Mạch gỗ (cũng gọi: xylem) là một loại mạch vận chuyển nước và ion khoáng ở cây trên cạn.[1][2] Đây là mô dẫn truyền chất lỏng từ phía dưới (rễ) lên phía trên (thân và lá) của thực vật, tương tự như mạch máu ở động vật.
Mạch gỗ trong tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác gọi là xylem (phát âm tiếng Anh: /ˈzaɪləm/,[3] tiếng Việt: xy-lem[2]). Từ "xylem" này bắt nguồn từ một danh từ Hy Lạp cổ là ξυλον (xylon, có nghĩa là "gỗ"). Mạch gỗ là mô dẫn bắt buộc của hầu hết các cây thân gỗ, trên cạn, thường chiếm 20-30% thể tích thân cây.
Mạch gỗ là tập hợp các tế bào đã chết, hoá gỗ. Tế bào mạch gỗ gồm hai loại chính là quản bào và mạch ống. Những tế bào cùng loại nối liền với nhau tạo thành ống dẫn hình trụ kéo dài từ rễ lên thân và đến lá cây. Các tế bào này nối với nhau theo kiểu "đuôi" tế bào trên nối liền với "đầu" tế bào dưới thành ống, đồng thời các ống kề nhau nối với nhau qua nhiều lỗ bên. Kiểu nối này giúp cho một tế bào bị tắc, thì dòng dịch của mạch gỗ vẫn chuyển lên qua các lỗ bên và ngược lại.[2][4]
Quan sát cấu tạo thô đại trên mặt cắt ngang của thân cây, lỗ mạch thường có các dạng phân bố:
Các hình thức tụ hợp của lỗ mạch:
Mạch gỗ là yếu tố đầu tiên giúp phân biệt các loại gỗ, mạch gỗ có thể vận chuyển nước và muối khoáng và chất hữu cơ, là yếu tố làm tăng độ xốp rỗng của gỗ. Số lượng và kích thước của mạch gỗ ảnh hưởng quyết định đến bề mặt gỗ (lỗ mạch nhiều và lớn thì thớ gỗ thô).