Lưu Cơ (Tam Quốc)

Lưu Cơ
刘基
Tên chữKính Dư
Thông tin cá nhân
Sinh185
Mất233
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Lưu Do
Nghề nghiệpchính khách

Lưu Cơ (chữ Hán: 刘基, 185 – 233), tự Kính Dư, người huyện Mưu Bình, quận Đông Lai [1], quan viên nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ là hậu duệ của Lưu Tiết – con trai nhỏ của Tề Hiếu vương Lưu Tương Lư. Lưu Tiết được phong tước Mưu Bình hầu, thụy Cung hầu, nên con cháu định cư ở đấy.

Ông cụ là Lưu Bổn, được làm đến Bàn (huyện) trưởng. Ông nội là Lưu Dư, được làm đến Sơn Dương thái thú; ông bác là Lưu Sủng (anh trai của Lưu Dư) được làm đến Thái úy. Cha là Dương Châu thứ sử Lưu Do; bác là Duyện Châu thứ sử Lưu Đại.

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ là con trai trưởng của Lưu Do. Lưu Do bị Tôn Sách đánh bại, phải bỏ Đan Đồ chạy về Dự Chương. Cơ lên 14 tuổi, Lưu Do bệnh mất (198); ông giữ tang trọn lễ, không nhận bất cứ quà biếu nào từ bộ hạ cũ của cha. Bấy giờ Tôn Sách từ Giang Hạ quay về, ghé vào Dự Chương để viếng tang, trọng đãi cả nhà Cơ.

Cơ sớm mồ côi cha, tuổi trẻ đã gặp nhiều gian nan và khốn đốn, nên hiểu rõ tình lý, không tỏ ra thương cảm cho số phận của mình. Cơ cùng các em trai sống chung nhà, thường ngủ muộn dậy sớm, thê thiếp hiếm khi thấy mặt. Các em trai kính sợ, thờ Cơ như cha. Do xung đột của 2 nhà Tôn – Lưu trước đây, Cơ không tùy tiện giao du, hầu như không đón tiếp khách khứa.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Có có dung mạo đẹp đẽ, được Tôn Quyền vừa yêu vừa kính. Sau khi giết Quan Vũ, Quyền nhận chức Phiếu kỵ tướng quân, vời Cơ làm Đông tào duyện, bái làm Phụ nghĩa hiệu úy, Kiến trung Trung lang tướng. Lưu Bị sắp tấn công nước Ngô, Quyền nhận tước Ngô vương, thăng Cơ làm Đại tư nông. Vào cuối một buổi tiệc, Quyền tự mình rót rượu cho mọi người, Kỵ đô úy Ngu Phiên giả say nằm dài trên mặt đất, không chịu nhận chén rượu. Quyền đi qua, Phiên bèn ngồi dậy. Quyền vì thế cả giận, rút kiếm đòi chém Phiên, mọi người trong tiệc chẳng ai không choáng váng, chỉ có Cơ ôm chầm lấy Quyền mà can rằng: “Đại vương giết thiện sĩ sau khi uống ba chén rượu, dẫu Phiên có tội, thiên hạ ai biết được? Vả đại vương nhờ dung hiền nạp chúng, nên hải nội mong ngóng, nay một sớm bỏ đi, nên chăng?” Quyền hỏi: “Tào Mạnh Đức còn giết Khổng Văn Cử, cô giết Ngu Phiên có làm sao?” Cơ đáp: “Mạnh Đức khinh dễ giết hại kẻ sĩ, bị thiên hạ chê bai. Đại vương cung hành đức nghĩa, muốn sánh với Nghiêu, Thuấn, sao lại sánh với hắn ta!?” Phiên do vậy mà được tha. Quyền nhân đó sắc cho tả hữu, sau này mình say rượu mà nói giết, thì không được giết.

Vào lúc trời nóng, Quyền từng bày tiệc trên thuyền lầu. Gặp cơn mưa gió, Quyền lấy lọng tự che cho mình, lại mệnh thủ hạ che cho Cơ, người khác không được như thế! Sau đó Cơ được dời làm Lang trung lệnh.

Tôn Quyền xưng đế (229), Cơ được đổi làm Quang lộc huân, Phân bình Thượng thư sự. Cơ mất, hưởng thọ 49 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Em trai của Cơ là Lưu Thước, Lưu Thượng đều được làm đến Kỵ đô úy. Con gái của Cơ được gả cho con trai của Tôn Quyền là Tôn Bá, ban 1 khu nhà. Gia đình của Cơ vào 4 mùa đều được ban thưởng, sủng ái sánh với gia đình của Toàn Tông, Trương Chiêu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tam quốc chí
    quyển 49, Ngô thư 4 – Lưu Do Thái Sử Từ Sĩ Nhiếp truyện: Lưu Do
    quyển 57, Ngô thư 12 – Ngu Lục Trương Lạc Lục Ngô Chu truyện: Ngu Phiên

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này
KLAUS (2019) - Khi phim hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em
KLAUS (2019) - Khi phim hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em
Ngay từ đầu mục đích của Jesper chỉ là lợi dụng việc những đứa trẻ luôn thích đồ chơi, dụ dỗ chúng viết thư cho ông già Noel còn mình thì nhanh chóng đạt được mục tiêu bố đề ra và trở lại cuộc sống vô lo vô nghĩ ngày nào
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng