Neferhetepes

Neferhetepes
Bức tượng vỡ của Neferhetepes
(Bảo tàng Louvre)
Thông tin chung
An tánggần Kim tự tháp Userkaf ?
Hôn phốikhông rõ
Hậu duệUserkaf ?
Tên đầy đủ
Neferhetepes
Vẻ duyên dáng xinh đẹp của nàng
nfrHtp
t p
s
Thân phụDjedefre
Thân mẫuHetepheres II

Neferhetepes là một công chúa thuộc Vương triều thứ 4 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Tên của bà có nghĩa là "Vẻ duyên dáng xinh đẹp của nàng".

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Neferhetepes chỉ được biết qua một bức tượng vỡ tại khu phức hợp lăng mộ của cha bà, Kim tự tháp Djedefre; mẹ của bà là vương hậu Hetepheres II[1]. Neferhetepes được gọi với nhiều danh hiệu: "Con gái của Vua", "Mẹ của Vua", "Vợ của thần thánh", "Nữ tư tế của Hathor"[2].

Ngày nay, nhiều nhà khảo cổ cho rằng, kim tự tháp nhỏ của một phụ nữ cũng tên Neferhetepes nằm bên cạnh Kim tự tháp Userkaf thuộc về công chúa Neferhetepes này[3]. Cho đến giờ, người ta vẫn không biết cha của vua Userkaf là ai, nhưng chắc chắn Userkaf không phải con vua[4]. Và do Neferhetepes chỉ được gọi là "Vợ của thần thánh" chứ không phải là "Vợ của Vua", nên có lẽ bà sẽ là mẹ của Userkaf[3][5]. Nếu như vậy thì Userkaf sẽ là cháu ngoại của pharaon Djedefre và là thành viên hoàng gia của Vương triều thứ 4.

Một người phụ nữ cũng khác có tên Neferhetepes, được biết qua nhiều bức phù điêu mang tên bà tại Kim tự tháp Sahure, mang danh hiệu "Mẹ của Vua Thượng và Hạ Ai Cập"[6]. Neferhetepes II là mẹ của Sahure, do đó là vợ của vua Userkaf, khác biệt hoàn toàn với "Con gái của Vua" Neferhetepes - mẹ vua Userkaf[6]. Neferhetepes II cũng xuất hiện trên mộ của Persen, một quan tổng quản của Sahure[7].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Margaret Bunson (2014), Ra'djedef (Djedefre) - Encyclopedia of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Infobase Publishing, tr.333 ISBN 978-1438109978
  2. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.60 ISBN 0-500-05128-3
  3. ^ a b I.E.S. Edwards, N.G.L. Hammond, C.J. Gadd (1970), The Cambridge Ancient History, quyển I, phần 2, Cambridge University Press, tr.178 ISBN 978-0521224963
  4. ^ Naguib Kanawati (2003), Conspiracies in the Egyptian Palace: Unis to Pepy I, Nhà xuất bản Routledge, tr.16-17 ISBN 978-1134488421
  5. ^ Cheryl Perry (2005), Egypt Land And Lives of the Pharaohs Revealed, Nhà xuất bản Book Sales, tr.152 ISBN 978-1740480567
  6. ^ a b Tarek El Awady: "The Royal Family of Sahure, New Evidence", trong: Miroslav Bárta, Filip Coppens, Jaromír Krejčí (2006), Abusir and Saqqara in the Year 2005, Nhà xuất bản Đại học Charles, tr.192-198 ISBN 80-7308-116-4
  7. ^ Bunson, sđd, "Persen", tr.302
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Blue Roses (蒼 の 薔薇) là một nhóm thám hiểm được xếp hạng adamantite toàn nữ. Họ là một trong hai đội thám hiểm adamantite duy nhất của Vương quốc Re-Esfying.
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Trạng thái Flow - Chìa khóa để tìm thấy hạnh phúc
Mục đích cuối cùng của cuộc sống, theo mình, là để tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nó có ở bất kì dạng thức nào
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Trước tiên nói về ảo thuật gia vĩ đại "Parsifal", đây là danh xưng gọi hai chị em ảo thuật gia, xuất thân từ Fleuve Cendre