Kì trung gian hay gian kỳ là một pha trong chu kỳ tế bào mà một tế bào thông thường trải qua phần lớn sự sống của nó. Trong pha này, tế bào sao chép DNA của nó để chuẩn bị cho nguyên phân.[1] Kỳ trung gian là 'cuộc sống thường nhật' hay còn gọi là pha trao đổi chất của tế bào, trong đó tế bào lấy chất dinh dưỡng và tiến hành trao đổi chất, phát triển, đọc DNA của nó, và thực hiện các chức năng tế bào "thông thường" khác. Đa số tế bào nhân thực dành hầu hết thời gian của chúng ở kỳ trung gian. Kỳ này trước đây được gọi là pha nghỉ. Tuy nhiên, kỳ trung gian không mô tả một tế bào chỉ đơn thuần đang nghỉ ngơi; thay vào đó, tế bào đang sống, và đang chuẩn bị cho việc phân chia tế bào sẽ diễn ra sau đó, vậy nên cái tên đã được thay đổi. Tồn tại một quan niệm sai lầm là kỳ trung gian là giai đoạn đầu tiên của nguyên phân. Tuy nhiên, vì nguyên phân là quá trình phân chia nhân tế bào nên kì đầu thực ra mới là giai đoạn đầu tiên.[2]
Trong kì trung gian, tế bào chuẩn bị cho nguyên phân hoặc giảm phân. Tế bào sinh dưỡng, hoặc các tế bào lưỡng bội bình thường của cơ thể, trải qua nguyên phân để có thể tự sinh sản thông qua quá trình phân chia tế bào, trong khi đó tế bào mầm phôi lưỡng bội (ví dụ như tinh bào cơ bản và tế bào trứng cơ bản) trải qua nguyên phân để tạo ra giao tử đơn bội (tinh trùng và trứng) nhằm mục đích sinh sản lưỡng tính. Nhiễm sắc thể được sao chép.
Có ba giai đoạn của kì trung gian của tế bào, mỗi pha kết thúc khi một điểm kiểm soát chu kỳ tế bào kiểm tra độ chính xác của việc hoàn thành giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các giai đoạn của kì trung gian bao gồm: