Nguyễn Trung Hoài

Lê Linh
Nguyễn Trung Hoài
Sinh1924
Hải Hậu, Nam Định, Bắc Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp
Mất1998
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịchViệt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1944–1998
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vịBình đoàn Trường Sơn
Quân đoàn 2 QĐNDVN
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Huân chương Độc lập
Huân chương Quân công
Huân chương Chiến công
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang
Huy chương Quân kỳ Quyết thắng

Nguyễn Trung Hoài, tức Lê Linh (24 tháng 12 năm 1924 - 14 tháng 6 năm 1998) là Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ là Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4, Chính ủy Sư đoàn 308, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3, Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận B3 – Tây Nguyên, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Tây Bắc, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn, Chính ủy Mặt trận 31, Chính ủy (đầu tiên) kiêm Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2, Phó Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).[1]

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1924 tại xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Tháng 10 năm 1944, ông tham gia hoạt động Cách mạng trong Thanh niên Xung kích thành Hoàng Diệu. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 8 năm 1945, Tiểu đội trưởng Tự vệ thành Hoàng Diệu, sau đó chuyển sang Vệ quốc đoàn.

Tháng 11 năm 1945, Chính trị viên Đại đội Sơn Tây. Tháng 12 năm 1945,

Từ tháng 5 năm 1946 đến năm 1949, ông lần lượt là Chính trị viên Tiểu đoàn, Trưởng ban Kiểm tra Đảng, Trưởng ban Chính trị Trung đoàn 148 Sơn La, Trung đoàn 209 Sông Lô.

Tháng 8 năm 1950, Chính uỷ Trung đoàn 36, Trung đoàn 102 Sư đoàn 308.

Tháng 8 năm 1954, giảng viên trường Trung cao Quân sự.

Từ tháng 11 năm 1955 đến tháng 5 năm 1966, ông lần lượt giữ các chức vụ: Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu 4, Chính uỷ Sư đoàn 308, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3.

Tháng 6 năm 1966, Chủ nhiệm chính trị Mặt trận Tây Nguyên.

Tháng 3 năm 1968, Chủ nhiệm chính trị Quân khu Tây Bắc.

Tháng 9 năm 1970, Phó chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Đoàn 559.

Từ năm 1971 - 1974, Phó chính uỷ, Chính uỷ Mặt trận 31.

Tháng 4 năm 1974, Chính uỷ Quân đoàn 2, Bí thư Đảng uỷ Quân đoàn

Tháng 8 năm 1979, ông được cử đi học tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 2 năm 1981, giữ chức Phó viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng)

Năm 1992, ông được Nhà nước Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam cho nghỉ để chữa bệnh.

Ông qua đời ngày 14 tháng 6 năm 1998 tại Hà Nội, hưởng thọ 74 tuổi. Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1984).

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Độc Lập hạng Nhất.
  • Huân chương Quân công (hai hạng Nhất, một hạng Ba).
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất.
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba).
  • Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2004, tr.485
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Innate personality - bài test tính cách bẩm sinh nhất định phải thử
Bài test Innate personality được tạo ra bởi viện triển lãm và thiết kế Đài Loan đang trở thành tâm điểm thu hút giới trẻ Châu Á, Hoa Kỳ và cả Châu Âu
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Nền tản cơ bản của một nhà đầu tư thực thụ bắt nguồn từ việc đọc hiểu nến và biểu đồ giá trong chứng khoán
Những điều mình học được từ quyển sách tâm lí học về tiền
Những điều mình học được từ quyển sách tâm lí học về tiền
Là một quyển sách tài chính nhẹ nhàng và gần gũi. Với những câu chuyện thú vị về thành công và thất bại của những chuyên trong lĩnh vực tài chính