Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Tôn Liên Trọng 孙连仲 | |
---|---|
Tướng Tôn Liên Trọng | |
Biệt danh | Thiết Thủ |
Sinh | 1893 Hùng huyện, Hà Bắc |
Mất | 1990 Đài Bắc, Đài Loan |
Thuộc | Trung Hoa Dân Quốc |
Năm tại ngũ | 1912-1990 |
Cấp bậc | Thượng tướng |
Đơn vị | Tây Bắc quân |
Chỉ huy | Tập đoàn quân 2, Quân đồn trú Nam Kinh |
Tham chiến | Chiến tranh Bắc phạt, Đại chiến Trung Nguyên, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2, Nội chiến Trung Hoa |
Tặng thưởng | Huân chương Thanh thiên bạch nhật |
Công việc khác | chủ nhà hàng |
Tôn Liên Trọng (phồn thể: 孫連仲; giản thể: 孙连仲; bính âm: Sun Lianzhong; Wade-Giles: Sun Lian-chung (1893–1990) là một vị tướng Trung Hoa từng trải qua thời kỳ quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 và Nội chiến Trung Hoa. Ông nổi tiếng vì chỉ huy Tập đoàn quân 2 trong Trận Đài Nhi Trang.
Trong thời kỳ quân phiệt, ông ở trong quân Tây Bắc của Phùng Ngọc Tường, tham gia Chiến tranh Bắc phạt dưới quyền Trương Tác Lâm rồi gia nhập quân Tây Bắc của Diêm Tích Sơn chống lại Tưởng Giới Thạch trong Đại chiến Trung Nguyên. Về sau ông chỉ huy lực lượng tham gia các chiến dịch bao vây khu Xô viết Giang Tây lần thứ 2, 3 và 5.
Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2, ông chỉ huy Binh đoàn một trong Chiến dịch Đường sắt Bắc Bình – Hán Khẩu (tháng 8 năm 1937). Ông cũng chỉ huy Tập đoàn quân 2 trong Trận Thái Nguyên, Trận Từ Châu mà cụ thể là Trận Đài Nhi Trang, Trận Vũ Hán, Trận Túc Huyện-Tảo Dương, Chiến dịch mùa đông 1939-40, Trận Tảo Dương-Nghi Xương, và Trận Dự Nam. Là Phó tư lệnh Quân khu 6, ông chỉ huy Trận Ngạc Tây, rồi đánh bại quân Nhật trong Trận Thường Đức với tư cách Tư lệnh Quân khu 6. Ông tiếp tục chỉ huy Quân khu 6 đến hết chiến tranh.
Năm 1945, Tôn Liên Trọng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 11, được giao đảm nhiệm khu vực Thiên Tân, Bắc Bình, Bảo Định, Thạch Gia Trang, cũng như nhận hàng quân Nhật tại đây. Tuy nhiên quân Quốc dân đảng xung đột với quân Cộng sản và Nội chiến Trung Hoa lại tiếp diện. 2 nam sau, ông từ chức tại Hoa Bắc để trở về thủ đô rồi năm 1949 chạy sang Đài Loan.