Nút mạch hoá chất khối u (trans-arterial chemo-embolization - TACE) là một thủ thuật y tế ít xâm lấn để làm suy yếu khối u bằng cách hạn chế việc cung cấp máu cho nó. Các vật liệu gây tắc mạch và hóa chất được tiêm vào khối u thông qua một ống mềm đi theo động mạch cung cấp máu cho khối u. Những chất này vừa ngăn chặn việc cung cấp máu vừa diệt tế bào của khối u.
Phương pháp này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các cách điều trị khác như cắt, ghép, hoá trị, xạ trị…
Tác dụng của phương pháp nút mạch thông qua hai cơ chế chính.
Ứng dụng phổ thường được nhắc đến nhất của phương pháp nút mạch là trong điều trị ung thư gan. Ngoài ra nó cũng được sử dụng đối với các bệnh ung thư cổ tử cung, tuyến tiền liệt, não, ống mật, ruột già…
Với bệnh nhân ung thư gan, nút mạch được sử dụng phổ biến nhằm kéo dài thời gian sống trong các trường hợp không thể phẫu thuật, không đạt tiêu chuẩn Milan để ghép gan, hoặc với những người có khối u tái phát sau khi đã cắt gan.
Thông thường gan được nuôi dưỡng bởi hai nguồn cấp máu là động mạch (25%) và tĩnh mạch (75%). Đối với u gan thì hầu như nguồn cấp máu hoàn toàn từ động mạch gan.
Hoá chất bơm qua đường động mạch gan sẽ vào trực tiếp khối u, trong khi phần gan lành được nuôi dưỡng bởi nguồn tĩnh mạch vẫn phát triển bình thường. Điều này cũng cho phép đưa được nhiều hoá chất tiêu diệt tế bào u hơn vào trong khối u.
Phổ biến nhất là hạt nhựa PVA (poly vinyl alcohol), gây tắc mạch vĩnh viễn bằng cách giảm lưu lượng dòng chảy và gây viêm thành mạch vô khuẩn tại các mạch máu mà nó tắc lại, tạo ra máu đông chứa hạt nhựa gây tắc hoàn toàn dòng chảy của động mạch. Các cục máu đông này sẽ tự phân huỷ trong vòng bốn tuần còn các hạt nhựa thì tồn tại vĩnh viễn.
Ngoài ra còn có chất xốp gelatin (spongel) hoặc các vòng xoắn kim loại.