Năng lượng ở Nhật Bản

Năng lượng ở Nhật Bản nói đến việc sản xuất, tiêu thụ, và xuất nhập khẩu năng lượngđiệnNhật Bản. Tiêu thụ năng lượng chính của cả nước này là 477,6 Mtoe trong năm 2011, giảm 5% so với năm trước.[1]

Đất nước Nhật Bản thiếu đáng kể trữ lượng nội địa của nhiên liệu hóa thạch, ngoại trừ than, và phải nhập một lượng lớn dầu thô, khí thiên nhiên, và các nguồn năng lượng khác, bao gồm cả uranium. Nhật Bản dựa trên việc nhập khẩu dầu mỏ để đáp ứng 42% năng lượng của nước này trong năm 2010.[2] Nhật Bản cũng là đất nước đầu tiên nhập khẩu than trong năm 2010, với 187 tấn (khoảng 20% tổng sản lượng than nhập khẩu của toàn thế giới), và là nước đầu tiên nhập khẩu khí đốt tự nhiên với 99 tỷ mét khối (12.1% của tổng sản lượng nhập khẩu khí thiên nhiên toàn cầu).[3]

Trong khi trước đây Nhật Bản dựa trên năng lượng hạt nhân để đáp ứng 1/4 năng lượng điện cần thiết, sau  thảm họa hạt nhân năm 2011 tại nhà máy điện Fukushima tất cả các lò phản ứng hạt nhân đã dần dần đóng cửa vì lý do an toàn.[4][5] Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Ōi cuối cùng đã được khởi động lại vào ngày 2 tháng 7 năm 2012.[6] Tại thời điểm tháng 1 năm 2013 hầu hết các thành phố có nhà máy điện hạt nhân nói rằng họ sẽ khởi động lại nhà máy nếu chính phủ có thể đảm bảo vận hành chúng an toàn.[7]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]
GDP với năng lượng tiêu thụ, 1968-2012
Năng lượng ở Nhật Bản[8]
Capita Năng lượng thô Sản xuất Nhập khẩu Điện Thoát khí CO2
Triệu TWh TWh TWh TWh Mt
2004 127.7 6,201 1,125 5,126 1,031 1,215
2007 127.8 5,972 1,052 5,055 1,083 1,236
2008 127.7 5,767 1,031 4,872 1,031 1,151
2009 127.3 5,489 1,091 4,471 997 1,093
2010 127.4 5,778 1,126 4,759 1,070 1,143
2012 127.8 5,367 601 4,897 1,003 1,186
2012R 127.6 5,260 329 5,062 989 1,223
2013 127.3 5,288 325 5,082 998 1,235
Change 2004-10 -0.2 % -6.8 % 0.0 % -7.2 % 3.7 % -5.9 %
Mtoe = 11.63 TWh, Năng lượng thô bao gồm các tổn thất năng lượng, = 2/3 cho điện hạt nhân [9]

2012R = Tiêu chí tính toán lượng CO2 thay đổi, số liệu cập nhật

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Sản xuất điện năng tại Nhật Bản, sắp xếp theo nguồn.

Sự tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Thế chiến II đã làm tăng gấp đôi  lượng tiêu thụ năng lượng của quốc gia này mỗi năm cho đến tận những năm 1990. Trong khoảng thời gian tăng tốc từ năm 1960 đến năm 1972, tăng trưởng tiêu thụ năng lượng đã lớn nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng GNP, tăng gấp đôi lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu của Nhật Bản. Năm 1976, với dân số chỉ chiếm 3% dân số thế giới, Nhật Bản đã tiêu thụ 6% năng lượng được cung cấp trên toàn cầu.

So với các quốc gia khác, điện năng ở Nhật Bản là tương đối đắt tiền,[10] và vì việc ngừng sản xuất năng lượng hạt nhân sau trận động đất và thảm họa sóng thần tại Fukushima, giá của điện tại Nhật Bản đã tăng đáng kể.[11]

Bản đồ của mạng lưới phân phối điện tại Nhật Bản, cho thấy có sự không phù hợp giữa các hệ thống ở các khu vực khác nhau.
Trạm đổi tần số Sakuma

Trong năm 2008, Nhật Bản xếp hạng ba trên thế giới về sản xuất điện, chỉ sau MỹTrung Quốc, với 1025 TWh sản xuất trong năm đó.[12]

Tính trên điện năng mỗi đầu người tiêu thụ, một người dân Nhật trung bình tiêu thụ 8,459 kWh trong năm 2004 so với mức trung bình đầu người 14,240 kWh của người Mỹ. Theo đó Nhật Bản xếp hạng 18 về tiêu thụ điện giữa các quốc gia trên thế giới. Mức tiêu thụ điện năng trên đầu người tại Nhật tăng 21.8% từ năm 1990 đến năm 2004.[13]

Nhật Bản có tổng công suất sản xuất điện tối đa trong năm 2010 là 282 GW, lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau các thiệt hại do trận động đất năm 2011, năng lực sản xuất điện được ước tính chỉ còn khoảng 243 GW vào giữa năm 2011.[2]  Nhật là một trong những nước sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm vị trí thứ tư sau Đức, Ý, và Trung Quốc. Với 53 lò phản ứng phát điện hạt nhân hoạt động trong năm 2009, năm đó Nhật Bản đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ (104 lò phản ứng) và Pháp (59).[14] Gần một phần tư (24.93%) lượng điện được sản xuất từ các nhà máy hạt nhân, so với 76.18% của Pháp và 19.66% của Hoa Kỳ.[15] Tuy nhiên, sau Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 và sau sự cố nhà máy điện Fukushima I, tất cả các nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động vào tháng 5 năm 2012 và Nhà máy điện hạt nhân Ōi đã được khởi động lại trong tháng 6 năm 2012. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2015[16] và 1 tháng 11 năm 2015, hai lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện hạt nhân Sendai cũng đã được khởi động lại.[17][18][19]

Kể từ khi thảm họa Fukushima xảy ra, nhiều chính sách đã được thực hiện nhanh chóng nhằm tự do hóa thị trường cung cấp điện.[20][21] Trong tháng 4 năm 2016 cá nhân trong nước và khách hàng doanh nghiệp nhỏ có thể chọn lựa nguồn cung cấp điện từ hơn 250 nhà cung cấp là các công ty bán điện. Ngoài ra, kinh doanh điện bán buôn trên Sàn giao dịch Điện lực Nhật Bản đã được khuyến khích.[22][23]

Điện lưới quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Không giống như hầu hết các nước công nghiệp khác, Nhật Bản không có điện lưới quốc gia duy nhất, mà có lưới điện phía đông và phía tây riêng biệt. Các điện áp tiêu chuẩn tại các cửa hàng điện là 100V, nhưng các lưới điện hoạt động ở tần số khác nhau: 50Hz ở Đông Nhật Bản và 60Hz ở Tây Nhật Bản.[24]Các lưới được kết nối với nhau bằng 3 trạm biến đổi tần số (Higashi-Shimizu, Shin Shinano và Sakuma), nhưng các trạm trên chỉ có thể xử lý 1 GW.[25] Một trạm biến đổi tần số khác ở Minami-Fukumitsu. 2011 Tohoku trận động đất và sóng thần dẫn đến 11 lò phản ứng đóng cửa với lượng điện năng mất đi là 9.7GW.[25] Ba trạm biến đổi trên không có khả năng chuyển đủ điện từ hệ thống điện phía tây của Nhật Bản sang để giúp đỡ lưới điện phía đông.

Hai lưới điện ban đầu được các công ty khác nhau phát triển một cách độc lập. Tokyo Electric Light Co được thành lập vào năm 1883 và đã thiết lập hệ thống điện tại Nhật Bản. Năm 1885 nhu cầu điện đã phát triển đủ để TELCO đã mua thiết bị sản xuất điện từ AEG của Đức.[25] Điều tương tự cũng xảy ra ở phần phía tây của Nhật Bản với General Electric là nhà cung cấp cho công ty Osaka Electric Lamp.[25] Các thiết bị của GE sử dụng tiêu chuẩn Mỹ 60 Hz trong khi thiết bị AEG sử dụng tiêu chuẩn châu Âu là 50 Hz.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “BP Statistical Review of World Energy 2012” (PDF). BP. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ a b “Japan” (PDF). Country Analysis Briefs. U.S. Energy Information Administration (EIA). Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.[liên kết hỏng]
  3. ^ IEA Key World Energy Statistics 2011 Lưu trữ 2011-10-27 tại Wayback Machine, 2010 Lưu trữ 2010-10-11 tại Wayback Machine, 2009 Lưu trữ 2013-10-07 tại Wayback Machine, 2006 Lưu trữ 2009-10-12 tại Wayback Machine IEA October, crude oil p.11, coal p. 13 gas p. 15
  4. ^ Nakamoto, Michiyo (4 tháng 4 năm 2012). “Tepco faces revolt over price rise”. FT.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Devere, Eddie (20 tháng 2 năm 2012). “Grow, Baby, Grow: Eddie's Blog on Energy & Physics: Japan's Electricity Crisis _ & _ Nuclear Power in the US”. Eddiesblogonenergyandphysics.blogspot.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ “Japan restarts first reactor since Fukushima - World news - Asia-Pacific | NBC News”. MSNBC. 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ http://www.bangkokpost.com/news/world/329475/most-japan-cities-hosting-nuclear-plants-ok-restart-survey
  8. ^ IEA Key World Energy Statistics Statistics 2015 Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, 2014 (2012R as in November 2015 Lưu trữ 2015-04-05 tại Wayback Machine + 2012 as in March 2014 is comparable to previous years statistical calculation criteria, 2013 Lưu trữ 2014-09-02 tại Wayback Machine, 2012 Lưu trữ 2013-03-09 tại Wayback Machine, 2011 Lưu trữ 2011-10-27 tại Wayback Machine, 2010 Lưu trữ 2010-10-11 tại Wayback Machine, 2009 Lưu trữ 2013-10-07 tại Wayback Machine, 2006 Lưu trữ 2009-10-12 tại Wayback Machine IEA October, crude oil p.11, coal p. 13 gas p. 15
  9. ^ Energy in Sweden 2010 Lưu trữ 2013-10-16 tại Wayback Machine, Facts and figures, The Swedish Energy Agency, Table 8 Losses in nuclear power stations Table 9 Nuclear power brutto
  10. ^ Nagata, Kazuaki, "Utilities have monopoly on power", Japan Times, 6 September 2011, p. 3.
  11. ^ Nakamoto, Michiyo (4 tháng 4 năm 2012). “Tepco faces revolt over price rise”. FT.com. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  12. ^ “Electricity - production 2008 Country Ranks”. Photius.com. 25 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  13. ^ “Electricity Consumption Per Capita 2004 - Country Rankings”. Allcountries.org. 25 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  14. ^ “Nuclear Power Plants by Country 2009”. Photius.com. 25 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ “Nuclear Share in Electricity Generation by Country 2008”. Allcountries.org. 25 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ Startup of Sendai Nuclear Power Unit No.1 Lưu trữ 2017-05-25 tại Wayback Machine (11 August 2015)
  17. ^ “Japan Restarts First Nuclear Power Plant since Fukushima”. BBC News. BBC. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
  18. ^ “Japan restarts first nuclear reactor since Fukushima disaster”. The Guardian. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2015.
  19. ^ “Sendai No. 2 reactor in full-capacity operation”. Japan News (The Yomiuri Shimbun). 1 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  20. ^ “Japan electricity markets: structural changes and liberalization”. Eurotechnology Japan. 2014. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  21. ^ “What does liberalization of the electricity market mean?”. Agency for Natural Resources and Energy. METI. 2013. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  22. ^ Stephen Stapczynski, Emi Urabe (28 tháng 3 năm 2016). “Japan's Power Market Opening Challenges Entrenched Players: Q&A”. Bloomberg. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  23. ^ “Electricity market shake-up mainly benefiting Tokyo and Kansai”. The Japan Times. 7 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  24. ^ “Electricity in Japan”. Japan-guide.com. 7 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  25. ^ a b c d e Williams, Martyn (18 tháng 3 năm 2011). “A legacy from the 1800s leaves Tokyo facing blackouts”. Computerworld. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Mei Mei -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Mei Mei - Jujutsu Kaisen
Mei Mei (冥 め い 冥 め い Mei Mei?) Là một nhân vật phụ trong bộ Jujutsu Kaisen
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Nên mua iPhone 11 Lock hay không?
Chỉ với 13 triệu đồng đã có thể sở hữu một chiếc iPhone 11 Lock, nhưng tại sao người dùng lại không nên ham rẻ?
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
So sánh Hutao và Childe - Genshin Impact
Bài viết có thể rất dài, nhưng phân tích chi tiết, ở đây tôi muốn so sánh 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ của 2 nhân vật mang lại thay vì tập trung vào sức mạnh của chúng
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới