Pauline Davis-Thompson

Pauline Davis-Thompson
Thông tin cá nhân
Sinh9 tháng 7, 1966 (58 tuổi)
Thành tích huy chương
Điền kinh nữ
Đại diện cho  Bahamas
Olympic Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney 4x100 m tiếp sức
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney 200 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1996 Atlanta 4x100 m tiếp sức
Giải vô địch Điền kinh Thế giới IAAF
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Seville 4x100 m tiếp sức
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1995 Gothenburg 400 m
Giải vô địch trong nhà IAAF thế giới
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 1999 Maebashi 200 m
Đại hội Thể thao Trung Mỹ và Caribe
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1986 Santiago 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1986 Santiago 200 m
Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 1990 Auckland 100 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 1990 Auckland 200 m

Pauline Elaine Davis-Thompson (Sinh ngày 9 tháng 7 năm 1966) là một vận động viên điền kinh chạy nước rút người Bahamas. Cô đã thi đấu ở năm kỳ Thế vận hội, một điều hiếm hoi cho một vận động viên điền kinh. Cô đã giành huy chương đầu tiên tại Thế vận hội thứ tư tham dự và huy chương vàng đầu tiên tại Thế vận hội thứ năm tham dự (Thế vận hội mùa hè 2000) ở tuổi 34 trong nội dung 4 × 100 mét tiếp sức và sau Marion Jones "bị truất quyền thi đấu" vào chín năm sau đó, trong nội dung 200m.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1984, cô được trao giải Austin Sealy Trophy cho vận động viên xuất sắc nhất của CARIFTA Games 1984.[1][2]

Thành công lớn đầu tiên của cô là vào năm 1989 khi cô trở thành nhà vô địch quốc gia NCAA trong nội dung 200 mét khi lập kỷ lục quốc gia lúc đó là thành viên của đội Alabama Crimson Tide thuộc Đại học Alabama. Sau đó, vào năm 1995, cô giành huy chương bạc nội dung 200 mét tại Giải vô địch trong nhà IAAF thế giới và giành được một huy chương bạc nữa, lần này ở nội dung 400 mét, tại Giải vô địch Điền kinh Thế giới IAAF 1995.

Cô thi đấu tại Thế vận hội mùa hè 1996 vào năm sau và mặc dù cô đã bỏ lỡ một huy chương nội dung 400 m, cô đã giúp đội Bahamian giành huy chương bạc trong nội dung 4 x 100 mét tiếp sức. Cô có năm 1997 không thành công khi đã tham dự cả vòng chung kết nội dung 400 m và 100 m nhưng không giành được huy chương trong cả hai nội dung. Cô đã nhận được huy chương vàng vô địch thế giới đầu tiên hai năm sau đó, vào năm 1999, giúp đội tiếp sức Bahamas giành chiến thắng.

Cô giành được huy chương vàng ở cả nội dung 200 mét và tiếp sức 4 × 100 m tại Thế vận hội mùa hè 2000Sydney. Cô đã kết thúc ở vị trí thứ hai trong nội dung 200 m chỉ thua sau Marion Jones, nhưng trong tháng 10 năm 2007 Jones thừa nhận dùng thuốc tăng cường hiệu suất và đã bị tước tước hiệu. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2009, Davis-Thompson cuối cùng đã được trao huy chương vàng.[3]

Sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình, cô đã chuyển qua công tác quản lý thể thao, được bầu vào hội đồng IAAF vào năm 2007.[4]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Cô đã kết hôn với vận động viên chạy vượt rào người Jamaica Mark Thompson.[5]

Khi còn là một thiếu niên, cô phải liên tục mặc áo ngực thể thao để đối phó với vóc dáng không chuẩn của mình vào thời điểm đó.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Carifta Games Magazine, Part 2 (PDF), Carifta Games 2011, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011
  2. ^ Carifta Games Magazine, Part 3 (PDF), Carifta Games 2011, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011
  3. ^ BBC (ngày 8 tháng 12 năm 2009). “Katerina Thanou denied Marion Jones' Olympic 100m gold”. BBC.co.uk. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  4. ^ Congratulations Pauline! - Five Olympic champions now in IAAF Council. IAAF (2009-12-11). Truy cập 2009-12-12.
  5. ^ “Mark Thompson Bio, Stats, and Results”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2020. Truy cập 16 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2010.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế vận hội
Tiền nhiệm:
Frank Rutherford
Vận động viên cầm cờ cho  Bahamas
Sydney 2000
Kế nhiệm:
Debbie Ferguson-McKenzie
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Hướng dẫn sử dụng Bulldog – con ghẻ dòng rifle
Hướng dẫn sử dụng Bulldog – con ghẻ dòng rifle
Trước sự thống trị của Phantom và Vandal, người chơi dường như đã quên mất Valorant vẫn còn tồn tại một khẩu rifle khác: Bulldog
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.
Thời điểm “vàng” để giáo dục giới tính cho trẻ
Thời điểm “vàng” để giáo dục giới tính cho trẻ
Khi nói chuyện với con về chủ đề giới tính và tình dục, ba mẹ hãy giải thích mọi thứ phù hợp với độ tuổi, khả năng tiếp thu của con