Nguyễn Văn Khạ

Nguyễn Văn Khạ
Sinh1918
Gia Định
Mất1947
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Công an nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945–1947
Đơn vịBan Ám sát Khu 5
Tham chiếnKháng chiến chống Pháp

Nguyễn Văn Khạ (1918–1947) là liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng công an nhân dân Việt Nam.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Khạ sinh ra và lớn lên ở ấp Phú Nhuận, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, xưa thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.[1][2]

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia lực lượng khởi nghĩa cướp chính quyền trong thôn. Tháng 10 năm 1945, khi thực dân Pháp xâm lược, ông được giao nhiệm vụ Trưởng ban Ám sát Khu 5 (gồm các xã Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức), cùng đồng đội xây dựng căn cứ, lực lượng để chiến đấu. Ông đã cùng lực lượng vũ trang Hóc Môn tổ chức trận tập kích đồn Thầy Biên (xã Phú Hòa Đông, tháng 2 năm 1947), phá cầu Bến Nẩy (xã Phú Hòa Đông),... gây nhiều tổn thất cho quân Pháp.[1][2]

Tháng 7 năm 1947, ông bị quân địch phục kích và bắt giữ ở cầu Cái Lăng khi đang điều nghiên. Qua nhiều ngày tra tấn, bất chấp việc gia đình bị bắt cóc, ông vẫn không khuất phục. Ngày 8 tháng 9, ông bị thực dân Pháp áp tải ra chợ Phú Hòa Đông. Đứng trên bục cao giữa chợ, ông bất chấp tình trạng của bản thân, lớn tiếng tố cáo tội ác quân địch, kêu gọi quần chúng ủng hộ kháng chiến, thề không bao giờ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.[1][2]

Tức giận trước hành động của ông, kẻ địch hành hung ông ngay giữa chợ. Đêm ngày 8, rạng sáng 9 tháng 9, ông bị mang khỏi trại biệt giam đến dốc Bầu Trâm (xã Tân Trung) và bị ném xuống giếng thủ tiêu.[1][2]

Ông được công nhận là liệt sĩ công an.[3][4] Tên của ông được đặt cho một con đường thuộc huyện Củ Chi.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Đỗ Linh (20 tháng 8 năm 2012). “Nhớ người anh hùng quê hương Đất Thép”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b c d Lê Ngọc Hà (14 tháng 9 năm 2015). “Chân dung đồng đội: Người anh hùng quê Phú Hòa Đông - Củ Chi”. Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Long Hồ (25 tháng 7 năm 2017). “Biểu dương người có công với cách mạng trong lực lượng Công an TPHCM”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Bảo Hân (25 tháng 7 năm 2017). “Công an TP.HCM luôn tri ân những người hy sinh máu xương vì độc lập tự do”. Chuyên trang Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Hải Truyền (7 tháng 8 năm 2015). “Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi”. Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Tổng hợp các loại Kagune trong Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm Sub Anime ở Việt Nam
Tổng hợp tất cả các nhóm sub ở Việt Nam
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Download Bokutachi wa Benkyou ga Dekinai 2 Vetsub
Những mẩu truyện cực đáng yêu về học đường với những thiên tài
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố