầy trừ tà Arataka Reigen
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!