Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng
Chức vụ
Nhiệm kỳ4 tháng 7 năm 2014 – nay
10 năm, 137 ngày
Phó Chủ tịch
Tiền nhiệmthành lập
Kế nhiệmđương nhiệm
Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cá nhân
Sinh1966 (57–58 tuổi)
Nơi ởphường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệpnhà báo, nhà văn, nhà hoạt động chính trị
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam (1993–2013)
ChaPhạm Văn Hùng
Học vấnTiến sĩ Kinh tế
Alma materHọc viện Kỹ thuật Quân sự
Quê quántỉnh Đồng Tháp

Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966) là một nhà báo, nhà văn, Tiến sĩ Kinh tế, nhà hoạt động chính trị bất đồng chính kiến người Việt Nam. Ông hiện là chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Chí Dũng từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong 20 năm (1993–2013), và là cán bộ tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trước khi tự viết đơn xin ra khỏi đảng năm 2013.

Ông viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn.[1].

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Phạm Chí Dũng bị Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố và bắt tạm giam, và khám xét về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).[2] Vì những hoạt động chống phá nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ông bị kết án 15 năm tù tại phiên tòa của nhà nước Việt Nam ngày 05/12/2020.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, quê quán tại tỉnh Đồng Tháp.[4] Phạm Chí Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng (sinh năm 1931), cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.[5]

Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.

Trước năm 2013, Phạm Chí Dũng có 30 năm phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam, chính quyền Nhà nước Việt NamĐảng Cộng sản Việt Nam.[6]

Phạm Chí Dũng theo đuổi văn chương từ 1986 và trong những năm gần đây viết nhiều bài dưới các bút danh khác nhau cho tạp chí Phía Trước, bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị ở Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng, nhóm lợi ích cũng như kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, sau 20 năm làm đảng viên[7], vì cho là:"Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân"[8].

Nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, lần đầu tiên đã công bố danh sách "100 anh hùng thông tin" năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng[9].

Khi ra ra phi trường Tân Sơn Nhất để tham dự cuộc hội thảo về vấn đề dân chủ và nhân quyền cùng buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hợp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một trong những nước phải trả lời việc này vào ngày 5 tháng 2 năm 2014 ở Geneva, do tổ chức UN Watch mời, Phạm Chí Dũng đã bị công an tịch thu hộ chiếu. UN Watch, một tổ chức giám sát về nhân quyền và dân chủ của Liên Hợp Quốc, là một trong những tổ chức chính xây dựng nên cuộc hội thảo này[7].

Ngày 04 tháng 7 năm 2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập với Phạm Chí Dũng làm chủ tịch.[3]

Phạm Chí Dũng sau đó lập web và blogger Việt Nam Thời báo đăng bài viết của mình và các cộng tác viên có nội dung chống phá Nhà nước; đồng thời lôi kéo, phát triển hội viên trong và ngoài nước. Dũng cũng lập ra các dự án truyền thông và kêu gọi đóng góp tiền tạo quỹ hoạt động cho hội.[3]

Theo cáo trạng của tòa án TPHCM, ông đã viết hàng chục bài có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.[3]

Bị bắt và kết án tù

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 7 năm 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu 'nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh "Âm mưu lật đổ chính quyền" (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự). Khi bị bắt, ông Dũng là một cán bộ công tác tại ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Tuy nhiên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án.

Ngày 25/06/2015, Phạm Chí Dũng đã bị đưa đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập». Trong 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang "Việt Nam Thời Báo" của Hội Nhà báo Độc lập.[10]

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, ông bị Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố và bắt giam về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).[2][11]

Ngày 5 tháng 1 năm 2021, Phạm Chí Dũng bị tuyên phạt 15 năm tù về các hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước theo khoản 2 Điều 117 BLHS, và bị quản chế 3 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.[3]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. "Những bông hoa hoang dã" (1993)
  2. "Tự thú" (1994)
  3. "Những chiếc bồn tắm định mệnh" (2005)

Tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. "Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố" (2005)
  2. "Ngài nghị sĩ" (2006),...

Tác phẩm khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Tự sự chứng Khoán – Những gam màu ám ảnh", NXB Thông tấn 08/2007, 218 trang

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng, BBC, 13.03.2013
  2. ^ a b “Khởi tố hình sự, bắt ông Phạm Chí Dũng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 21 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ a b c d e “Bị cáo Phạm Chí Dũng lĩnh 15 năm tù”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập 5 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Phúc Thái. “Khởi tố, bắt giam Phạm Chí Dũng”. báo Công lý. 2019-11-21. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ “Cha bị triệu tập vì một bài báo của con trên VOA?”. VOA tiếng Việt. 2017-01-13. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ “Phạm Chí Dũng”. VOA. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ a b TS. Phạm Chí Dũng bị cấm đi Genève, RFA, 2014-02-01
  8. ^ Nhà báo Phạm Chí Dũng xin ra khỏi đảng, RFA, 5.12.2013
  9. ^ « Anh hùng thông tin » Phạm Chí Dũng: Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ im lặng?, RFI, 30.4.2014
  10. ^ Công an yêu cầu TS Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động Hội Nhà báo Độc lập, RFI, 25-06-2015
  11. ^ Thanh Lê. “Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM bắt Phạm Chí Dũng”. Thanh niên. 2019-11-21. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán