Parkour (phát âm tiếng Pháp: [paʁkuʁ]) là một phương thức huấn luyện sử dụng vận động bắt nguồn từ tập luyện kỹ năng tránh vật cản của quân đội.[1][2][3] Các học viên di chuyển từ A đến B theo cách hiệu quả nhất có thể. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng chỉ cơ thể con người và môi trường xung quanh tạo động năng, tập trung vào việc duy trì càng nhiều đà càng tốt trong khi vẫn giữ an toàn. Parkour bao gồm các bài tập vượt chướng ngại vật, chạy, leo, đu, nhảy, lăn, chuyển động trên 4 chi, và các bài tập tương tự khác tùy thuộc vào vận động nào được coi là thích hợp nhất cho những tình huống nhất định.[4][5][6]
Parkour được phát triển bởi quân đội với một số tính chất của chiến đấu phi võ thuật.
Parkour được phát triển ở Pháp bởi Raymond Belle, con trai của ông – David Belle – và nhóm bạn của cậu, những người tự xưng là Yamakasi, vào khoảng cuối năm 1980. Sự mô tả về parkour được phổ biến vào thập kỷ 90 và vào những năm 2000 thông qua phim ảnh, quảng cáo hay các tài liệu bởi Yamakasi.
Từ gốc là parcours du combattant, phương pháp vượt chướng ngại cổ điển được đề xuất trong quân đội bởi Gorges Hébert. Raymond Belle dùng thuật ngữ le parcours để gọi tất cả các phương pháp đào tạo của mình gồm leo trèo, nhảy, đu,... Con trai ông là David Belle, đã phát triển thêm các kỹ thuật khác và đã thành công, đưa cậu đến với nghề diễn viên đóng thế, một cảnh phim Speed Air Man của cậu được xem bởi Hubert Koundé. Koundé đã đề nghị cậu thay chữ c bằng chữ k vì nó nghe mạnh mẽ hơn, âm s câm cũng được bỏ đi vì lý do tương tự, nên ta có parkour.
Những người đàn ông tập parkour được gọi là traceur (từ mà ông gọi các thành viên trong nhóm Yamakasi của mình), còn phụ nữ được gọi là traceuse.
Được sử dụng lần đầu bởi Georges Hébert trong Thế chiến I. Sau đó, parkour được phát triển bởi Raymond Belle. Cha ông là một bác sĩ Pháp còn mẹ ông là một người Việt Nam. Sau Chiến tranh Đông Dương, cha ông mất, ông bị tách khỏi mẹ và bị đưa lên một trại trẻ mồ côi ở Đà Lạt lúc 7 tuổi. Vào ban đêm, khi mọi người đã ngủ, ông lại ở ngoài leo trèo, chạy nhảy. Ông đã tự thử thách khả năng chịu đựng, sức mạnh và sự linh hoạt của mình, nó giúp ông trải qua những đau thương thời thơ ấu và giúp ông cứng rắn hơn. Sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, ông trở về Pháp và ở lại trong giáo dục quân sự cho đến năm 19 tuổi, khi ông tham gia đội cứu hỏa Paris, một đơn vị quân đội Pháp.
Con ông là David Belle được sinh ra vào năm 1973, đã từng nghe về một hình thức huấn luyện được gọi là "le parcours" của cha mình, ông đã tập luyện và hoàn thiện nó cùng nhóm Yamakasi (gồm: David Belle, Sébastien Foucan, Châu Belle Đinh, Williams Belle, Yann Hnautra, Laurent Piemontesi, Guylain N'Guba Boyeke, Malik Diouf, and Charles Perriére).
Parkour không đòi hỏi nhiều thiết bị hỗ trợ, người tập chỉ cần một chiếc áo, một chiếc quần và một đôi giày có độ bám tốt để di chuyển.
Tránh dùng giầy đinh, dép lê hoặc chân đất.
Không có một luật lệ nào dành cho đường lối di chuyển và việc phối hợp các động tác trong parkour, nhưng vẫn có các động tác/kỹ thuật được xem là cơ bản:
Gây chấn thương từ mức độ nhẹ, nặng đến tử vong là những rủi ro thường gặp trong parkour.
Gây khó ngủ, nhức đầu, đau mắt
Parkour rất được yêu thích trong ngành giải trí bởi sự đẹp mắt và tính mạo hiểm của nó, parkour thường được đưa vào những bộ phim như Yamakasi, District 13, Ultimatum, Brick Mansions,... và các game như Prince of Persia, Vector, Vector 2, hai phần game Dying Light và Dying Light 2 hay series game Assassin’s Creed.
Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |