Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu (崔顥), một nhà thơ thời nhà Đường. Tương truyền rằng, Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:
Bấy lâu nay, chữ 去, ta vẫn hay đọc với thanh Trắc (dấu sắc). Có nhiều người đã cho là một bài thơ luật Đường 'phá thể', hoặc 'lạc vận'...Lại có nhiều người cố dịch ra quốc ngữ (abc) bằng cách dùng thinh trắc ở câu Phá (câu thứ nhất).
Chữ 去, thời của Thôi Hiệu, hay vùng miền của ông có khi đọc ra la "Hôi", hoặc "Khu". Trong Hán Việt Từ điển - Thiều Chửu, cũng cho biết như thế:
Cho đến nay tại Việt Nam đã có nhiều người dịch Hoàng Hạc lâu ra tiếng Việt. Tản Đà là một trong những người dịch đầu tiên và tài năng của ông đã giúp cho bài thơ trở nên quen thuộc với người Việt Nam. Ngoài ra, có thể kể đến những bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Ngô Tất Tố, Vũ Hoàng Chương...