Minh Tân, Lương Tài

Minh Tân
Xã Minh Tân
Chùa thôn Hương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
HuyệnLương Tài
Địa lý
Tọa độ: 21°0′15″B 106°15′49″Đ / 21,00417°B 106,26361°Đ / 21.00417; 106.26361
Minh Tân trên bản đồ Việt Nam
Minh Tân
Minh Tân
Vị trí xã Minh Tân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,07 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng4780 người[1]
Mật độ787 người/km²
Khác
Mã hành chính09526[2]

Minh Tân là một thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam được thành lập năm 1948 gồm 6 làng của tổng Đặng Xá. ( Tổng Đặng Xá có 11 xã, thôn: Đặng Xá, thôn Ngô An Cường thuộc xã Đương Triều, thôn Ngọc Thượng thuộc xã Nhị Trai, thôn Cự thuộc xã Nhị Trai, Thận Trai, Nhất Trai, Vĩnh Trai, Hương Trai, Đỉnh Dương (thôn Cự và các xã: Thận Trai, Nhất Trai, Vĩnh Trai, Hương Trai, Đỉnh Dương, Trình Phú năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi).

Ngày 10 tháng 6 năm 1967, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 398-NQ/TVQH về việc sáp nhập xóm Bình Giang thuộc xã Minh Tân huyện Gia Lương tỉnh Hà Bắc vào xã Thái Tân huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. ( Nguyên nhân do sự biến đổi dòng chảy của sông Thái Bình gây sạt lở bờ bên này và bồi lấp bên phía Nam Sách).

Toàn xã có 1.882 hộ với 5.784 nhân khẩu, trong đó 66,33% số hộ sản xuất nông nghiệp. ( Năm 2017).

Năm 2023 Tỉnh Bắc Ninh ra quyết định Nhập xã Trừng Xá vào xã Minh Tân thành một xã mới có diện tích 11,42km2, dân số gần 11.000 người; nơi đặt trụ sở làm việc tại UBND xã Trừng Xá. Quá trình thực hiện sẽ diễn ra trong năm 2024 và cuối năm 2025 dự kiến hoàn thành.

Địa giới hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Tân nằm ở phía Đông Nam huyện Lương Tài, cách trung tâm thị trấn Thứa khoảng 8 km.

Có vị trí địa lý: phía Bắc giáp xã Lai Hạ; phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp xã Trừng Xá và xã Trung Chính.

Diện tích đất tự nhiên của xã là 591,34 ha trong đó có 316,46 ha đất nông nghiệp.

Xã Minh Tân có 5 thôn là: Nhất Trai, An Cường, Đạm Trai, Thận Trai, Hương Trai.[3]

Trụ sở Ủy Ban nhân dân Xã Minh Tân, Trạm y tế, Trường học được đặt tại thôn Đạm Trai.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử cư trú của người dân xã Minh Tân thời xa xưa không được ghi lại do điều kiện sống không thuận lợi, nhiều lần nước sông dâng cao cuốn trôi nhà cửa, vỡ đê khiến gia phả của các dòng họ thất lạc.

Tuy nhiên là nơi thuận tiện để di chuyển từ Thăng Long ra biển và đi Trung Quốc. Theo lịch sử truyền miệng của các dòng họ:

1. Họ Tống ở thôn Nhất Trai không rõ tới cư trú từ năm nào, nhưng theo Bia Văn Miếu Bắc Ninh thì có Tống Phúc Lâm (1456-?) người xã Nhất Trai huyện Thiện Tài (nay thuộc xã Minh Tân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15. (1484) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thừa chỉ ( Học sĩ viện Hàn Lâm chuyên biên soạn chiếu thư cho nhà Vua) và được cử đi sứ.

Xem Video Tống Phúc Lâm - Danh Nhân Kinh Bắc

https://www.youtube.com/watch?v=SnGqw0_ekZQ

2. Họ Phạm có :

Phạm Thông (?-?) người xã Nhất Trai huyện Thiện Tài (nay thuộc xã Minh Tân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Tam Giáp Tiến sĩ năm Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức ( 1496). Ông từng làm quan Ngự sử.

3. Họ Ngô di cư từ vùng Nghệ An tới. Phát trển đông đảo ở thôn Thận, Đạm. Tuy nhiên hiện nay phần lớn người họ Ngô ở xã Minh Tân đã di cư và định cư tại TP HCM.

4. Họ Trần là hậu duệ của nhà Trần trốn chạy khỏi các cuộc thanh trừng của nhà Lê cư trú chủ yếu ở thôn Hương và An Cường.

5. Họ Nguyễn có nhiều nguồn gốc nhưng đông đảo nhất hiện nay là hậu duệ của cụ Nguyễn Bá Trinh. Theo gia phả của dòng họ ghi lại thì cụ Nguyễn Bá Trinh là một vị tướng quân đem theo 3 người con trai trốn chạy sự truy đuổi của triều đình nhà Nguyễn đến khu vực này năm 1809, tới năm 1813 thì mất. 3 người con của cụ đổi sang thành họ Nguyễn Văn, sinh nhiều con cháu đời sau và phát triển thành dòng họ Nguyễn lớn nhất tại xã Minh Tân cư trú phần lớn ở thôn Thận, Đạm Hương

Năm 1936 vỡ đê tại khu vực thôn Hương Trai

Trước năm 1954, người Pháp đóng quân ở bốt Văn Thai- gần chợ Văn Thai thuộc Tỉnh Hải Dương bây giờ, kiểm soát giao thương và giết hại nhiều người dân.

Năm 1956 cải cách ruộng đất, toàn bộ đất trong và ngoài đê được nhập vào hợp tác xã. Người dân bắt đầu dời nhà cửa, chùa và mồ mả vào trong đê. Chùa Thận được dựng lại tuy nhiên Đình Thận bị phá hủy, các trụ đá bị người dân đem về nhà đẽo thành cối hoặc nung vôi.

Các tượng Phật còn lại của chùa Thận được tạc theo phong cách thời Lê, chứng tỏ chùa đã được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17- 18. Trong chùa có bức tượng đá hình một vị quan ở gian hậu điện, nhưng bị phá hủy một phần và không rõ lai lịch.

Đối diện với chùa thôn Thận là sân kho hợp tác xã rất lớn (bằng diện tích 1 sân vận động), đến năm 1993 thì bán cho các hộ dân.

Năm 1971 vỡ đê khu vực Nhất Trai, cát tràn vào phủ kín thôn Nhất Trai và khu vực trường học Minh Tân. Cát phủ dày hơn 1 mét, việc khai thác cát để xây dựng và san lấp liên tục trong 20 năm mới đến lớp đất thịt thuận lợi cho canh tác.

Suốt thời kỳ hợp tác xã, dù đất nông nghiệp rộng và thuận lợi, gần nguồn nước nhưng do quản lý yếu kém nên nhiều năm rơi vào nạn đói dẫn đến các cuộc di dân vào các tỉnh phía nam từ năm 1980 đến 2000, nhiều nhất là đi Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 500 người).

Từ năm 2014 đến nay, dân số ổn định và gia tăng do người dân dễ dàng tìm được công việc tại Hải Dương, Bắc Ninh. Dự báo dân số xã sẽ bùng nổ trong những năm tới do dòng người hồi hương sinh sống và làm việc.

Cơ sở hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có đầy đủ các công trình công cộng thiết yếu như: trạm y tế, trường học cấp 1-cấp 2, nhà trẻ mẫu giáo, hội trường, nhà máy nước, trạm bơm, kênh thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân.

Nhiều tuyến đường trong xã được xây mới và mở rộng, một số tuyến đường còn được trải nhựa và lắp đèn cao áp. Tuyến đường đê sông Thái Bình chạy qua xã cũng được trang bị đèn cao áp.

Là xã thuần nông, người dân thường trồng đa canh, không chuyên canh một loại cây nào. Người dân đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại nuôi gà, nuôi lợn quy mô nhỏ. Nuôi cá bè cá lồng trên sông Thái Bình.

Tuy nhiên từ năm 2010 bắt đầu phát triển chuyên canh cây cà rốt mang lại giá trị kinh tế cao.

Nguồn thu nhập của người dân trong xã gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, người thân từ nước ngoài hoặc các tỉnh khác gửi về, đi lao động tại các doanh nghiệp tại Hải Dương, Bắc Ninh.

Kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên, tỷ lệ các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ đang tăng nhanh.

Tuy quỹ đất trống còn nhiều nhưng chưa thu hút được nhiều cơ sở kinh doanh quy mô và công ty lớn xây dựng và phát triển trong xã. Hiện xã chỉ có nhà máy may của Công ty Hoa Đô tại khu Bãi cát Nhất Trai xây dựng năm 2007, nhà máy sản xuất Ngói màu của Công ty Bắc Dương xây dựng năm 2018...

Đường bờ đê được làm mới năm 2017-2018 là tuyến đường giao thông huyết mạch nhất trong xã, nối liền giao thông với Thành phố Hải Dương. Cộng với các tuyến đường trạm bơm Văn Thai nối với thị trấn Thứa đang được mở rộng, tuyến đường Kênh Vàng đã mở rộng...hứa hẹn kinh tế toàn xã Minh Tân sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian ngắn nữa.

Nền kinh tế của xã Minh Tân được hưởng lợi do ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh. Có mối quan hệ với Hải Dương nhiều hơn Bắc Ninh ( do khoảng cách đến trung tâm tỉnh Hải Dương chỉ là 10km so với 35km tới trung tâm tỉnh Bắc Ninh).Có đầy đủ tiềm năng để trở thành 1 thị trấn năng động.

Danh sách các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn xã Minh Tân, huyện Lương Tài[4]
STT Tên di tích Địa điểm Ghi chú
1 Đình làng Hương Trai Thôn Hương Trai, xã Minh Tân tọa lạc tại giữa làng Hương Trai
2 Chùa Kim Quang Thôn Hương Trai, xã Minh Tân tọa lạc tại cánh đồng Hương Trai
3 Đình làng Thận Trai Thôn Thận Trai, xã Minh Tân xây dựng lại năm 2018
4 Chùa Nghiêm Quang Thôn Thận Trai, xã Minh Tân trùng tu xong năm 2018
5 Đình làng Đạm Trai Thôn Đạm Trai, xã Minh Tân
6 Chùa làng Đạm Trai (chùa Vẽ) Thôn Đạm Trai, xã Minh Tân
7 Chùa Đông Nhất (Khánh Vân) Thôn Nhất Trai, xã Minh Tân
8 Đình làng An Cường Thôn An Cường, xã Minh Tân
9 Chùa Phúc Sinh (Linh Quang) Thôn An Cường, xã Minh Tân

Hội đình làng tứ thôn diễn ra ngày 10/2 Âm lịch, là lễ hội rước thành hoàng của 4 thôn Thận Trai, Đạm Trai, Hương Trai và An Cường.

Từ năm 2011, được nhiều nhà hảo tâm công đức nên các thôn đã xây dựng, trùng tu các đình, chùa to đẹp, văn hóa Phật giáo phát triển. Các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng được tổ chức thường xuyên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MS
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Điều kiện tự nhiên - xã hội xã Minh Tân”. http://www.bacninh.gov.vn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2019. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ “Danh sách di tích lịch sử huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”. http://luongtai.bacninh.gov.vn. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2019. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

https://snv.bacninh.gov.vn/news/-/details/57424/tinh-hinh-thay-oi-on-vi-hanh-chinh-o-huyen-luong-tai

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan