Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.(tháng 10/2021)
Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Người Việt hay người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính của người Việt là tiếng Việt, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Người Việt sinh sống trên khắp đất nước Việt Nam và một số nước khác. Cộng đồng người Việt hải ngoại đông nhất định cư ở Hoa Kỳ.
Theo truyền thuyết, những người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người đã lấy nhau, sinh sống cùng nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng, số trứng này nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) và "đồng bào" là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều có chung một nguồn gốc.
Có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên di chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư ở khu vực đồng bằng sông Hồng,[67] bằng cách lần theo con đường của các công cụ đá từ cuối Thế Pleistocen (600.000-12.000 trước Công nguyên), trên đảo Java, bán đảo Malaysia, Thái Lan và phía bắc Miến Điện. Những công cụ bằng đá được cho là các công cụ con người đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ tin rằng vào thời điểm này Hymalaya, một dãy núi ở miền bắc Miến Điện và Trung Quốc, tạo ra một rào cản băng giá cô lập người dân Đông Nam Á. Một số khác cho rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ ở Tây Tạng, di cư xuống phía nam từ thời đồ đá cũ.[68] Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc - mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt.
Năm 2019, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec công bố kết quả nghiên cứu về bộ gen người Việt khẳng định sự khác biệt giữa quần thể người Hán và quần thể người Việt. Người Việt có nguồn gốc chính từ người Đông Nam Á cổ đại. Nghiên cứu của Vinmec cũng củng cố giả thuyết khoa học về việc con người từ châu Phi di cư tới các nước Đông Nam Á. Sau đó, con người di cư sâu vào lục địa theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc.[69][70][71]
Vào thế kỷ 16, một số người Việt di cư lên phía bắc vào Trung Quốc. Tuy đã bị ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn, con cháu những người này vẫn còn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.
Trong thời Pháp thuộc, một số người Việt làm công nhân đồn điền, khai mỏ tại Tân Đảo[72] (nay là Nouvelle-Calédonie và Vanuatu)... Ngoài ra còn một số cộng đồng người Việt ở Réunion, Haiti... thành lập từ những chí sĩ yêu nước bị đày ải. Tại Xiêm, Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng có khá nhiều người Việt sinh sống. Cũng trong thời kỳ này, một số người Việt yêu nước đã sang Xiêm, Trung Quốc, Liên Xô... thành lập các tổ chức cách mạng nhằm tránh sự bắt bớ của chính quyền thuộc địa tại Việt Nam.
Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam vào năm 1954, một số người Việt di cư sang Pháp, gần 900.000 người từ miền Bắc di cư vào miền nam.
Tuy gốc từ miền Bắc Việt Nam, người Việt đã Nam tiến và chiếm đất đai của vương quốc Chiêm Thành qua thời gian. Hiện nay họ là dân tộc đa số trong phần lớn các tỉnh tại Việt Nam.
Người Kinh là dân tộc đa số tại Việt Nam, tuy nhiên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, người Kinh lại là dân tộc thiểu số:
Lào Cai (212.528 người, chiếm 34,6% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số),
Hòa Bình (207.569 người, chiếm 26,4% dân số toàn tỉnh, người Mường là dân tộc đa số ở Hòa Bình, chiếm 63,9%),
Sơn La (189.461 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh, người Thái là dân tộc đa số ở Sơn La),
Lạng Sơn (124.433 người, chiếm 17,0% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số),
Hà Giang (95.969 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số),
Điện Biên (90.323 người, chiếm 18,4% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số),
Lai Châu (56.630 người, chiếm 15,3% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số),
Bắc Kạn (39.280 người, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh, người Tày là dân tộc đa số ở tỉnh này),
Cao Bằng (29.189 người, chỉ chiếm 5,76% dân số toàn tỉnh, tỉnh này không có dân tộc đa số).
Có thể nói nền kinh tế mạnh nhất là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được khai sinh từ rất ngàn đời xưa và đạt được trình độ nhất định. Nền nông nghiệp phát triển cũng nhờ một phần vào sự đào đê, đào nương. Ngoài nghề nông nghiệp, người Kinh cũng làm một số các nghề khác ví dụ như chăn nuôi gia súc, làm đồ thủ công...
Văn học của người Việt đã từng tồn tại từ rất lâu và được truyền miệng qua truyển cổ, ca dao, tục ngữ... Nghệ thuật phong phú như ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng... Hàng năm thì theo truyền thống các làng đều tổ chức hội làng với các sinh hoạt cộng đồng. Khoảng sau Công Nguyên, người Kinh bị Bắc thuộc nên đã dùng chữ Hán, nhưng về sau tự tạo thêm chữ viết riêng là chữ Nôm. Tuy nhiên chữ Hán vẫn là ngôn ngữ chính thức được dùng trong hành chính và giáo dục. Từ khoảng thế kỷ thứ 16 các giáo sĩ truyền giáo đến từ phương Tây thấy cần dùng chữ cái Latin để ký âm tiếng Việt. Từ đó xuất hiện chữ Quốc Ngữ được sử dụng rộng rãi ngày nay.[73] Năm 1945, 95% dân số Việt Nam mù chữ[74] nhưng đến năm 2010 tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 97,3%.[75] Tuy nhiên tỷ lệ đọc sách của người Việt khá thấp ở mức 0,8 cuốn sách/người/năm.[76]
Người Việt có truyền thống ăn trầu cau, hút thuốc lá, nước vối, nước chè, hút thuốc lào, các loại cơm, cháo, xôi, mắm tôm, thịt chó, trứng vịt lộn. Việc hút thuốc lá, thuốc lào có lẽ sau thế kỷ 16, sau khi cây thuốc lá nhập vào Việt Nam từ châu Mỹ. Ngoài các giá trị vật chất, người Việt còn có những giá trị tâm linh như việc thờ cúng tổ tiên, giỗ và các lễ hội như Tết. Các tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Công giáo Rôma, đạo Cao Đài...
Nói chung người Việt Nam dù ở Bắc, Trung hay Nam đều có cách mặc gần giống nhau. Các loại quần áo như áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng, quần có cạp hoặc dùng dây rút. Thời xưa thì đàn ông để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu,... Vào các lễ hội đặc biệt thì mặc áo dài khăn đống, mùa áo đơn giản không có văn hoa. Chân thì đi guốc mộc.
Vào thời xưa thì phụ nữ người Kinh ai cũng mặc yếm. Váy thì váy dài với dây thắt lưng. Các loại nón thông thường như thúng, ba tầm... Trong những ngày hội thì người phụ nữ thường mặc áo dài. Các thiếu nữ thì hay làm búi tóc đuôi gà. Các đồ trang sức truyền thống như trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách tùy theo từng vùng. Phụ nữ Nam Bộ thường mặc áo bà ba với các kiểu cổ như tròn, trái tim, bà lai với các khăn trùm đầu. Nón lá có thể nói là nón được sử dụng rộng rãi nhất cho phụ nữ thời xưa do nó có thể tự làm và che nắng rất tốt.
Theo truyền thống ngàn đời thì người Kinh sống theo làng. Nhiều làng họp lại thì thành một xã. Mỗi làng có thể có nhiều xóm. Nếu tính ra một thôn của miền Bắc thì bằng với một ấp của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều phải thi hành. Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố. Mỗi làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành hoàng làng, là người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm không được đến đình làng.
Hiện nay, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 168,1 cm, nữ cao trung bình 156,2 cm.[77]
Mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995.[78]
Phong cách và hình dạng nhà cửa tùy theo từng vùng và miền. Chủ yếu là nhà được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có như cỏ khô, rơm rạ, tre nứa. Nhà điển hình là nhà lá 3 gian hoặc 5 gian. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết khí hậu nên nhà cửa ở miền trung và miền nam có chút ít khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là kết cấu nhà 5 gian. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên nhà ở đã có sự thay đổi cả về kết cấu và vật liệu xây dựng. Hầu như nhà nào cũng có phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn và nhà bếp (đôi khi phòng ăn và nhà bếp là một).
Tuổi kết hôn hợp pháp là nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi. Chế độ một vợ một chồng. Gia đình của mẹ gọi là nhà ngoại, gia đình của bố gọi là nhà nội. Hôn nhân đồng tính hiện không bị cấm (Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014) tuy nhiên vẫn "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8 của luật này).
Những đánh giá về người Việt Nam hiện đại (thế kỷ 20-21) đã được một số học giả trong và ngoài nước đưa ra trong các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, các tiểu luận hay các công trình nghiên cứu xã hội học và dân tộc học. Các đánh giá này được nêu tại những thời điểm lịch sử khác nhau, trong đó có một phần đáng kể về vai trò và tính hai mặt, ưu và nhược điểm trong tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán người Việt trong tiến trình phát triển của dân tộc. Các tổng kết dựa trên các nghiên cứu còn một số khác là nhận định cá nhân hay suy diễn logic của các học giả nổi tiếng. Tính hai mặt của người Việt Nam đã được đa số các học giả thừa nhận và khẳng định trong các công trình nghiên cứu về tâm lý, văn hóa, xã hội và lịch sử dân tộc. Những đặc điểm phổ biến trong tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt mà các tác giả đã chỉ ra cũng không bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện xã hội cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tư tưởng, học thuật với thế giới.
^Số công dân Việt Nam hiện nay tại Đài Loan (với giấy phép cư trú hợp lệ) là 215.491 tính đến 30 tháng 4 năm 2022 (127.033 nam, 88.458 nữ).[10] Số công dân Việt Nam có giấy phép cư trú hợp lệ ở Đài Loan (bao gồm cả những người hiện không ở Đài Loan) là 240.986 tính đến 30 tháng 4 năm 2022 (140.372 nam, 100.614 nữ).[11] Số phối ngẫu ngoại quốc gốc Việt ở Đài Loan là 111.529 tính đến tháng 4 năm 2022 (2.383 nam, 109.146 nữ).[12] Theo Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc, từ năm 1993 đến năm 2021, có 94.015 công dân Việt Nam đã nhập quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc.[13] Tính tới năm 2014, khoảng 70% cô dâu Việt Nam đã có quốc tịch Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc),[14] trong đó có nhiều người thôi quốc tịch Việt Nam để nhập tịch Đài Loan.[15]
Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, vào năm 2014, ở Đài Loan có khoảng 200.000 trẻ em lai có mẹ là người Việt và cha là người Đài Loan.[16] Trong đó, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, năm 2020 có 108.037 con em của người Việt đang học tập ở các cơ sở giáo dục ở Đài Loan (5.168 ở bậc mầm non, 25.752 ở bậc tiểu học, 22.462 ở bậc trung học, 33.430 ở bậc trung học phổ thông, và 21.225 ở bậc đại học/cao đẳng),[17] giảm 2.000 người so với năm trước đó, 110.176 người vào năm 2019 (6.348 ở bậc mầm non, 29.074 ở bậc tiểu học, 27.363 ở bậc trung học, 32.982 ở bậc trung học phổ thông, và 14.409 ở bậc đại học/cao đẳng).[18]
^Số liệu này chỉ bao gồm người Kinh quốc tịch Việt Nam ở Trung Quốc Đại lục, không bao gồm người Kinh (Trung Quốc), người Việt ở Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.
^“2022.4 Foreign Residents by Nationality”. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 30 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
^統計資料 [Statistics]. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 30 tháng 4 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
^統計資料 [Statistics]. National Immigration Agency, Ministry of the Interior, Republic of China (Taiwan). 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
^109 學年度 各級學校新住民子女就學概況(PDF) (Bản báo cáo). Department of Statistics - Ministry of Education, Taiwan. tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
^108 學年度 各級學校新住民子女就學概況(PDF) (Bản báo cáo). Department of Statistics - Ministry of Education, Taiwan. tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
^L. Anh Hoang; Cheryll Alipio (2019). Money and Moralities in Contemporary Asia. Amsterdam University Press. tr. 64. ISBN9789048543151. It is estimated that there are up to 150,000 Vietnamese migrants in Russia, but the vast majority of them are undocumented.
^Dlhopolec, Peter (3 tháng 3 năm 2022). “The Vietnamese campaign for their rights: "We belong here"”. The Slovak Spectator. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022. The 2021 data published by the Foreigners' Police reveals that 7,235 people from Vietnam have permanent or temporary residence in the country.
Bài viết này mục đích cung cấp cho các bạn đã và đang đầu tư trên thị trường tài chính một góc nhìn để cùng đánh giá lại quá trình đầu tư của bạn thực sự là gì
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford