La Sát

Rakshasa
Rakshasa được mô tả trong Yakshagana, một hình thức nghệ thuật của Uttara Kannada. Nghệ sĩ: Krishna Hasyagar, Karki
Thần thoại
Phân nhómSinh vật huyền thoại
Tên gọi khác
  • Nri-chakshas
  • Nishacharas
  • Kravyads
  • Rakshasi
  • Manushya-rakshasi
  • Asura
Quốc giaẤn Độ, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, LàoCampuchia
Chân dung La Sát nhiều đầu

La Sát hay Quỷ La Sát (tiếng Phạn: Rākṣasa, Rākṣasī) là một loại quỷ quái trong thần thoại Hindu cũng như Phật giáo, đây là một sinh vật thần thoại có hình dáng, tính cách hung tợn của loài người hoặc quỷ thần bất thiện.

La Sát hầu hết được miêu tả như là một quái nhân như hình thù xấu xí, dữ tợn, thù địch, chúng to lớn như những ngọn đồi, đen như nhọ nồi, với hai chiếc răng nanh thò ra, những móng tay sắc nhọn giống như vuốt chim và gầm gừ như thú vật. Chúng cũng được mô tả như là kẻ ăn thịt người luôn đói khát, có thể đánh hơi mùi thú vật, con người và thịt. Một vài La Sát tàn bạo, hung ác hơn được thể hiện với con mắt đỏ rực, tóc rực lửa, uống máu vốc bằng tay hay từ chiếc sọ người. Thông thường, trong các câu chuyện kể, La Sát có thể bay lượn, biến mất, tăng hay giảm kích cỡ. Chúng có hình dáng động vật, con người hay những vật khác.

Trong kinh văn Phật giáo thường gặp, La Sát là loài hung thần ác quỷ, loài này hình tướng và mặt mày rất ghê gớm, thích ăn thịt người. Nam La Sát có thân đen, tóc đỏ, mắt xanh; nữ La Sát giống như người phụ nữ xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, chuyên ăn thịt uống máu loài người, loài quỷ này còn có hình dáng, hoặc là đầu trâu tay người, hoặc có móng chân trâu, hoặc là đầu nai, đầu , đầu thỏ, quỷ La Sát có sức thần thông, có thể bay nhanh ở trong hư không, hoặc đi nhanh trên mặt đất, bạo ác đáng sợ... La Sát gồm có La Sát nam và La Sát nữ hay còn gọi là nữ La Sát.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

La Sát thường được liên tưởng đến Bà La Sát hay còn gọi là Thiết phiến công chúa trong Tây Du Ký, là một phụ nữ dữ tợn, hay ghen. Người Trung Quốc cũng hay gọi người Nga là La Sát hay gọi nước Nga là Nga La Sát. Trong bộ truyện tranh Long Hổ Môn của Hoàng Ngọc Lang có phái La Sát Giáo đứng đầu là La Sát giáo chủ Hỏa Vân Tà Thần.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Freeman, Michael and Claude Jacques (2003). Ancient Angkor. Bangkok: River Books.
  • Rovedo, Vittorio (1997). Khmer Mythology: Secrets of Angkor. New York: Weatherhill.
  • Pollock, Sheldon (1985/1986). Rakshasas and others Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, Indologica Taurinensia 13, 263-281
  • Quỷ la sát Lưu trữ 2015-04-04 tại Wayback Machine
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Giới thiệu Anime/Manga Kaiju No.8 - Tân binh tiềm năng
Kaiju No.8 đạt kỉ lục là Manga có số lượng bản in tiêu thụ nhanh nhất với 4 triệu bản in
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Bài học từ chiếc túi hàng hiệu
Mình sở hữu chiếc túi designer bag đầu tiên cách đây vài năm, lúc mình mới đi du học. Để mà nói thì túi hàng hiệu là một trong những ''life goals" của mình đặt ra khi còn bé
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
Chén Thánh (Holy Grail) là một linh vật có khả năng hiện thực hóa mọi điều ước dù là hoang đường nhất của chủ sở hữu. Vô số pháp sư từ khắp nơi trên thế giới do vậy đều khao khát trở thành kẻ nắm giữ món bảo bối có một không hai này
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.