PocketStation

PocketStation
Nhà phát triểnSony Computer Entertainment
Nhà chế tạoSony Corporation
LoạiThiết bị ngoại vi
Thế hệKỷ nguyên thế hệ thứ năm
Ngày ra mắt
  • JP: 23 tháng 1 năm 1999[1][2]
Vòng đời1999–2002
Ngừng sản xuất
  • JP: Tháng 7 năm 2002 (2002-07)
Truyền thôngPlayStation CD-ROM (sử dụng để chuyển nội dung)
CPUARM7T (Bộ xử lý 32 bit RISC)
Bộ nhớKB
Năng lượng1 CR-2032 pin liti
  • 5× nút bấm kỹ thuật số
Kích thước64 mm (2,5 in) (h)
42 mm (1,7 in) (w)
13,5 mm (0,53 in) (d)
Trọng lượng30 gam (1,1 oz)
Sản phẩm sauPlayStation Portable

PocketStation là một thiết bị ngoại vi Memory Card của Sony Computer Entertainment dành cho máy chơi trò chơi điện tử tại gia PlayStation.[3] Sony phân loại cho nó là sự kết hợp giữa Thẻ nhớ và một thiết bị kỹ thuật số cá nhân thu nhỏ, thiết bị này có màn hình tinh thể lỏng đơn sắc (LCD), có khả năng giao tiếp hồng ngoại, đồng hồ thời gian thực, bộ nhớ flash tích hợp và âm thanh. Để sử dụng chức năng thẻ nhớ của thiết bị, máy phải kết nối với PlayStation thông qua khe cắm thẻ nhớ. Máy phát hành độc quyền tại Nhật Bản ngày 23 tháng 1 năm 1999.[1][2]

Phần mềm cho PocketStation thường phân phối dưới dạng tính năng bổ sung cho các trò chơi PlayStation, kể cả CD-ROM, hỗ trợ cho các trò chơi với các tính năng bổ sung. Phần mềm độc lập cũng có thể tải xuống thông qua PlayStation. Phần mềm này sau đó sẽ chuyển đến PocketStation để sử dụng. Giao diện dữ liệu hồng ngoại tích hợp cho phép truyền dữ liệu trực tiếp như save game giữa các PocketStation..

Ban đầu PocketStation dự tính tung ra ngày 23 tháng 12 năm 1998, nhưng sau đó bị trì hoãn một tháng.[1] Sony chỉ xuất xưởng 60.000 thiết bị ngoại vi khi máy bắt đầu phát hành ngày 23 tháng 1 năm 1999.[4] Ban đầu máy có hai màu vỏ: trắng và trong suốt.[5] Máy tỏ ra rất nổi tiếng, bán hết toàn bộ trên toàn khu vực. Sony lên kế hoạch phát hành PocketStation bên ngoài Nhật Bản, tham gia quảng cáo ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng màn phát hành hoành tráng đã không diễn ra.[6] SCEA giải thích đó là do sự bất lực trong việc đáp ứng nhu cầu PocketStation tại Nhật Bản.[7][8] Mặc dù vậy, một số trò chơi, chẳng hạn như Final Fantasy VIIISaGa Frontier 2, vẫn giữ lại chức năng PocketStation trong các phiên bản được bản địa hoá.[9][10]

Trò chơi phổ biến nhất của PocketStation là Dokodemo Issho, bán hơn 1,5 triệu bản ở Nhật Bản và là trò chơi đầu tiên có linh vật Toro của Sony[11]. PocketStation đã ngưng phát hành vào tháng 7 năm 2002 sau khi đã xuất xưởng gần năm triệu cái. [12]

Ngày 5 tháng 11 năm 2013, có thông báo sẽ hồi sinh PocketStation để trở thành ứng dụng cho PlayStation Vita, cho phép người dùng chơi những trò chơi nhỏ theo định dạng PocketStation cho bất kỳ trò chơi trên máy PlayStation cổ điển nào mà họ sở hữu.[13] Ban đầu PocketStation chỉ có sẵn cho các thành viên của PlayStation Plus, sau đó phát hành rộng rãi ra cho công chúng. Nhưng vẫn là độc quyền đối với PlayStation Vita Nhật Bản. 

PocketStation có những điểm tương đồng với VMU của Sega trên máy Dreamcast

Thông số kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • CPU: ARM7T (32-bit RISC chip)
  • Bộ nhớ: 2K bytes SRAM, 128K bytes Flash RAM
  • Màn hình: 32×32 LCD đơn sắc[14]
  • Âm thanh: 1 loa thu nhỏ (10-bit PCM)
  • Nút bấm: 5 nút, 1 nút reset
  • Giao tiếp hồng ngoại: Bi-directional (hỗ trợ các hệ thống điều khiển từ xa thông thường của IrDA)
  • LED indicator: 1 (đỏ)
  • Pin: 1 CR-2032 pin liti
  • Tính năng khác: Chức năng Lịch và nhận dạng số.
  • Kích thước: 64 × 42 × 13.5 mm (chiều cao × chiều rộng × chiều sâu)
  • Cân nặng: khoảng 30g (gồm pin)[3]
  • Các màu hiện có: Trắng, Pha lê / Trong suốt, Đen (Phiên bản giới hạn Yu-Gi-Oh! Forbidden Memories của Nhật), Pha lê / Hồng trong suốt/Tím trong suốt/Đỏ trong suốt (Phiên bản giới hạn Tokimeki Memorial 2)

Trò chơi tương thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • VMU, một phụ kiện tương tự cho hệ máy Dreamcast của Sega (phát hành vào ngày 30 tháng 7 năm 1998 tại Nhật Bản).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “PocketStation delayed in Japan”. Computer and Video Games. Future Publishing. ngày 9 tháng 12 năm 1998. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008. Sony has delayed the Japanese release of its PocketStation PDA from December 23 to ngày 23 tháng 1 năm 1999.
  2. ^ a b “超小型PDA「PocketStation」1月23日に発売延期” (PDF) (bằng tiếng Nhật). Sony Computer Entertainment. ngày 9 tháng 12 năm 1998. tr. 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ a b プレイステーションの楽しみをさらに広げる (PDF) (bằng tiếng Nhật). Sony Computer Entertainment. ngày 8 tháng 10 năm 1998. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ IGN staff (ngày 28 tháng 1 năm 1999). “PocketStation Shortages Rock Japan”. IGN. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  5. ^ IGN staff (ngày 8 tháng 10 năm 1998). “TGS: Sony's Next Stop: Pocket Station”. IGN. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ Mark J. P. Wolf (2008). The video game explosion: a history from PONG to Playstation and beyond. ABC-CLIO. tr. 148. ISBN 978-0-313-33868-7. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ Commodore Wheeler (ngày 13 tháng 5 năm 1999). “Pocketstation Cancelled in the US”. RPGFan. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ IGN staff (ngày 13 tháng 5 năm 1999). “PocketStation Slips Indefinitely”. IGN. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  9. ^ a b Square Electronic Arts biên tập (1999). Final Fantasy VIII North American instruction manual. Square Electronic Arts. tr. 38–40. SLUS-00892.
  10. ^ a b Square Electronic Arts biên tập (2000). SaGa Frontier 2 North American instruction manual. Square Electronic Arts. tr. 26. SLUS-00933.
  11. ^ Fennec Fox (ngày 19 tháng 7 năm 2002). “Sony Discontinues PocketStation”. GamePro. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  12. ^ GameSpot staff (ngày 19 tháng 7 năm 2002). “Sony ceases PocketStation production”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
  13. ^ 2013-11-04, Play Chocobo World On Vita, PocketStation Is A Downloadable App In Japan, Siliconera
  14. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z “International Previews: PocketStation”. Official U.S. PlayStation Magazine. 2 (7): 80–82. tháng 4 năm 1999.
  15. ^ Genki biên tập (1999). Jade Cocoon Japanese instruction manual. Genki. tr. 37. SLPS-01729.
  16. ^ IGN staff (ngày 30 tháng 11 năm 2009). “IGN: New Legend of Dragoon Info”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  17. ^ 携帯型ゲーム機コンプリートガイド [The Complete Guide to Handheld Consoles] (bằng tiếng Nhật). Shufu no Tomo Infos. 2013. tr. 102. ISBN 978-4072879290.
  18. ^ a b c d Parish, Jeremy (2006). “Forgotten Gem: Jumping Flash!”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2008.
  19. ^ IGN staff (ngày 11 tháng 1 năm 1999). “Import Watch: Pocket MuuMuu”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2008.
  20. ^ “IGN: Pocket Tuner”. IGN. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Giới thiệu Naoya Zenin -  Jujutsu Kaisen
Giới thiệu Naoya Zenin - Jujutsu Kaisen
Anh là con trai út của Naobito Zenin và tin rằng mình là người thừa kế thực sự của Gia tộc Zenin
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky is a hacked version of Pokemon Emerald so you can use Pokemon Emerald Gameshark Codes or Action Replay Codes or CodeBreaker Codes for Pokemon Flora Sky
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Người chơi sẽ nhập vai Azai Kyousuke, con nuôi của Azai Gonzou - tên bố già khét tiếng trong giới Yakuza (mafia Nhật)