John Drange Olsen

John Drange Olsen
Sinh(1893-07-23)23 tháng 7, 1893
Isle of Tusnes, Bergen, Na Uy
Mất10 tháng 2, 1954(1954-02-10) (60 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam
Học vịNyack Missionary Training Institute, New York, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpNhà truyền giáo, nhà dịch thuật Kinh Thánh
Tôn giáoTin Lành

John Drange Olsen (23 tháng 7 năm 189310 tháng 2 năm 1954), là nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp, Đốc học Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, thành viên nhóm dịch thuật bản Kinh Thánh Tiếng Việt 1926, và nhà biên soạn quyển Thần đạo học.

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

John Drange Olsen chào đời ngày 23 tháng 7 năm 1893, tại Đảo Tusnes gần Bergen, Na Uy, được trưởng dưỡng trong đức tin Cơ Đốc. Thân phụ ông là một truyền đạo tình nguyện và thân mẫu là một người chuyên tâm trong sự cầu nguyện.[1]

Đến năm 16 tuổi, John sang Mỹ để sống với các anh chị. Tại đây cậu mắc bệnh lao. Trong một lần đi ngang qua Nhà thờ Gospel Tabernacle ở New York do A. B. Simpson quản nhiệm, John quyết định bước vào tham dự lễ thờ phượng và nghe Paul Rader giảng luận về quyền năng chữa bệnh của Thiên Chúa trong danh Chúa Giê-xu. Được nhiều khích lệ, từ đó John chuyên chú khẩn nguyện, và sức khỏe của cậu được cải thiện. Sau khi nhận biết ơn gọi cho công cuộc truyền giáo, John theo học tại Học viện Huấn luyện Truyền giáo tại Nyack, New York.[1]

Mục vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tốt nghiệp năm 1916, Olsen được bổ nhiệm về Nhà thờ Hazel Park, St Paul. Tại đây ông có cơ hội gặp gỡ Edith Frost, về sau là vợ của ông.

Năm 1917, Olsen được Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp cử đến Đông Dương, nhưng do chiến tranh ông phải ở lại Trung Hoa trong một năm, trong thời gian này ông học tiếng Quảng Đông.[1]

Truyền giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1918, ông đến Tourane (nay là Đà Nẵng). Cùng Irving Stebbins, Olsen vào phía Nam để thành lập cơ sở truyền giáo đầu tiên ở Sài Gòn. Tại đây, Olsen chuyên chú học tiếng Việt và tích cực hoạt động truyền bá phúc âm, mở các nhà nguyện và các chi nhánh. Ông cũng góp sức thành lập một nhà thờ dành cho người HoaChợ Lớn.[1]

Năm 1925, Olsen về Đà Nẵng để đảm nhận chức Đốc học Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, và tiếp tục chức trách này cho đến năm 1952. Trong giai đoạn xảy ra Thế chiến thứ hai, khi quân đội Nhật chiếm đóng từ giữa năm 1941, các nhà truyền giáo bị đặt dưới sự kiểm soát của người Nhật năm 1942, nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường được giao cho Mục sư Ông Văn Huyên.[2] Trong thời gian bị quản thúc ở Mỹ Tho từ tháng 4 năm 1943 cho đến năm 1945 khi quân đội Nhật đầu hàng, Olsen hiệu đính quyển Thần đạo học.[3]

Năm 1932, Olsen kết hôn với Edith Frost. Trước khi kết hôn, Edith Frost đã tham gia công cuộc truyền giáo tại Việt Nam trong cương vị một giáo viên tại Trường Kinh Thánh Đà Nẵng. Năm 1923, bà tổ chức và phụ trách lớp Kinh Thánh đầu tiên dành cho nữ học viên trong trường.[1][4]

Dịch thuật Kinh Thánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Olsen là thành viên trong nhóm dịch thuật bản Kinh Thánh Tiếng Việt 1926, với sự cộng tác của dịch giả Trần Văn Dõng, ông chịu trách nhiệm dịch một phần Kinh Thánh Tân Ước.[5] Ông dịch và hiệu đính quyển Thiên lộ Lịch trình của John Bunyan, cũng như biên soạn Kinh tiết Sách dẫn, Sử ký Hội thánh, Điều lệ Hội thánh, và bộ Thần đạo học được chọn làm sách giáo khoa cho chương trình giảng dạy tại Trường Kinh Thánh và Thánh Kinh Thần học viện trong nhiều năm.[6][7]

