Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 8 năm 2014) |
Phạm Hữu Quang (1952 - 2000) là một nhà thơ ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả của bài thơ Giang hồ nổi tiếng.
Phạm Hữu Quang sinh năm 1952 tại Bắc Đuông, Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam.
Từng học Đại học Sư phạm Sài Gòn rồi chuyển về học Đại học Cần Thơ, khi ra trường, ông đi dạy vài ba năm rồi chuyển qua công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật An Giang.
Từ năm 1969, ông đã có thơ có thơ đăng trên các tạp chí văn chương, nhưng ông sáng tác không nhiều.
Ông lâm bệnh mất lúc 12 giờ 45 phút ngày 28 tháng 4 năm 2000 tại Long Xuyên, An Giang.
Nhà thơ Yên Uyên Sa viết: Phạm Hữu Quang viết nhiều đề tài, nhiều mặt của cuộc sống. Ở đề tài nào Quang cũng gần như nắm bắt được cái "hồn" của nó. Thơ viết về gia đình cứ man mác mà thẩm thấu:
(Thơ tặng chị ruột, 1986)
Thơ viết về tình yêu đọc nghe lạnh mà đau đớn:
(Chiều mưa trở lại thị trấn N, 1982) Những bài thơ viết về những chuyến "giang hồ vặt", gặp bạn chí cốt hay những bài thơ viết về chính mình trong vùng kinh tế mới là những bài thơ thành công của quang bởi chất vừa thực vừa thơ. Với tôi, có lẽ tiếng "Ừ" được Quang sử dụng trong thơ cũng đã góp thêm vào sự thành công ấy...
(Về quê, 1987)
(Khúc ru, 1986)[1]
Nhà văn Trần Nhã Thụy cảm nhận về thơ giang hồ của Phạm Hữu Quang:
Nói cho đúng, thơ Phạm Hữu Quang không nhiều. Nhưng anh có bài "Giang hồ" quá xuất thần, dường như ai chỉ cần nghe đọc một lần là cũng có thể thuộc vài câu. Tất nhiên bài "Giang hồ" không chỉ có hai câu hay, mà còn có nhiều câu thấm thía, ví dụ:
Ồ! Thì ra xưa nay, người rong ruổi giang hồ cũng không phải là hiếm, nhưng mới đi ba bữa đã sầu một bữa, quặn lòng mình để cho thơ lên ngôi thì cũng chỉ riêng thi sĩ thứ thiệt mới có. Thật ra, giang hồ - xê dịch - rong chơi; nó vừa là hành động vừa là ý niệm của người thơ. Dấn thân để được đi mãi trên con đường sáng tạo luôn là ước muốn lớn lao của những ai làm nghệ thuật. Nhà thơ Thế Lữ từng viết: "Ta là một khách chinh phu/ Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ". Thấy chưa? Giang hồ, đâu phải chỉ "đã đời sông núi" riêng mình, mà đôi khi nó là sứ mệnh.