Phạm Đình Khánh Đoan

Phạm Đình Khánh Đoan (sinh 5 tháng 2 năm 1982 tại Cam Hiệp Nam, Cam Ranh, Khánh Hòa) là một vận động viên điền kinh Việt Nam. Chị đã giành huy chương vàng ở cự ly 800 m tại SEA Games 20 và hai cự ly 800 m và 1500 m tại SEA Games 21.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Tại SEA Games 20 năm 1999, Phạm Đình Khánh Đoan giành huy chương vàng ở cự ly 800 m nữ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử SEA Games Việt Nam đoạt huy chương vàng ở cả hai nội dung chạy 800m nam và nữ[1]. Ở kỳ SEA Games này chị còn giành được huy chương bạc ở cự ly 1500 m[2].

Tại SEA Games 21 năm 2001, dù cự ly 1500 m không phải sở trường, thi đấu với mục tiêu hỗ trợ cho đồng đội, tuy nhiên Khánh Đoan đã bất ngờ giành huy chương vàng, về đích trước đối thủ gần 10 m, đoạt cú đúp huy chương vàng cự ly chạy trung bình năm đó[3]. Theo Khánh Đoan, đây là kỳ SEA Games đáng nhớ nhất trong sự nghiệp thi đấu của chị[4].

Tại SEA Games 22 năm 2003, Phạm Đình Khánh Đoan chỉ giành hai huy chương bạc ở các cự ly 800 và 1500 m[5]. Giải điền kinh toàn quốc vào cuối năm 2004 là giải đấu cuối cùng chị tham dự. Chị chỉ về thứ 7 ở cự ly sở trường 800 m tại giải này[6].

Huấn luyện[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cuối năm 2004, Phạm Đình Khánh Đoan nghỉ thi đấu để sinh con và bắt đầu theo học tại chức tại Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 4 năm huấn luyện theo hợp đồng và tốt nghiệp đại học năm 2008, chị được nhận biên chế chính thức ở tổ huấn luyện cự ly trung bình - dài của Trung tâm thể thao tỉnh Khánh Hòa năm 2009. Đầu năm 2013 Khánh Đoan phụ trách nhóm cự ly trung bình[7].

Cuộc sống riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004 Phạm Đình Khánh Đoan lập gia đình với một kĩ sư tin học[8]. Hai vợ chồng có một con gái (sinh 2005) và một con trai (sinh 2007)[7].

Em gái út của Phạm Đình Khánh Đoan, Phạm Đình Diễm Đoan (sinh 1996), cũng là một vận động viên điền kinh[9].

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Lao động hạng ba[7].
  • Một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2001[10].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tuấn Thành (ngày 1 tháng 12 năm 2013). “Nhìn lại SEA Games 20 - 1999: Dấu ấn của võ thuật!”. Báo Bóng đá (trang TTĐT). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ T.K, P.T (ngày 17 tháng 9 năm 2001). “Những bông hồng vàng của Tổ quốc”. Báo Người Lao động Điện tử. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ “Phạm Đình Khánh Đoan và chiến công tuyệt vời”. Báo điện tử VnExpress. ngày 15 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ Thanh Hiếu (ngày 23 tháng 5 năm 2014). “Tâm sự thấm đẫm nỗi buồn của 'cựu nữ hoàng' Phạm Đình Khánh Đoan”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ Thiếu Bá (ngày 6 tháng 8 năm 2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)
  6. ^ H. Liên (ngày 7 tháng 10 năm 2004). “Giải điền kinh toàn quốc: Những chuyện kỳ quặc ở Mỹ Đình”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ a b c Nhựt Quang (ngày 31 tháng 1 năm 2013). “Sao thể thao ngày ấy - Kỳ 4: "Cô gái vàng" vuột suất chung cư”. Báo Thanh Niên online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ Gia Tuệ (ngày 31 tháng 5 năm 2004). “Phạm Đình Khánh Đoan lên xe hoa”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ Nguyễn Đình Quân (ngày 12 tháng 3 năm 2009). “Giữ vàng trên sân nhà”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ Lan Chi (ngày 23 tháng 3 năm 2011). “2 gương mặt tiêu biểu của TTVN nhận giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ tài năng trẻ Việt Nam”. tdtt.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Shenhe và Yunjin có cơ chế gây sát thương theo flat DMG dựa trên stack cấp cho đồng đội, nên sát thương mà cả 2 gây ra lại phần lớn tính theo DMG bonus và crit của nhân vật khác
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Lý do Levi Ackerman và AOT được yêu thích nhất mọi thời đại
Quá khứ bi thương của Levi thì hẳn chúng ta đã nắm rõ rồi. Levi dành cả tuổi thơ và niên thiếu ở dưới đáy xã hội và chính những bi kịch đã tạo nên anh của hiện tại
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash is a Weapon Event's weapon used to increase the damage dealt by the wearer, making it flexible to the characters