Hebrides

NộiNgoại Hebrides

Hebrides (/ˈhɛbrɪdz/; tiếng Gael Scotland: Innse Gall, tiếng Bắc Âu cổ: Suðreyjar) là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây của Scotland. Quần đảo có hai nhóm chính: NộiNgoại Hebrides. Các hòn đảo này có một lịch sử cư trú từ thời đại đồ đá giữa và văn hóa của các cư dân chịu ảnh hưởng lần lượt của những người nói tiếng Celt, Norse và tiếng Anh. Sự đa dạng này được phản ánh trong tên gọi của các đảo, các tên gọi này bắt nguồn từ các ngôn ngữ đã được nói tại quần đảo trong lịch sử và có lẽ là từ thời tiền sử.

Nhiều nghệ sĩ đã được truyền cảm hứng khi họ trải nghiệm Hebrides. Ngày nay, kinh tế của quần đảo phụ thuộc vào canh tác, đánh cá, du lịch, công nghiệp dầu khínăng lượng tái tạo. Hebrides thiếu tính đa dạng sinh học so với đảo Anh, song các hòn đảo này vẫn có nhiều thứ để cho các nhà tự nhiên học quan tâm. Ví dụ, những con hải cẩu hiện diện quanh các bãi biển với số lượng có tầm quan trọng quốc tế.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Phà MV Hebrides rời Lochmaddy đến Skye

Hebrides có địa chất biến đổi từ địa tầng Tiền Cambri nằm trong số các tảng đá cổ nhất châu Âu cho đến đá mácma xâm nhập kỉ Cổ Cận.[1][2]

Có thể phân Hebrides thành hai nhóm chính, tách biệt nhau qua The Minch ở phía bắc và biển Hebrides ở phía nam. Nội Hebrides nằm gần "lục địa" Scotland hơn và bao gồm các đảo Islay, Jura, Skye, Mull, Raasay, Staffaquần đảo Small. Có 36 đảo không người ở trong nhóm. Ngoại Hebrides là một chuỗi gồm trên 100 hòn đảo và đá ngầm nằm cách khoảng 70 kilômét (43 mi) về phía tây lục địa của Scotland. Có 15 hòn đảo không có người ở trong nhóm. Các đảo chính bao gồm Barra, Benbecula, Berneray, Harris, Lewis và Harris, Bắc Uist, Nam Uist, và St Kilda. Tổng diện tích của quần đảo là xấp xỉ 7.200 kilômét vuông (2.800 dặm vuông Anh) và dân số đạt 44.759 người theo số liệu năm 2011.[3]

Có sự phức tạp khi có các mô tả khác nhau về phạm vi của Hebrides. Collins Encyclopedia of Scotland mô tả Nội Hebrides là nằm ở "phía đông của The Minch", sẽ bao gồm tất cả các đảo ở ngoài khơi. Những hòn đảo nằm trong hồ biển như Eilean BànEilean Donan có thể thông thường không được mô tả là thuộc "Hebrides" song không có định nghĩa chính thức.[4][5]

Trong quá khứ, Ngoại Hebrides thường được gọi là Long Isle (Gael Scotland: An t-Eilean Fada). Ngày nay, chúng cũng được gọi là Quần đảo phía Tây (Anh: Western Isles) mặc dù cụm từ này cũng có thể được dùng để chỉ Hebrides nói chung.

