Pete Peterson

Pete Peterson
Nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ
từ khu vực thứ 2 của Florida
Nhiệm kỳ
3 tháng 1 năm 1991 – 3 tháng 1 năm 1997
6 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmBill Grant
Kế nhiệmAllen Boyd
Đại sứ của Hoa Kỳ tại Việt Nam
Nhiệm kỳ
11 tháng 4 năm 1997 – 15 tháng 7 năm 2001
4 năm, 95 ngày
Tiền nhiệmNgười đầu tiên giữ chức
Kế nhiệmRaymond Burghardt
Thông tin cá nhân
Sinh
Douglas Brian Peterson

26 tháng 6, 1935 (89 tuổi)
Omaha, Nebraska, Hoa Kỳ
Công dânÚc[1]
Quốc tịchHoa Kỳ
Đảng chính trịDân chủ
Tặng thưởng Silver Star Medal
Legion of Merit
Purple Heart Medal
Prisoner of War Medal
Phục vụ trong quân đội
Biệt danh"Pete"
Thuộc Hoa Kỳ
Phục vụKhông quân
Năm tại ngũ1954–1980
Cấp bậc Đại tá
Đơn vị433rd Tactical Fighter Squadron
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Douglas Brian "Pete" Peterson (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1935) là một chính khách và là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Ông từng là phi công phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ, sau khi máy bay của ông bị bắn rơi trong chiến tranh Việt Nam, ông đã phải làm tù binh trên 6 năm. Peterson cũng là Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam sau 1975, nhậm chức từ 1997 đến 2001.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông từng là phi công của Không quân Hoa Kỳ. Đêm 10-9-1966 ông lái máy bay F-4 Phantom II vào đánh phá cầu Phú Lương và cầu Lai Vu thuộc tỉnh Hải Dương đêm 10-9-1966 nhưng bị bắn rơi, nhảy dù xuống thôn An Đoài, xã An Bình, Nam Sách (Hải Dương). Hồi tưởng về lần bị bắn rơi, Peterson đã thành thật nói: Lúc bị người dân Việt Nam bắt, rất có thể tôi đã bị giết chết, rất may đã có người ngăn lại và tôi vô cùng biết ơn điều đó. Ông trải qua 6 năm rưỡi trong nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội (10 tháng 9 năm 1966 - 4 tháng 3 năm 1973).

Sau khi trở về nước, năm 1981 ông giải ngũ với quân hàm đại tá, ông thành lập công ty xây dựng tại Tampa (Florida) rồi làm việc tại nông trại của gia đình. Năm 1989 ông bắt đầu tham gia chính trường, là dân biểu của tiểu bang Florida trong nhiệm kỳ 1991-1997.

Năm 1995 ông được Văn phòng Tổng thống Hoa Kỳ thông báo ông được chọn vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1997, 22 năm và 10 ngày, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Douglas "Pete" Peterson được Quốc hội phê chuẩn trở thành đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ ở Việt Nam, kể từ khi Graham Martin được di tản khỏi đất nước này cuối tháng 4 năm 1975 bằng trực thăng. Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với kẻ thù cũ là Mỹ từ năm 1994, khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại trong suốt 19 năm đối với Việt Nam, với lý do là chính quyền cộng sản của Việt Nam đã hợp tác trong việc xác định vị trí của 2.238 lính Mỹ được coi là mất tích trong chiến tranh Việt Nam.[2],[3]

Ông từng đảm nhiệm các cương vị Chủ tịch Ban Giám đốc Hội đồng Thương mại Mỹ – Việt, Giám đốc cấp cao của Công ty tư vấn chiến lược quốc tế Albright Stonebridge Group.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Carlotta người vợ đầu mất, năm 1998 ông kết hôn với bà Vi Lê, quốc tịch Australia, nguyên Giám đốc Thương mại Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Năm 2002 gia đình ông chuyển đến sinh sống tại Australia, đến năm 2009 ông nhập quốc tịch nước này.

Hiện hai ông bà đang dồn hết tâm trí cho tổ chức cứu trợ trẻ em TASC có trụ sở chính đóng tại Bangkok (Thái Lan) và đi lại như con thoi giữa Việt Nam, Australia, Mỹ và Thái Lan.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Webb, Carolyn (ngày 17 tháng 9 năm 2009). “POW's journey to Australia, via love in Vietnam”. The Age. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ 09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam Lưu trữ 2015-05-18 tại Wayback Machine, nghiencuuquocte.net, 09/05/1997
  3. ^ Former POW is ambassador to Vietnam, history, truy cập ngày 09/05/1997

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
Wire, briar, limber-lock Three geese in a flock One flew east, one flew west And one flew over the cuckoo's nest.
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
Limerence - Có lẽ đó không chỉ là crush
I want you forever, now, yesterday, and always. Above all, I want you to want me
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 226 Jujutsu Kaisen
Đột nhiên, Hiruguma nói rằng nếu tiếp tục ở trong lãnh địa, Gojo vẫn phải nhận đòn tất trúng