Loại trò chơi | Trò chơi bằng tay, trò chơi Ken |
---|---|
Người chơi | Không giới hạn |
Thời gian chuẩn bị | Không |
Thời gian chơi | Tùy tình huống |
Cơ hội ngẫu nhiên | Cao |
Kỹ năng cần thiết | May mắn, yếu tố tâm lý |
Oẳn tù tì, còn gọi là uyn đơ toa, xì mi cô, uyn đô xì, uyn, kéo búa bao, bao tiếng xùm, đấm lá kéo, sinh sằm bô hay sinh sầm ba, oẳn tù xì, sinh sầm (tiếng Anh: Rock paper scissors) là một trò chơi bằng tay mang tính đối nghịch giữa hai hoặc nhiều người chơi cùng lúc khi ra một trong ba hình dạng của bàn tay.
Các kiểu đó là "kéo" (ngón trỏ và ngón giữa tạo thành hình chữ V), "búa" (cả bàn tay nắm chặt lại) và "bao" (nguyên bàn tay xòe ra).
Trò chơi chỉ có ba kết quả duy nhất mang tính công bằng: nếu người này ra cây kéo thì sẽ thắng người ra cái bao (kéo cắt bao), đối phương ra cây búa thì người chơi thua (búa đập được cây kéo) và búa sẽ thua bao (búa bị bao vây chặt). Trong trường hợp các người chơi ra giống nhau thì sẽ hòa.
Luật chơi* | Kéo | Búa | Bao |
---|---|---|---|
Kéo | Hòa | Thua | Thắng |
Búa | Thắng | Hòa | Thua |
Bao | Thua | Thắng | Hòa |
* Với kết quả của ô là kết hợp của cột và hàng giao nhau, so sánh hàng với cột.
* tương đương với Búa, tương đương với Bao, giữ nguyên
Trò chơi này ở một số vùng còn được gọi là xú xì ba cà có gốc từ tiếng Trung (giản thể: 手势令; phồn thể: 手勢令; bính âm: Shǒushì lìng; Việt bính: sau2 sai3 ling6; Hán Việt:thủ thế lệnh). Một số quốc gia có các tên gọi khác là Rochambeau, Roshambo, Ro-sham-bo, Bato Bato Pik, và Jak-en-poy.
"Oẳn tù tì" hay "oẳn tù xì" ở Việt Nam là phát âm trại từ tiếng Anh: one, two, three (một, hai, ba) ở miền Nam trước 1975, có lẽ vì trò chơi này du nhập khi người Mỹ xuất hiện vào đầu thập niên 1960. Trò chơi tồn tại đến tận ngày nay với tên gọi "Oẳn tù tì" hay "oẳn tù xì".
Trẻ em ở Việt Nam chơi thì thường chỉ có hai người đứng đối diện nhau rồi đồng thanh hô: "Oẳn tù tì" hay "Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!" rồi cùng chìa tay với một trong ba thế: kéo, búa hay bao. Lắm khi, người thắng dùng tay "búa" đập tay "kéo"; tay "kéo" cắt tay "bao" hay tay "bao" bọc tay "búa", thể hiện đúng địa vị thắng thua của từng vật.
|access-date=
(trợ giúp)|access-date=
(trợ giúp)|access-date=
(trợ giúp)