Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Lopressor, Toprol-xl |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a682864 |
Giấy phép |
|
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | Uống, Tiêm tĩnh mạch |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 12% |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan thông qua CYP2D6, CYP3A4 |
Chu kỳ bán rã sinh học | 3-7 giờ |
Bài tiết | Thận |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.051.952 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C15H25NO3 |
Khối lượng phân tử | 267.364 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
Điểm nóng chảy | 120 °C (248 °F) |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Metoprolol, có trên thị trường với nhãn hiệu Lopressor và các tên khác, là một thuốc chẹn chọn lọc thụ thể β1.[1] Thuốc được dùng để điều trị cao huyết áp, đau tức ngực do thiếu máu về tim, và một số các bệnh liên quan đến nhịp tim nhanh bất thường.[1] Thuốc còn dùng để phòng ngừa các vấn đề tim mạch theo sau một cơn nhồi máu cơ tim và để ngừa các cơn đau đầu ở bệnh nhân bị bệnh đau nửa đầu.[1]
Thuốc được bào chế thành các dạng có thể sử dụng bằng đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch.[1] Metoprolol thường được dùng hai lần một ngày.[1] Dạng bào chế tác dụng kéo dài có thể được sử dụng một lần mỗi ngày.[1] Metoprolol có thể được phối hợp với hydrochlorothiazide trong cùng một viên thuốc.[1]
Các tác dụng phụ thường gặp của dược chất là gây mất ngủ, cảm thấy mệt mỏi hay choáng ngất, và khó chịu ở vùng bụng.[1] Dùng với liều lượng lớn có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng.[2][3] Chưa loại trừ được thuốc có nguy hiểm khi sử dụng trong thai kỳ hay không.[1][4] Sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú tương đối ổn định.[5] Cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân có vấn đề về gan hay hen suyễn.[1] Nếu ngừng thuốc cần phải giảm liều từ từ để giảm nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe theo sau.[1]
Metoprolol được bào chế lần đầu vào năm 1969.[6] Thuốc nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, là danh sách các dược phẩm quan trọng nhất cần phải có ở một hệ thống y tế cơ bản.[7] Metoprolol là một thuốc gốc có mặt trên thị trường.[1] Vào năm 2013, metoprolol là thuốc được kê toa nhiều thứ 19 ở Hoa Kỳ.[8]
Metoprolol chứa một trung tâm và bao gồm hai enantiomers. Đây là một hỗn hợp racic, tức là hỗn hợp 1: 1 của (R) - và (S) -form:[9]
Enantiomers của metoprolol | |
---|---|
CAS-Nummer: 81024-43-3 |
CAS-Nummer: 81024-42-2 |
|website=
(trợ giúp)