Nguyễn Hồng Thạch

Nguyễn Hồng Thạch
Chức vụ
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ukraina và Moldova
Nhiệm kỳTháng 2020 – 
Tiền nhiệmNguyễn Anh Tuấn
Vị tríUkrainaMoldova
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởKyiv, Ukraina
Nghề nghiệpNgoại giao
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnĐại học New South Wales

Nguyễn Hồng Thạch là một nhà ngoại giao Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại UkrainaMoldova từ năm 2020.

Quá trình công tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1987, ông tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế Quốc gia Matxcova. Năm 1997, ông nhận bằng thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Úc. Năm 2000, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Úc.[1]

Từ năm 1990 đến 1995, ông là phóng viên và biên tập viên của Tạp chí Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]

Năm 2000-2002 ông là nhân viên Vụ Chính sách Đối ngoại Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]

Từ 2002 đến 2005 - Trưởng Ban Biên tập, Phó Tổng Biên tập Báo Hòa bình và Việt Nam của Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]

2005-2006 - Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]

Từ năm 2007 đến năm 2010, ông là cố vấn cho Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.[1]

Năm 2010-2011 - Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Việt Nam.[1]

Năm 2011-2014 - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp và Nghiên cứu của Ban Đối ngoại Trung ương.[1]

Năm 2014-2018 - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Iran[2][3], đồng thời được công nhận tại Syria và Iraq.[4]

Năm 2018-2020, ông là Tổng biên tập Tạp chí Đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.[1]

Từ tháng 12 năm 2020 - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kyiv (Ukraina)[5] và Moldova.

Ngày 16 tháng 12 năm 2020 - trình bản sao giấy ủy nhiệm cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Yevhen Yenin.[6]

Ngày 4 tháng 3 năm 2021 - trình giấy ủy nhiệm của mình cho Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i “Biography Ambassador”. vnembassy-kiev.mofa.gov.vn. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Nam, Báo Thế giới và Việt (8 tháng 2 năm 2018). “Đừng bỏ đi một công cụ mạnh”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ News, V. T. C. (28 tháng 7 năm 2016). “Đại sứ Việt Nam tại Iran: Nên khép lại cuộc tranh luận về Ký sự của VTV24 ở Syria”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “9334. Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Về ký sự Syria và các câu chuyện liên quan”. BA SÀM. 27 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ VNExplorer. “Verified News Explorer Channel - VNExplorer”. vnexplorer.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Kitsoft. “Міністерство закордонних справ України - Євгеній Єнін прийняв копії вірчих грамот від новопризначеного посла В'єтнаму в Україні Нгуєн Хоан Тханя”. mfa.gov.ua (bằng tiếng ua). Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ “Президент прийняв вірчі грамоти у послів В'єтнаму, Бразилії та Італії”. Офіційне інтернет-представництво Президента України (bằng tiếng ua). Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan