Lộ quân

Lộ quân (路軍/路军, tiếng Anh: Route Army) là một hình thức biên chế quân sự của Quốc dân Cách mệnh Quân (Trung Quốc) từ 1929 đến 1937, gồm các quân đoàn, sư đoàn hoặc lữ đoàn độc lập hợp thành. Biên chế này được Trung Quốc sử dụng phổ biến trong Nội chiến Quốc-Cộng lần thứ nhất cho đến đầu cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, nhưng đến năm 1938 thì được thay bằng biên chế Tập đoàn quân.

Khái lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1929, Tưởng Giới Thạch, trên danh nghĩa Tổng tư lệnh Hải Lục Không quân, ra lệnh cải tổ quân đội, biên chế bộ đội toàn quốc thành các lộ quân thống nhất, gồm cả lực lượng chính quy, quân phiệt địa phương. Sau Sự biến Tây An, Quốc - Cộng hợp tác, các đơn vị Hồng quân Công Nông cũng được biên chế thống nhất thành các lộ quân. Đến tháng 9 năm 1937, biên chế Lộ quân được cải tổ thành biên chế Tập đoàn quân, tuy nhiên nhiều ngươi vẫn quen gọi phiên hiệu theo các lộ quân cũ mà điển hình là các đơn vị thuộc Bát lộ quân do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.

Danh sách các lộ quân

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Phiên hiệu Các đời tổng chỉ huy Ghi chú
1 Lộ quân số 1
第一路军
Đệ nhất lộ quân
Chu Bồi Đức, Hà Ứng Khâm, Phương Đỉnh Anh, Trần Điều Nguyên Do các quân đoàn 3, 5 hợp thành
2 Lộ quân số 2
第二路军
Đệ nhị lộ quân
Lưu Trĩ, Đường Sinh Trí Do các quân đoàn 1, 2 hợp thành. Năm 1931 cải thành Tập đoàn quân Tiễu Xích quân Nam lộ
3 Lộ quân số 3
第三路军
Đệ tam lộ quân
Hàn Phúc Củ Do các lực lượng quân địa phương ở Tây Bắc, Dự, Mã quân Hồi giáo hợp thành
4 Lộ quân số 4
第四路军
Đệ tứ lộ quân
Hà Kiện Do quân địa phương Hồ Nam tổ thành
5 Lộ quân số 5
第五路军
Đệ ngũ lộ quân
Đường Sinh Trí, Hà Thành Tuấn, Vương Kim Ngọc Do đơn vị bộ thuộc cũ của Đường Sinh Trí hợp thành
6 Lộ quân số 6
第六路军
Đệ lục lộ quân
Phương Chấn Vũ, Chu Thiệu Lương Do quân đoàn 10 cải biên thành
7 Lộ quân số 7
第七路军
Đệ thất lộ quân
Lưu Tương Do quân đoàn 21 quân địa phương Tứ Xuyên cải biên thành
8 Lộ quân số 8 (1)
第八路军
Đệ bát lộ quân
Lý Tế Thâm, Trần Tế Đường Do các quân đoàn 4, 11 quân địa phương Quảng Đông hợp thành. Năm 1936 phản Tưởng, phiên hiệu bị triệt tiêu.
9 Lộ quân số 8 (2)
第八路军
Đệ bát lộ quân
Chu Đức Do các đơn vị của Hồng quân Công Nông hợp thành
10 Lộ quân số 9
第九路军
Đệ cửu lộ quân
Lỗ Địch Bình Do sư đoàn 18 quân địa phương Hồ Nam cải biên thành
11 Lộ quân số 10
第十路军
Đệ thập lộ quân
Long Vân Do quân đoàn 38 quân địa phương Vân Nam và quân đoàn 40 quân địa phương Quý Châu hợp thành
12 Lộ quân số 11
第十一路军
Đệ thập nhất lộ quân
Lưu Trấn Hoa, Lưu Mậu Ân Do quân địa phương Hà Nam hợp thành
13 Lộ quân số 12
第十二路军
Đệ thập nhị lộ quân
Điền Tụng Nghiêu Do quân đoàn 29 quân địa phương Tứ Xuyên cải biên thành
14 Lộ quân số 13 (1)
第十三路军
Đệ thập tam lộ quân
Thạch Hữu Tam Do quân địa phương Tây Bắc hợp thành
15 Lộ quân số 13 (2)
第十三路军
Đệ thập tam lộ quân
Hạ Đấu Dần, Vương Kim Ngọc Do sư đoàn 13 quân địa phương Hồ Bắc cải biên thành
17 Lộ quân số 14
第十四路军
Đệ thập tứ lộ quân
Đặng Tích Hậu Do quân đoàn 29 quân địa phương Tứ Xuyên cải biên thành
18 Lộ quân số 15
第十五路军
Đệ thập ngũ lộ quân
Mã Đình Tương, Mã Hồng Quỳ Do quân địa phương Mã gia Hồi giáo hợp thành
19 Lộ quân số 16 (1)
第十六路军
Đệ thập lục lộ quân
Phó Tác Nghĩa Do các đơn vị thuộc quyền Phó Tác Nghĩa hợp thành
20 Lộ quân số 16 (2)
第十六路军
Đệ thập lục lộ quân
Cố Chúc Đồng, Từ Nguyên Tuyền Do quân đoàn 1 trung ương cải biên thành
21 Lộ quân số 17 (1)
第十六路军
Đệ thập thất lộ quân
Tôn Điện Anh Do quân địa phương Tây Bắc hợp thành
22 Lộ quân số 17 (2)
第十六路军
Đệ thập thất lộ quân
Dương Hổ Thành Do quân địa phương Thiểm Tây hợp thành. Là đơn vị phát động Sự biến Tây An
23 Lộ quân số 18 (1)
第十八路军
Đệ thập bát lộ quân
Kim Thụ Nhân, Triệu Tịch Sính Do quân địa phương Tân Cương hợp thành
24 Lộ quân số 18 (2)
第十八路军
Đệ thập bát lộ quân
Mao Quang Tường
25 Lộ quân số 19
第十九路军
Đệ thập cửu lộ quân
Chu Đại, Tưởng Quang Nãi Do quân địa phương Quảng Đông hợp thành
26 Lộ quân số 20 (1)
第二十路军
Đệ nhị thập lộ quân
Triệu Thừa Thụ Do quân địa phương Sơn Tây hợp thành
27 Lộ quân số 20 (2)
第二十路军
Đệ nhị thập lộ quân
Trương Phương Do quân địa phương Hà Nam hợp thành
28 Lộ quân số 21 (1)
第二十一路军
Đệ nhị thập nhất lộ quân
Tưởng Giới Thạch ủy nhiệm Cát Hồng Xương làm Tổng chỉ huy, tuy nhiên Cát không nhận chức.
29 Lộ quân số 21 (2)
第二十一路军
Đệ nhị thập nhất lộ quân
Hạ Đẩu Dần Do sư đoàn 13 quân địa phương Hồ Bắc cải biên thành
30 Lộ quân số 22 (1)
第二十二路军
Đệ nhị thập nhị lộ quân
Phùng Dật Bùi Do Sư đoàn huấn luyện trung ương cải biên thành
31 Lộ quân số 22 (2)
第二十二路军
Đệ nhị thập nhị lộ quân
Cát Hồng Xương Do sư đoàn 30 của Cát Hồng Xương cải biên thành
32 Lộ quân số 23
第二十三路军
Đệ nhị thập tam quân
Khuyết biên chế
33 Lộ quân số 24 (1)
第二十四路军
Đệ nhị thập tứ lộ quân
Tôn Sở Do quân địa phương Sơn Tây hợp thành
34 Lộ quân số 24 (1)
第二十四路军
Đệ nhị thập tứ lộ quân
Tưởng Giới Thạch ủy nhiệm Trương Tự Trung làm Tổng chỉ huy, tuy nhiên Trương không nhận chức. Do sư đoàn 6 quân địa phương Tây Bắc cải biên hợp thành
35 Lộ quân số 25
第二十五路军
Đệ nhị thập ngũ lộ quân
Lương Quang Anh Do sư đoàn 32 quân địa phương Tây Bắc cải biên thành
36 Lộ quân số 26
第二十六路军
Đệ nhị thập lục lộ quân
Tôn Liên Trọng Do quân địa phương Tây Bắc hợp thành
37 Lộ quân số 27
第二十七路军
Đệ nhị thập thất lộ quân
Phùng Khâm Tai Do quân địa phương Thiểm Tây hợp thành

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hsu, Long-hsuen; Chang Ming-kai (1971). History of the Sino-Japanese War (1937–1945). Trans. by Wen Ha-hsiung (ấn bản thứ 2). Taipei: Chung Wu Publishing. OCLC 623007.

Bản mẫu:Sơ khai quân sự Trung Hoa

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me
Giới thiệu Dottore - Một Trong 11 Quan Chấp Hành
Giới thiệu Dottore - Một Trong 11 Quan Chấp Hành
Là 1 trong 11 quan chấp hành của Fatui với danh hiệu là Bác sĩ hoặc Giáo sư
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân