Pháp viện Nhân dân Tối cao (Trung Quốc)

Pháp viện Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
中华人民共和国最高人民法院
中华人民共和国最高人民法院
Biểu tượng Pháp viện Nhân dân Tối cao
Thành lậptháng 9 năm 1954
Quốc gia Trung Quốc
Vị tríBắc Kinh,  Trung Quốc
Ủy quyền bởiHiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhiệm kỳ thẩm phán5 năm
Trang mạnghttp://www.court.gov.cn/
Chủ tịch kiêm Chánh án
Đương nhiệmTrương Quân
Từtháng 3 năm 2023
Phó Chánh án thường trực

Pháp viện Nhân dân Tối cao hay còn gọi là Tối cao Nhân dân Pháp viện, Tòa án Nhân dân Tối cao (tiếng Trung: 最高人民法院; bính âm: Zuìgāo Rénmín Fǎyuàn) là pháp viện cấp cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hồng KôngMa Cao là 2 đặc khu hành chính có hệ thống tư pháp độc lập dựa theo Anh và Bồ Đào Nha, vượt khỏi thẩm quyền của Pháp viện Nhân dân Tối cao.

Pháp viện có hơn 340 thẩm phán để phán quyết các vụ án. Kể từ tháng 3 năm 2023, Chủ tịch kiêm Chánh án là Trương Quân. Việc xét xử gồm 4 cấp và 2 phiên tòa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1949, Pháp viện Nhân dân Tối cao Chính phủ Nhân dân Trung ương được thành lập. Năm 1954, đối tên thành Pháp viện Nhân dân Tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thực hiện cải cách Đại hội Đảng lần thứ XV về kế hoạch tổng thể thúc đẩy cải cách thể chế, Nhân Đại các cấp, Chính phủ các cấp, Pháp viện, Viện kiểm soát và các cơ quan, đoàn thể, cải cách thể chế, tương ứng từ năm 2000. Pháp viện Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao các cơ quan tăng cường và cải thiện trao quyền pháp lý cho các phiên tòa truy tố theo chức năng, tổ chức lại Đảng, cơ quan công quyền. Pháp viện Tối cao đã thiết lập tòa lập án và tòa giám đốc thẩm, để đạt được đứng xét xử, thực hiện thử nghiệm, giám sát việc xét xử của ba tòa riêng biệt.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử nhà nước. Nhà nước thiết lập toà án nhân dân tối cao, các tỉnh, khu tự trị, và thành phố trực thuộc thiết lập toà án cấp cao, dưới có toà án nhân dân trung cấp và toà án nhân dân cơ sở. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử tối cao của nhà nước, thi hành độc lập quyền xét xử, đồng thời cũng là cơ quan giám sát tối cao đối với công tác xét xử của toà án nhân dân các cấp và toà án nhân dân chuyên môn.

Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội, sự bổ nhiệm Chánh án và Phó Chánh án toà án nhân dân tối cao cũng như các thành viên trong Ủy ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao đều do Quốc hội quyết định.

Chức năng của toà án nhân dân tối cao là phụ trách việc xét xử những vụ kháng án đối với phán quyết của toà án địa phương cũng như vụ kháng án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu ra theo trình trự giám sát xét sử; thẩm duyệt tử hình; nếu phát hiện phán quyết đã có hiệu lực có sai lầm, có quyền xét lại hoặc mệnh lệnh toà án cấp dưới xét lại; đối với tội phạm không có quy định rõ ràng trong Luật hình sự, có quyền thẩm định; giải thích vấn đề ứng dụng pháp luật cụ thể như thế nào trong quá trình xét xử.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Thẩm phán

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Thẩm phán có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, bàn thảo những vụ án trọng điểm hoặc có nhiều điểm nghi vấn, thảo luận những vấn đề có liên quan đến công tác xét xử. Đồng thời là cơ quan xét xử cao nhất trong Pháp viện Nhân dân Tối cao.

Ủy ban Thẩm phán của Pháp viện Nhân dân Tối cao do Chánh án làm Chủ tịch. Ủy ban Thẩm phán tiến hành thảo luận một vụ án trên cơ sở kết quả xét xử tại phiên tòa của Tòa hợp nghị, và phải lắng nghe những ý kiến của thành viên Tòa hợp nghị. Khi biểu quyết, Viện trưởng bình quyền, bình đẳng với các ủy viên khác, cũng chỉ được bỏ 01 phiếu. Quyết nghị cuối cùng chỉ được đưa ra nếu thông qua một nửa số phiếu của Ủy ban Thẩm phán trở lên. Sau khi Ủy ban Thẩm phán đã đưa ra quyết nghị cuối cùng, Tòa hợp nghị bắt buộc phải thi hành.

Ủy viên Ủy ban Thẩm phán Pháp viện Nhân dân Tối cao do Chánh án đề nghị Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Toàn quốc bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Ủy ban Cố vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Cố vấn Pháp viện Nhân dân Tối cao là cơ quan cố vấn của Pháp viện Nhân dân Tối cao.

Tổ chức nội bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tòa Lập án
  • Tòa thẩm án hình sự thứ 2
  • Tòa thẩm án hình sự thứ 3
  • Tòa thẩm án hình sự thứ 4
  • Tòa thẩm án hình sự thứ 5
  • Tòa thẩm án dân sự thứ 1
  • Tòa thẩm án dân sự thứ 2
  • Tòa thẩm án dân sự thứ 3
  • Tòa thẩm án dân sự thứ 4
  • Tòa thẩm án tài nguyên môi trường
  • Tòa thẩm án hành chính
  • Tòa giám đốc thẩm
  • Văn phòng Ủy ban bồi thường
  • Văn phòng chỉ đạo chấp hành (Cục chấp hành)
  • Văn phòng Pháp viện
  • Ban Chính trị
  • Văn phòng Nghiên cứu
  • Văn phòng quản lý thẩm phán
  • Cục giám sát
  • Cục Hợp tác quốc tế
  • Cục quản lý trang bị hành chính tư pháp
  • Cơ quan Đảng ủy
  • Cục Hưu trí
  • Cục báo chí

Pháp viện bên ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại có 6 Pháp viện phúc thẩm của Pháp viện Nhân dân Tối cao chia theo khu vực (Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Đông, Hà Bắc, Sơn Đông, Nội Mông Cổ)

Pháp viện chuyên trách

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Pháp viện Quân sự đặc biệt (4-6/1956): Tòa xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản
  • Pháp viện Đặc biệt (29/9/1980-1981): Pháp viện xét xử Lâm Bưu và Tứ Nhân Bang

Đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Cơ quan phục vụ
  • Học viện Pháp quan Quốc gia
  • Sở nghiên cứu tư pháp ứng dụng Trung Quốc
  • Báo Nhân dân Pháp viện
  • Trung tâm Tin tức

Phân cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viện trưởng: Chu Cường
  • Phó Viện trưởng cấp 1: Thẩm Đức Vịnh
  • Phó Viện trưởng cấp 2: Jiang Bixin, Li Shaoping, Xi Xiaoming, Nan Ying, Jing Hanchao, Huang Ermei, Zhang Jiannan, He Rong, Xu Jiaxin, Liu Xuewen, Du Wanhua

Lãnh đạo Pháp viện

[sửa | sửa mã nguồn]
Pháp viện Nhân dân Tối cao Chính phủ Nhân dân Trung ương
Chánh án Nhiệm kỳ Phó Chánh án Nhiệm kỳ Ghi chú
Bổ nhiệm Miễn nhiệm Bổ nhiệm Miễn nhiệm
Trầm Quân Nho 1/10/1949 27/09/1954 Ngô Cái Chi 19/10/1949 27/09/1954
Trương Chí Nhượng 19/10/1949 27/09/1954
Trương Tô 11/8/1954 27/09/1954
Pháp viện Nhân dân Tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chánh án Nhiệm kỳ Phó Chánh án Nhiệm kỳ Ghi chú
Bổ nhiệm Miễn nhiệm Bổ nhiệm Miễn nhiệm
Đổng Tất Võ 27/09/1954 27/04/1959 Cao Khắc Lâm 11/1954 4/1961 Phó Viện trưởng thứ nhất
Mã Tích Ngũ 11/1954 4/1962 Mất khi đang tại nhiệm
Trương Chí Nhượng 11/1954 ?
Tạ Giác Tai 27/04/1959 03/01/1965 Vương Duy Cương 9/1959
3/1978
?
5/1982
Ngô Đức Phong 4/1961 ? Phó Viện trưởng thứ nhất
Dương Tú Phong 03/01/1965 20/01/1975 Đàm Quan Tam 11/1966 ? Phó Viện trưởng thứ nhất
Tằng Hán Chu 3/1966 ?
Hà Lan Giai 3/1966 ?
Hình Diệp Dân 3/1966 ?
Vương Đức Mậu 3/1966 ?
Kim Như Bách 11/1966 11/1967
Giang Hoa 20/01/1975 20/06/1983 Triệu Thiện Văn 2/1979 5/1982
Tống Quang 6/1981 5/1982
Vương Hoài An 8/1980 ?
Vương Chiến Bình 6/1981 ?
Lâm Chuẩn 5/1982 9/1993
Trịnh Thiên Tường 20/06/1983 09/04/1988 Nhậm Kiến Tân 9/1983 3/1993
Chúc Minh Sơn 9/1983 8/2002
Mã Nguyên 6/1985 12/1995
Nhậm Kiến Tân 09/04/1988 17/03/1998 Hoa Liên Khuê 7/1988 9/1993
Đoan Mộc Chánh 9/1990 6/1995
Tạ An Sơn 9/1992 4/1998
Cao Xương Lễ 7/1993 4/1998
Đường Đức Hoa 7/1993 6/2001
Lưu Gia Sâm 7/1993 12/2002
Vương Cảnh Vinh 7/1993 10/1995
La Hào Tài 6/1995 4/2000
Lý Quốc Quang 12/1995 4/2003
Tiếu Dương 17/03/1998 16/03/2008 Khương Hưng Trường 12/1998 4/2008
Trầm Đức Vịnh 12/1998
4/2008
12/2006
nay
Tào Kiến Minh 10/1999 4/2008
Vạn Ngạc Tương 4/2000 3/2013
Trương Quân 12/2001
8/2005
6/2003
10/2012
Hoàng Tùng Hữu 12/2002 10/2008
Giang Tất Tân 12/2002
12/2007
6/2004
nay
Tô Trạch Lâm 6/2004 6/2013
Hề Hiểu Minh 6/2004 9/2015
Hùng Tuyển Quốc 8/2005 8/2011
Vương Thắng Tuấn 16/03/2008 15/03/2013 Nam Anh 6/2009 12/2017
Cảnh Hán Triều 6/2009 4/2017
Hoàng Nhĩ Mai 10/2011 12/2015
Chu Cường 16/03/2013 11/03/2023 Lý Thiếu Bình 10/2013 nay
Hạ Vinh 10/2013 4/2017
Đào Khải Nguyên 12/2013 nay
Trương Thuật Nguyên 12/2015 nay
Khương Vĩ 11/2016 nay
Chu Cường 12/03/2023 nay Lý Thiếu Bình 10/2013 nay
Đào Khải Nguyên 10/2013 nay
Cao Cảnh Hồng 12/2019 nay
Trương Thuật Nguyên 12/2015 nay
Khương Vĩ 11/2016 nay

Cơ cấu nhân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 5 năm 2013, cán bộ Pháp viện Tối cao trong biên chế gồm 1169 người, với độ tuổi trung bình là 40,4. Trong số đó, 598 người dưới 40 tuổi, chiếm 51,2% tổng số lãnh đạo, tất cả đều có bằng đại học hoặc cao hơn, trong đó có 98 tiến sĩ,315 thạc sĩ.

Các vụ án nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1980 đến tháng 1 năm 1981 xét xử vụ án Tứ nhân bang.

Năm 2012 vụ án Bạc Hy Lai.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
[RADIO NHUỴ HY] Tôi thích bản thân nỗ lực như thế
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.