Kỹ thuật hàng không-vũ trụ là một trong những ngành kỹ thuật cơ bản liên quan đến thiết kế, kết cấu và khoa học về khí cụ bay và tàu vũ trụ. Nó được chia thành hai nhánh lớn là kỹ thuật hàng không và kỹ thuật vũ trụ.[1]
Kỹ thuật hàng không-vũ trụ có thể được hiểu bao gồm những lĩnh vực cấu thành sau: Cơ học chất lưu, Động lực học bay, Cơ học kết cấu máy, Toán học, Kỹ thuật điện, Động cơ phản lực, Kỹ thuật điều khiển, Kiểm soát không lưu, Vật liệu kết cấu, Cơ học vật rắn, Điện hàng không, Độ tin cậy bay, Phần mềm, Điều khiển nhiễu, Kiểm định bay, Công nghệ chế tạo thiết bị bay (máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ).
Kỹ thuật hàng không-vũ trụ có thể được học ở nhiều cấp học từ Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ và Sau tiến sĩ ở nhiều nước công nghiệp hàng không vũ trụ phát triển trên thế giới như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật.
Kỹ sư hàng không-vũ trụ có thể được hiểu là một kỹ sư trên các lĩnh vực cơ bản sau: Kỹ sư máy bay (dân dụng và quân sự), Kỹ sư tên lửa và Kỹ sư nghiên cứu về các thiết bị vũ trụ (vệ tinh, tàu vũ trụ).
Ở Việt Nam, kỹ thuật hàng không-vũ trụ còn là một lĩnh vực mới. Một số cơ sở chính của nhà nước về việc nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật hàng không-vũ trụ bao gồm: