Kim Thái Tông

Kim Thái Tông
金太宗
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Đại Kim
Trị vì27 tháng 9 năm 11239 tháng 2 năm 1135
(11 năm, 135 ngày)
Tiền nhiệmKim Thái Tổ
Kế nhiệmKim Hi Tông
Thông tin chung
Sinh1075
Mất9 tháng 2, 1135(1135-02-09) (59–60 tuổi) [1]
Trung Quốc
An tángHòa lăng, sau di dời tới núi Đại Phòng, đổi thành Cung lăng.
Thê thiếpXem văn bản.
Hậu duệ
Tên thật
Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi (完顏吳乞買)
Tên Hán: Hoàn Nhan Thịnh (完顏晟)
Niên hiệu
Thiên Hội: 1123–1135
Thụy hiệu
Thể Nguyên Ứng Vận Thế Đức Chiêu Công Triết Huệ Nhân Thánh Văn Liệt Hoàng đế (体元应运世德昭功哲惠仁圣文烈皇帝)[2]
Miếu hiệu
Thái Tông (太宗)
Tước hiệuHoàng đế
Triều đạiNhà Kim
Thân phụKim Thế Tổ Hoàn Nhan Hặc Lý Bát[3]
Thân mẫuDực Giản hoàng hậu Noa Lãn thị[3]

Kim Thái Tông (chữ Hán: 金太宗; 1075 - 9 tháng 2, 1135), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1123 đến năm 1135.

Ông là hoàng đế thứ 2 trong 10 hoàng đế nhà Kim, trị vị giai đoạn 1123-1135. Tên thật là Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi (chữ Hán: 完顏吳乞買, bính âm: Wányán Wúqǐmǎi). Tên Hán của ông là Hoàn Nhan Thịnh (chữ Hán: 完顏晟). Ông là con trai thứ tư của Hoàn Nhan Hặc Lý Bát (完顏劾里鉢) và Dực Giản hoàng hậu Noa Lãn thị; em trai Kim Thái Tổ. Niên hiệu trong thời kỳ trị vì của ông là Thiên Hội (天會, 1123-1135). Ông được các hậu duệ của mình tôn xưng miếu hiệu là Kim Thái Tông, thụy hiệu là Thể nguyên Ứng vận Thế đức Chiêu công Triết huệ Nhân thánh Văn liệt hoàng đế (体元应运世德昭功哲惠仁圣文烈皇帝).

Tháng giêng năm 1124, nhằm liên hiệp với Tây Hạ (đời vua Tây Hạ Sùng Tông) để diệt Liêu, Kim Thái Tông cắt đất Liêu cũ ở phía bắc Hạ Trại và phía nam Âm Sơn cho Tây Hạ, Tây Hạ chuyển sang xưng thần với Kim.

Ngày 26 tháng 3 năm 1125, vua Liêu Thiên Tộ Đế bị tướng Kim là Hoàn Nhan Lâu Thất bắt được ở Ứng Châu, sang tháng 8 thì bị giải đến Thượng Kinh của nhà Kim (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), bị Kim Thái Tông Hoàn Nhan Thịnh giáng làm Hải Tân vương và bị giam cầm. Nhà Liêu kéo dài tổng cộng 210 năm (bao gồm cả Khiết Đan), trải qua 9 vị đế vương đến đây kết thúc. Người Nữ Chân đã trả thù cho vương quốc Bột Hải từng bị người Khiết Đan tiêu diệt vào năm xưa.

Ông là người đã tiêu diệt nhà Bắc Tống và chính là người đã chỉ dụ phế hai hoàng đế Bắc Tống là Tống Huy TôngTống Khâm Tông làm thứ nhân ngày 20 tháng 3 năm 1127. (Năm Tĩnh Khang thứ 2 nhà Bắc Tống)

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ[sửa | sửa mã nguồn]

Con cái[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo lịch Gregory đón trước.
  2. ^ Kim sử, Quyển 3: Bản kỷ - Thái Tông.
  3. ^ a b Truy tôn.
  4. ^ a b Tùng mạc kỉ văn viết: Trưởng tử viết Tông Bàn, vi Tống vương, thái phó, lĩnh thượng thư tỉnh sự, dữ Đằng vương, Ngu vương giai vi ngộ thất sở tru. Thứ viết Hiền, vi Nghi vương, Yên Kinh lưu thủ. Thứ viết Đằng vương, Ngu vương.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Nỗi đau và sự tuyệt vọng của Yoon Se Won thể hiện rất rõ ràng nhưng ngắn ngủi thông qua hình ảnh về căn phòng mà anh ta ở
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn