Mười công trình lớn của Bắc Kinh

Trần nhà Đại lễ đường Nhân dân.

Mười công trình lớn của Bắc Kinh (Giản thể: 北京十大建筑, Hán Việt: Bắc Kinh thập đại kiến trúc) là mười công trình lớn được xây dựng tại thủ đô Bắc Kinh vào năm 1959 nhân kỉ niệm 10 năm ngày thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một phần của kế hoạch quy hoạch đô thị và xây dựng trong chương trình Đại Nhảy Vọt và được hoàn thành chỉ trong vòng 10 tháng, tính đến trước ngày quốc khánh Trung Quốc mùng 1 tháng 10.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mười công trình lớn của Bắc Kinh được xây dựng cùng với việc mở rộng Quảng trường Thiên An Môn.[1] Kiến trúc của mười tòa nhà này là sự pha trộn của ba trào lưu kiến trúc, Chủ nghĩa hiện đại, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và những yếu tố của Kiến trúc Trung Quốc truyền thống.[2] Kiến trúc sư của các công trình này là thành viên của Học viện Thiết kế Kiến trúc Bắc Kinh cùng với sự quản lý của Ủy ban Kế hoạch Bắc Kinh và Bộ Xây dựng Trung Quốc.[2] Mười công trình lớn này được xây dựng với ý đồ đưa Bắc Kinh trở thành thành phố có các công trình tầm cỡ ngang tầm với những thủ đô lớn trên Thế giới như Washington DC, Paris hay Moskva.[3]

Các công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách cụ thể của Mười công trình:[4][5]

TT Tên công trình Mô tả
01 Đại lễ đường Nhân dân
(人民大会堂)
Nằm ở đầu phía Tây Quảng trường Thiên An Môn, Đại lễ đường Nhân dân là nơi tổ chức các cuộc họp của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc cùng các nghi thức lớn khác
02 Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc
(中国国家博物馆)
Có tên ban đầu là Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Trung Quốc, bảo tàng nằm ở đầu phía Đông của Quảng trường Thiên An Môn.[6]
03 Cung Văn hóa Dân tộc
(民族文化宫)
Nằm ở phía Bắc của Đại lộ Trường An Tây, Cung Văn hóa Dân tộc được thiết kế với nhiều chi tiết kiến trúc truyền thống Trung Hoa và được coi là đại diện tiêu biểu của thiết kế kiểu Trung Hoa hiện đại.[7]
04 Ga Bắc Kinh
(北京站)
Vào thời điểm hoàn thành, Ga Bắc Kinh là ga đường sắt lớn nhất của Trung Quốc.[8] Ga mới này được sử dụng để thay thế cho Ga Bắc Kinh cũ nằm tại Chính Dương Môn gần Quảng trường Thiên An Môn vốn được xây dựng từ năm 1901.[9]
05 Sân vận động Công nhân
(北京工人体育)
Sân vận động lớn nhất Bắc Kinh vào thời điểm xây dựng và là nơi tổ chức Đại hội thể thao quốc gia đầu tiên của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[10]
06 Cung Triển lãm Nông nghiệp toàn quốc
(全国农业展览馆)
Công trình này do đích thân thủ tướng Chu Ân Lai chỉ đạo xây dựng để kịp hoàn thành trong năm 1959 cho lễ kỉ niệm lần thứ 10 Triển lãm Thành tựu Nông nghiệp toàn quốc.[11]
07 Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài
(钓鱼台国宾馆)
Khu nhà khách và khách sạn này được xây dựng trên khu vườn 800 năm tuổi có từ thời Nhà Kim. Công trình này đã kết hợp rất nhiều chi tiết của kiến trúc truyền thống Trung Hoa, đặc biệt là kiến trúc vườn.[12]
08 Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc
(中国人民革命军事博物馆)
Đây là bảo tàng quân sự lớn nhất của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào Lịch sử Trung Quốc thế kỷ 20, đặc biệt là Nội chiến Trung Quốc.[13]
09 Nhà khách Dân tộc Bắc Kinh
(北京民族饭店)
Đây là một khách sạn nằm ở Đại lộ Trường An Tây.[14]
10 Tòa nhà Hoa Kiều
(侨大厦)
Công trình này đã bị phá hủy trong thập niên 1990 để nhường chỗ cho một tòa nhà khác nằm cùng vị trí.[15]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b MacFarquhar, Roderick (1983). The Origins of the Cultural Revolution. Columbia University Press. tr. 367. ISBN 0231057172.
  2. ^ a b Peter G. Rowe, Seng Kuan (2002). Architectural Encounters With Essence and Form in Modern China. MIT Press. ISBN 026268151X.
  3. ^ Andrews, Julia F. (1995). Painters and Politics in the People's Republic of China, 1949-1979. University of California Press.
  4. ^ “聚焦中国55年:北京的十大建筑” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ “首都之窗 - 十大建筑” (bằng tiếng Trung). Beijing People's Government. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ "十大建筑":中国革命历史博物馆” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  7. ^ "十大建筑":民族文化宫” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  8. ^ "十大建筑":北京火车站” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  9. ^ “北京站 - 车站概况” (bằng tiếng Trung). Beijing Railway Station. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  10. ^ "十大建筑":北京工人体育场” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  11. ^ "十大建筑":全国农业展览馆” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  12. ^ "十大建筑":钓鱼台国宾馆” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  13. ^ “首都之窗 - 中国革命军事博物馆” (bằng tiếng Trung). Beijing People's Government. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  14. ^ "十大建筑":民族饭店” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  15. ^ "十大建筑":华侨大厦” (bằng tiếng Trung). The People's Daily. ngày 30 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
HonKai: Star Rail - Character Creation Guide Collection
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người