Muhammad al-Gaddafi

Muhammad Muammar al-Gaddafi (Mohammed Moammar Al-Gathafi tên trong hộ chiếu[1])(sinh 1970; Ả Rập: محمد القذافي) là con trai thứ nhất của lãnh đạo Libya bị lật đổ, Muammar al-Gaddafi. Ông từng là người đứng đầu Ủy ban Olympic Libya.[2] Trong khi có một số người quan tâm đến việc ông có thể kế vị cha mình để lãnh đạo Libya, ông được ghi nhận là không quan tâm tới việc này.[3]

Ông cũng từng là Chủ tịch Công ty Viên thông và Bưu điện Toàn dân, công ty là sở hữu của ông và kinh doanh về dịch vụ điện thoại và vệ tinh tại Libya.[4] Công ty của ông là nhà cung cấp dịch vụ internet chính của Libya, và ngay khi xảy ra các cuộc biểu tình chống lại chế độ của cha ông, công ty của ông đã cắt kết nối Internet giữa Libya với phần còn lại của thế giới.[5]

Nội chiến Libya 2011

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2011, Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp đã tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Muhammad khi tiếp quản Tripoli.[6] Sau đó, ông đã thừa nhận thông qua một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với kênh truyền hình Al Jazeera, rằng ông đầu hàng lực lượng nổi dậy và đã được đối xử tốt. Lãnh đạo của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp sau đó đã nói trên Al Jazeera rằng họ cam kết bảo đảm cho sự an toàn của Muhammad. Muhammad sau đó đã phản bác lại tuyên bố rằng ông đã được an toàn.[7] Vào ngày 22 tháng 8 năm 2011, ông được tường trình là đã trốn thoát với sự giúp đỡ của lực lượng trung thành với Gaddafi.[8] Tường trình ngày 29 tháng 8 năm 2011 cho biết ông đã đến Algeria cùng với một số thành viên khác trong gia đình Gaddafi.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mohamed Al”. Truy cập 30 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ Libyan Olympic Committee. Olympic.org.
  3. ^ James Verini (ngày 22 tháng 5 năm 2011). “The Good Bad Son”. New York Magazine. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ Cellular News, Feb 2007 at Libya Planning to Privatize Phone Networks
  5. ^ The Guardian, 19 Feb 2011 at
  6. ^ “Little Resistance as Rebels Enter Tripoli”. The New York Times. Kareem Fahim, David D. Kirkpatrick. ngày 21 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  7. ^ “Gaddafi Son in Libyan Rebel Custody. On ngày 22 tháng 8 năm 2011 Muhammad escaped from Libyan Rebel custody”. Al Jazeera. ngày 21 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ “Gaddafi Son escaped”. Al Jazeera. ngày 22 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ “Gaddafi's wife and three children in Algeria”. Al Jazeera English. Al Jazeera. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2