Omar Bongo

Omar Bongo
Bongo năm 1973
Tổng thống Gabon
Nhiệm kỳ
2 tháng 12 năm 1967 – 8 tháng 6 năm 2009
(41 năm, 188 ngày)
Thủ tướngLéon Mébiame
Casimir Oyé-Mba
Paulin Obame-Nguema
Jean-François Ntoutoume Emane
Jean Eyeghe Ndong
Phó Tổng thốngLéon Mébiame
Didjob Divungi Di Ndinge
Tiền nhiệmLéon M'ba
Kế nhiệmAli Bongo Ondimba
Phó Tổng thống Gabon
Nhiệm kỳ
12 tháng 11 năm 1966 – 2 tháng 12 năm 1967
Tổng thốngLéon M'ba
Tiền nhiệmPaul-Marie Yembit
Kế nhiệmLéon Mébiame
Thông tin cá nhân
Sinh
Albert-Bernard Bongo

(1935-12-30)30 tháng 12 năm 1935
Lewai, Châu Phi Xích Đạo thuộc Pháp (nay laf Bongoville, Gabon)
Mất8 tháng 6 năm 2009(2009-06-08) (73 tuổi)
Barcelona, Tây Ban Nha
Đảng chính trịDemocratic Party
Phối ngẫuLouise Mouyabi Moukala (1957–1959)
Patience Dabany (1959–1987)[1]
Edith Lucie Bongo (1989–2009)
Con cái30+ (bao gồm Ali Bongo Ondimba)

El Hadj Omar Bongo Ondimba (tên khai sinh Albert-Bernard Bongo, thường được gọi là Omar Bongo, 30 tháng 12 năm 1935 – 8 tháng 6 năm 2009) là một chính trị gia người Gabon, là Tổng thống Gabon trong 41 năm, từ năm 1967 cho đến khi ông qua đời vào năm 2009. Omar Bongo được thăng chức vào các vị trí chủ chốt như một quan chức trẻ dưới thời Tổng thống đầu tiên của Gabon Léon M'ba vào những năm 1960, trước khi được bầu làm Phó Tổng thống vào năm 1966. Năm 1967, ông kế nhiệm sau khi M'ba qua đời, trở thành Tổng thống Gabon thứ hai.

Bongo đứng đầu chế độ độc đảng của Đảng Dân chủ Gabon (PDG) cho đến năm 1990, khi phải đối mặt với áp lực của công chúng, ông buộc phải giới thiệu chính trị đa đảng vào đất nước này. Sau khi Chủ tịch Cuba Fidel Castro từ chức vào tháng 2 năm 2008, Bongo trở thành nhà lãnh đạo phi hoàng gia cầm quyền lâu nhất thế giới,[2] cũng là một trong những người cai trị phi hoàng gia lâu nhất kể từ năm 1900.

Chính sách của Bongo là duy trì quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ với Pháp. Ông cũng bị chỉ trích vì lãnh đạo theo hướng có lợi bản thân, gia đình và giới thượng lưu địa phương chứ không phải cho Gabon và người dân. Chẳng hạn, chính trị gia Đảng Xanh của Pháp Eva Joly tuyên bố rằng trong thời gian trị vì lâu dài của Bongo, mặc dù tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên một trong những mức cao nhất ở châu Phi, Gabon chỉ xây dựng 5 km đường cao tốc một năm và vẫn là một trong những nước có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất thế giới tại thời điểm ông qua đời năm 2009.[3]

Sau cái chết của Bongo vào tháng 6 năm 2009, con trai của ông Ali Bongo Ondimba từ lâu đã được giao các nhiệm vụ quan trọng chủ chốt bởi cha mình đã được bầu để kế vị chức tổng thống vào tháng 8 năm 2009.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gardinier, David E. (1997) "Gabon: Limited Reform and Regime Survival", in Political Reform in Francophone Africa, ed. John F. Clark and David E. Gardinier, Westview Press, ISBN 0813327865 p. 147
  2. ^ "Bongo set to rise to senior world leader" Lưu trữ 2008-12-29 tại Wayback Machine, Chicago Sun-Times, ngày 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008
  3. ^ “Bongo a "servi l'intérêt de la France" pas ses "citoyens" pour Eva Joly”. AFP. ngày 8 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 11 Tháng sáu năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Lời nguyền bất hạnh của những đứa trẻ ngoan
Mình là một đứa trẻ ngoan, và mình là một kẻ bất hạnh
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Khi Lord El-Melloi II,  Waver Velvet, được yêu cầu tới đòi quyền thừa kế Lâu đài Adra, anh ta cùng cô học trò Gray của mình lên đường tới đó
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân