Lê Văn Công

Lê Văn Công
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh20 tháng 6, 1984 (40 tuổi)
Hà Tĩnh, Việt Nam
Nặng48 kg (106 lb)[1]
Thể thao
Môn thể thaoCử tạ
Thành tích huy chương

Lê Văn Công (sinh ngày 20 tháng 6 năm 1984) là một vận động viên cử tạ người khuyết tật Việt Nam. Anh là vận động viên Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Paralympic, đồng thời lập kỷ lục thế giới trong môn cử tạ dành cho vận động viên người khuyết tật tại Rio de Janeiro vào năm 2016.[2] Là người Việt Nam nắm giữ nhiều huy chương của giải khuyết tật nhất Việt Nam.

Ngày 26/08/2021, tại Paralympic Tokyo 2020, môn cử tạ hạng cân 49 kg dành cho Nam, Lê Văn Công và Omar Qarada (VĐV Jordan) đều nâng được mức tạ 173 kg, nhưng do Lê Văn Công nặng hơn đối thủ 100gr nên chỉ nhận được huy chương bạc.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Văn Công sinh năm 1984 tại Hà Tĩnh. Công bị chứng teo chân từ nhỏ do mẹ anh trong thời gian đang mang thai anh bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Năm 2005, Lê Văn Công vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp và tham gia hoạt động tại câu lạc bộ hướng nghiệp dành cho người khuyết tật. Văn Công sau đó đã dần gắn bó với các môn thể thao dành cho người khuyết tật. Ban đầu anh tham gia tập luyện môn điền kinh rồi sau đó chuyển sang chơi môn cử tạ dành cho người khuyết tật tại câu lạc bộ thể thao dành cho người khuyết tật Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh[4]

Sau 2 năm tập luyện, Lê Văn Công đã giành được một huy chương vàng tại hạng cân 48 kg tại ASEAN Para Games vào năm 2007 với thành tích 152,2 kg. Từ năm 2011 đến 2013, Lê Văn Công đã mất 2 năm để điều trị chấn thương. Sau khi bình phục, Lê Văn Công đã liên tục gặt hái nhiều thành công khi anh 3 lần phá kỷ lục thế giới và đoạt huy chương vàng tại ASEAN Para Games, Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á vào năm 2014 ở hạng cân 180 kg và 181,5 kg và tại giải vô địch châu Á năm 2015 khi tham gia thi đấu ở hạng cân 182 kg.[4]

Tại Paralympic Rio Janeiro 2016Brazil, Lê Văn Công xuất sắc đoạt huy chương vàng môn cử tạ hạng cân 49 kg dành cho nam, anh lập kỷ lục thế giới ở hạng cân này. Năm 2020, anh đến với Paralympic Tokyo với tư cách là đương kiêm vô địch, và người giữ kỷ lục thế giới. Lê Văn Công và Omar Qarada (người bị anh đánh bại tại Rio Janeiro 2016) đều nâng được mức tạ 173 kg, nhưng Lê Văn Công chỉ nhận được huy chương bạc, vì cơ thể của anh nặng hơn Omar Qarada 100gr.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Văn Công có vợ là chị Chu Thị Tám. Chị Tám người gốc Nghệ An vào miền Nam học tập và sinh sống năm từ năm 2006. Khi mới quen, họ đã cảm mến nhau ngay. Nhưng mối tình của anh chị ban đầu không được gia đình chị Tám ủng hộ do thấy Văn Công bị tật nguyền. Chị Tám sau đó bị gia đình ngăn cản đến với Lê Văn Công, bố mẹ chị còn bắt chị phải về quê một thời gian nhằm ngăn cách tình cảm giữa hai người. Nhưng anh chị đã cố gắng vượt qua trắc trở và ngăn cấm. Chị Tám cố gắng thuyết phục gia đình để họ đồng ý đến cho hai người đến với nhau. Vì tấm lòng chân thành, sau này ba mẹ vợ đã thương anh Công còn hơn cả vợ, như lời chị Tám kể.[5]

Năm 2008, Lê Văn Công và Chu Thị Tám kết hôn. Họ có hai người con, con trai cả đang học lớp chín và con gái út học lớp ba. Năm 2014, gia đình vận động viên Lê Văn Công rời căn phòng trọ ở Thành phố Hồ Chí Minh về nhà mới ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Căn nhà mới này được mua và xây dựng bằng số tiền dành dụm của cả hai vợ chồng.[5]

Lê Văn Công là một tín hữu Công giáo Rôma, anh có tên thánh là Giuse.

Chuyện bên lề

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10/2019, Lê Văn Công cho bán đấu giá chiếc huy chương vàng mà anh đạt được tại Paralympic Rio Janeiro 2016Brazil với số tiền thu về là 125 triệu VNĐ. Toàn bộ số tiền này đã được anh Công trao tặng lại cho bé Đoàn Thị Bích Hương, dùng để chữa bệnh Ung thư gan.[6]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành tích của vận động viên Lê Văn Công đã đạt được ở môn cử tạ dành cho người khuyết tật:

  • Năm 2005, Huy chương bạc Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.
  • Năm 2007, Huy chương vàng Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật châu Á.
  • Năm 2007, Huy chương bạc giải vô địch cử tạ thế giới dành cho người khuyết tật.
  • Năm 2009, Huy chương vàng Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á
  • Năm 2014, Huy chương vàng Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á
  • Năm 2014, Huy chương bạc giải vô địch cử tạ thế giới dành cho người khuyết tật.
  • Năm 2014, Huy chương vàng tại Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật châu Á tại Incheon
  • Năm 2015, Huy chương vàng Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á tại Singapore[5]
  • Năm 2016, Huy chương vàng ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Rio de Janeiro.[7]
  • Năm 2017, Huy chương vàng Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á tại Malaysia[8]
  • Năm 2021, Huy chương bạc ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Tokyo.
  • Năm 2024, Huy chương đồng ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Paris.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

... Đây là lần đầu tiên thể thao người khuyết tật Việt Nam đoạt huy chương vàng, phá kỷ lục Paralympic, phá kỷ lục thế giới. Thành tích của vận động viên Lê Văn Công là kết quả của một quá trình tập luyện, thi đấu, phấn đấu bền bỉ của cá nhân vận động viên, huấn luyện viên và thể hiện sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành và toàn xã hội..." Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Le Van Cong wins first-ever Paralympic gold medal”. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ a b Thưởng nóng đô cử phá kỷ lục thế giới, đoạt vàng Paralympic Lưu trữ 2016-09-13 tại Wayback Machine, cập nhật ngày 09 tháng 09 năm 2016, Báo Tiền Phong.
  3. ^ Tokyo 2020: Chiếc huy chương bạc quý giá của Lê Văn Công[liên kết hỏng]
  4. ^ a b Bộ trưởng chúc mừng và thưởng nóng Lê Văn Công như Hoàng Xuân Vinh, Báo VietNamNet.
  5. ^ a b c Chuyện tình của đô cử Việt Nam giành HC vàng Paralympic 2016, Báo VNexpress
  6. ^ sĩ Lê Văn Công tặng 125 triệu đấu giá HCV cho nữ sinh bị ung thư
  7. ^ HCV Paralympic Lê Văn Công: ‘Tôi cũng thấy bất ngờ với chính mình’, báo Thanh Niên
  8. ^ [htps://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/cac-mon-khac/do-cu-vo-dich-paralympic-le-van-cong-pha-sau-ky-luc-paragames-3643272.html “Đô cử vô địch Paralympic Lê Văn Công phá sâu kỷ lục Paragames”]. ngày 18 tháng 09 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Giải thích các danh hiệu trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tổng hợp một số danh hiệu "Vương" trong Tensura
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Trấn của Baal không phải là một thanh Katana, biểu tượng của Samurai Nhật Bản. Mà là một vũ khí cán dài