Hebrides có một khí hậu ôn đới mát mẻ, đặc biệt êm dịu và ổn định so với một nơi ở vĩ độ cao như nó, lý do là nhờ ảnh hưởng của hải lưu Gulf Stream. Tại Ngoại Hebrides, nhiệt độ trung bình năm là 6 °C (44 °F) vào tháng 1 và 14 °C (57 °F) vào mùa hè. Lượng mưa trung bình tại Lewis là 1.100 milimét (43 in) và số giờ nắng dao động từ 1.100 - 1.200 mỗi năm. Những ngày mùa hè tương đối dài và từ tháng 5 đến tháng 8 là thời kì khô hạn nhất.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích
  1. ^ Rollinson, Hugh (September 1997) " Britain's oldest rocks" Geology Today. 13 no.5 pp. 185-190.
  2. ^ Gillen, Con (2003) Geology and landscapes of Scotland. Harpenden. Terra Publishing. Pages 44 and 142.
  3. ^ General Register Office for Scotland (ngày 28 tháng 11 năm 2003) Occasional Paper No 10: Statistics for Inhabited Islands Lưu trữ 2011-11-22 tại Wayback Machine. (pdf) Retrieved ngày 22 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ Keay & Keay (1994) p. 507.
  5. ^ Encyclopædia Britannica (1978) states: Hebrides - group of islands of the west coast of Scotland extending in an arc between 55.35 and 58.30 N and 5.26 and 8.40 W." This includes Gigha, St Kilda and everything up to Cape Wrath – although not North Rona.
  6. ^ Thompson (1968) pp. 24-26
Tham khảo chung
  • Ballin Smith, Beverley; Taylor, Simon; and Williams, Gareth (2007) West over Sea: Studies in Scandinavian Sea-Borne Expansion and Settlement Before 1300. Leiden. Brill.
  • Benvie, Neil (2004) Scotland's Wildlife. London. Aurum Press. ISBN 1-85410-978-2
  • Buchanan, Margaret (1983) St Kilda: a Photographic Album. W. Blackwood. ISBN 0-85158-162-5
  • Buxton, Ben. (1995) Mingulay: An Island and Its People. Edinburgh. Birlinn. ISBN 1-874744-24-6
  • Downham, Clare "England and the Irish-Sea Zone in the Eleventh Century" in Gillingham, John (ed) (2004) Anglo-Norman Studies XXVI: Proceedings of the Battle Conference 2003. Woodbridge. Boydell Press. ISBN 1-84383-072-8
  • Fraser Darling, Frank; Boyd, J. Morton (1969). The Highlands and Islands. The New Naturalist. London: Collins.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) First published in 1947 under title: Natural history in the Highlands & Islands; by F. Fraser Darling. First published under the present title 1964.
  • Gammeltoft, Peder (2010) "Shetland and Orkney Island-Names – A Dynamic Group". Northern Lights, Northern Words. Selected Papers from the FRLSU Conference, Kirkwall 2009, edited by Robert McColl Millar.
  • "Occasional Paper No 10: Statistics for Inhabited Islands" Lưu trữ 2011-11-22 tại Wayback Machine. (ngày 28 tháng 11 năm 2003) General Register Office for Scotland. Edinburgh. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2011.
  • Gillies, Hugh Cameron (1906) The Place Names of Argyll. London. David Nutt.
  • Gregory, Donald (1881) The History of the Western Highlands and Isles of Scotland 1493 - 1625. Edinburgh. Birlinn. 2008 reprint - originally published by Thomas D. Morrison. ISBN 1-904607-57-8
  • Bản mẫu:Haswell-Smith
  • Hunter, James (2000) Last of the Free: A History of the Highlands and Islands of Scotland. Edinburgh. Mainstream. ISBN 1-84018-376-4
  • Keay, J. & Keay, J. (1994) Collins Encyclopaedia of Scotland. London. HarperCollins.
  • Lynch, Michael (ed) (2007) Oxford Companion to Scottish History. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-923482-0.
  • Bản mẫu:Gaelic Placenames
  • Maclean, Charles (1977) Island on the Edge of the World: the Story of St. Kilda. Edinburgh. Canongate ISBN 0-903937-41-7
  • Monro, Sir Donald (1549) A Description Of The Western Isles of Scotland Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine. Appin Regiment/Appin Historical Society. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2007. First published in 1774.
  • Murray, W. H. (1966) The Hebrides. London. Heinemann.
  • Murray, W.H. (1973) The Islands of Western Scotland. London. Eyre Methuen. ISBN 0-413-30380-2
  • Omand, Donald (ed.) (2006) The Argyll Book. Edinburgh. Birlinn. ISBN 1-84158-480-0
  • Ordnance Survey (2009) "Get-a-map". Retrieved 1–ngày 15 tháng 8 năm 2009.
  • Rotary Club of Stornoway (1995) The Outer Hebrides Handbook and Guide. Machynlleth. Kittiwake. ISBN 0-9511003-5-1
  • Slesser, Malcolm (1970) The Island of Skye. Edinburgh. Scottish Mountaineering Club.
  • Steel, Tom (1988) The Life and Death of St. Kilda. London. Fontana. ISBN 0-00-637340-2
  • Stevenson, Robert Louis (1995) The New Lighthouse on the Dhu Heartach Rock, Argyllshire. California. Silverado Museum. Based on an 1872 manuscript and edited by Swearingen, R.G.
  • Thompson, Francis (1968) Harris and Lewis, Outer Hebrides. Newton Abbot. David & Charles. ISBN 0-7153-4260-6
  • Watson, W. J. (1994) The Celtic Place-Names of Scotland. Edinburgh. Birlinn. ISBN 1-84158-323-5. First published 1926.
  • Woolf, Alex (2007). From Pictland to Alba, 789–1070. The New Edinburgh History of Scotland. Edinburgh: Edinburgh University Press. ISBN 978-0-7486-1234-5Bản mẫu:Inconsistent citationsQuản lý CS1: postscript (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ước mơ gấu dâu và phiên bản mini vô cùng đáng yêu
Ước mơ gấu dâu và phiên bản mini vô cùng đáng yêu
Mong ước nho nhỏ về vợ và con gái, một phiên bản vô cùng đáng yêu
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.