Ngoài ra, ông cũng viết khá nhiều sách luận giải Kinh Thánh. Olsen lãnh đạo ủy ban sưu tầm, phiên dịch, và nhuận chánh tuyển tập Thánh ca, xuất bản vào tháng 12 năm 1950.[8]

Đến năm 1948, Olsen cùng Ông Văn Huyên lãnh đạo một nhóm học giả nhuận chánh phần Tân Ước của bản dịch Kinh Thánh Tiếng Việt 1926.[9]

Năm 1953, Olsen được bầu vào chức vụ Hội trưởng Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp tại Việt Nam.[6]

Ngày 9 tháng 2 năm 1954, Mục sư J. D. Olsen qua đời sau một tai nạn giao thông tại Sài Gòn, kết thúc 35 năm tận tụy trong mục vụ truyền giáo tại Việt Nam.[1] Lễ an táng được cử hành tại Nhà thờ Tin Lành Sài Gòn ngày 10 tháng 2 năm 1954.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “John D. Olsen”. Vietnam Church History Resources. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Lê Hoàng Phu 2010, tr. 197
  3. ^ Lê Hoàng Phu 2010, tr. 226
  4. ^ E. Frost, "Women's Bible School", AW (1/11/1924), tr. 289; H. H. Harlett, "Report", TCIC (6-9/1932), tr. 13ff
  5. ^ Phan Đình Liệu. Dịch Kinh Thánh ra Việt Ngữ (1964).
  6. ^ a b c Thiên Hương. “Giáo sĩ John Drange Olsen”. Thư viện Tin Lành. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ Đỗ Quang Hưng. “Đạo Tin Lành ở Việt Nam, một cái nhìn tổng quát”. Ban Tôn giáo Chính phủ.
    Nhưng có lẽ cuốn sách thần học Tin lành đồ sộ nhất ở nước ta trước 1975 là cuốn Thần đạo học của Ms John Drange Olsen, một trong những vị Đốc học nổi tiếng của trường Kinh Thánh Đà Nẵng. Bộ sách dày gần 1000 trang theo lối giáo trình thần học truyền thống của Âu – Mỹ, đã trình bày cặn kẽ, lần đầu tiên ở Việt Nam, tổng luận về thần học trước khi Luận về Thánh Kinh, Luận về Đức Chúa Trời, Luận về loài người, Luận về tội lỗi, Luận về Đấng Christ... Nhiều mục sư tên tuổi qua các thế hệ của HTTLVN đều chịu ảnh hưởng của bộ sách này.
  8. ^ Lê Hoàng Phu 2010, tr. 249
  9. ^ Lê Hoàng Phu 2010, tr. 112
Nguồn tham khảo
  • Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911 - 1965), Nhà xuất bản Tôn giáo
Chủ đề Tin Lành
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
3 chiếc túi hiệu thú vị được lòng giới thời trang, nàng công sở cá tính hẳn cũng mê mệt
Nếu để chọn ra nững mẫu túi hiệu thú vị đáp ứng được các tiêu chí về hình khối, phom dáng, chất liệu, mức độ hữu dụng cũng như tính kinh điển thì bạn sẽ chọn lựa những mẫu túi nào?
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Blue Roses (蒼 の 薔薇) là một nhóm thám hiểm được xếp hạng adamantite toàn nữ. Họ là một trong hai đội thám hiểm adamantite duy nhất của Vương quốc Re-Esfying.
Đấng tối cao Bellriver - Overlord
Đấng tối cao Bellriver - Overlord
Bellriver một trong những quân sư chiến lược gia trong hàng ngũ 41 Đấng Tối Cao của Đại Lăng Nazarick
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Quá khứ của nhân vật Ryomen Sukuna thời Heian đã luôn là một bí ẩn xuyên suốt Jujutsu Kaisen được các bạn đọc mòn mỏi mong chờ