Thế hệ thứ tám của máy chơi trò chơi điện tử

Một phần của loạt bài về
Lịch sử trò chơi điện tử

Thế hệ thứ tám của máy chơi trò chơi điện tử bắt đầu vào năm 2012, gồm ba máy chơi trò chơi điện tử tại gia: Wii U phát hành vào năm 2012, dòng PlayStation 4 vào năm 2013 và dòng Xbox One vào năm 2013. Nintendo Switch, một máy chơi trò chơi điện tử lai phát hành vào năm 2017, cũng được coi là máy chơi trò chơi điện tử thế hệ thứ tám trùng với thế hệ thứ chín.

Không giống như hầu hết các thế hệ trước, sự sáng tạo mới về mặt phần cứng là không nhiều để đánh dấu thế hệ này mạng lại sự khác biệt với thế hệ trước. Sony và Microsoft tiếp tục sản xuất các hệ máy mới có thiết kế và khả năng tương tự như các hệ máy tiền nhiệm, nhưng với hiệu suất được cải thiện (tốc độ xử lý, đồ họa có độ phân giải cao hơn và dung lượng lưu trữ tăng lên) để biến những máy chơi trò chơi điện tử trở nên hợp nhất với máy tính cá nhân, tăng cường hỗ trợ các trò chơi được phân phối kỹ thuật sốtrò chơi dưới dạng dịch vụ. Trò chơi được điều khiển bằng chuyển động của thế hệ thứ bảy tuy suy yếu về mức độ phổ biến, nhưng các hệ máy này đang chuẩn bị cho sự phát triển của thực tế ảo (VR), khi Sony giới thiệu PlayStation VR vào năm 2016.[1][2] Sony tập trung nhiều vào các nhà phát triển bên thứ nhất và các trò chơi độc quyền làm trọng tâm bán hàng, trong khi Microsoft bắt đầu mở rộng hơn nữa các dịch vụ trò chơi, tạo ra dịch vụ Xbox Game Pass cho cả Xbox và Windows, cũng như dịch vụ phát trò chơi trực tuyến xCloud. Cả hai hê máy của Microsoft và Sony đều được làm mới vào khoảng giữa chu kỳ của một thế hệ, với các bản nâng cao làPlayStation 4 ProXbox One X, cũng như phiên bản giá rẻ hơn là PlayStation 4 SlimXbox One S, lược bỏ một số tính năng. Tính đến năm 2019, dòng PlayStation 4 và Xbox One đã bán được ước tính lần lượt là 106 và 46 triệu máy.

Nintendo vẫn đi trên một con đường riêng biệt với Sony hoặc Microsoft trong chiến lược đại dương xanh. Wii U bản đầu được nhắm để trở thành một phiên bản mạnh mẽ hơn của Wii nhằm đáp ứng nhu cầu của các game thủ chuyên nghiệp, nhưng phương tiện và mục đích của máy đã thua do cách máy được tiếp thị. Wii U về cơ bản không đạt được doanh thú như dự đoán của Nintendo, chỉ có 13,5 triệu máy trước khi ngừng sản xuất vào năm 2017, điều này đã khiến Nintendo phát hành Switch vào năm 2017, thiết kế và tiếp thị của máy đã sữa chữa sai lầm của Wii U trong khi vẫn đáp ứng một loạt các nhân khẩu học và các tình huống có thể xảy ra khi chơi trò chơi. Sau đó, Nintendo phát hành Nintendo Switch Lite, một phiên bản không có đế gắn nhưng có tính năng tối ưu hóa các thành phần khác và tương thích với hầu hết các trò chơi. Đến tháng 9 năm 2020, cả hai mẫu Switch đã xuất xưởng hơn 68 triệu máy.

Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay đã cố gắng chống lại sức ép ngày càng tăng của mảng trò chơi di động. Nintendo 3DS và 2DS kế tục dòng Nintendo DS hiện đã ngừng sản xuất, trong khi PlayStation Vita là dòng máy kế nhiệm PlayStation Portable. Dòng máy Nintendo 3DS/2DS đã đạt 75 triệu vào tháng 9 năm 2019, nhưng Vita ước tính chỉ bán ra khoảng 10 triệu vào cuối năm 2015. Sony quyết định ngừng sản xuất máy vào năm 2019 và không có kế hoạch khác cho hệ máy cầm tay. Nintendo ngừng sản xuất Nintendo 3DS vào năm 2020, chấm dứt sản xuất bất kỳ máy chơi trò chơi điện tử cầm tay chuyên dụng nào trong ngành ngoài Switch và Switch Lite.

Ngoài sự tăng trưởng của lĩnh vực trò chơi di động, thị trường của thế hệ thứ tám còn bị ảnh hưởng bởi các sự kiện ở Trung Quốc, nơi lệnh cấm đối với máy chơi trò chơi điện tử được dỡ bỏ vào năm 2015 và đại dịch COVID-19 vào năm 2020, làm trì hoãn một số các bản phát hành trò chơi nhưng cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc mua trò chơi điện tử bởi những người bị cách ly tại nhà. Một số microconsole cổ điển cũng được phát hành trong thời gian này.

Sony và Microsoft đã lần lượt phát hành PlayStation 5Xbox Series X và Series S vào tháng 11 năm 2020. Được coi là hệ máy thế hệ tiếp theo rất được mong đợi của họ, cả hai tiếp tục xu hướng của thế hệ thứ tám với tổng thể hiệu suất tính toán được cải thiện chung, cho ra đồ họa độ nét cao và hỗ trợ tương thích ngược mạnh mẽ để giảm thiểu sự gián đoạn khi nâng cấp lên nền tảng mới.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế hệ này dự đoán sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ điện thoại thông minh, máy tính bảngTV thông minh.[3][4][5][6][7] Vào năm 2013, doanh thu trò chơi trên Android đã vượt doanh thu trên máy chơi trò chơi điện tử cầm tay, trong khi vẫn chỉ đứng thứ hai sau doanh thu trò chơi trên iOS.[8] Trong năm tài chính (FY) 2013 (kết thúc vào đầu năm 2013), Nintendo bán được 23,7 triệu máy,[9] trong khi Apple bán được 58,2 triệu iPad vào FY 2012 (kết thúc vào cuối năm 2012).[10] Một mối đe dọa đặc biệt đối với các trò chơi trên nhiều hệ máy là những trò chơi miễn phí, trong đó hầu hết người chơi đều ưa chuộng chơi miễn phí và một số ít người chơi khác trả tiền để chơi phần còn lại của trò chơi, hoặc trò chơi được hỗ trợ bởi quảng cáo.[11]

PlayStation 4, Xbox One và Wii U đều sử dụng AMDGPU và hai trong số chúng (PS4 và XBO) cũng sử dụng AMD CPU trên một x86-64 Architecture, tương tự như máy tính cá nhân thông thường (trái ngược với PowerPC Architecture của IBM được sử dụng trong thế hệ trước). Microsoft, Nintendo và Sony đều không biết rằng tất cả cùng sử dụng phần cứng AMD cho đến thời điểm công bố.[12] Sự thay đổi này được coi là có lợi cho sự phát triển đa nền tảng, do sự tương đồng ngày càng tăng giữa phần cứng PC và phần cứng máy chơi trò chơi điện tử. Nó cũng giúp tăng thị phần cho AMD (vốn đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gắt gao từ Intel trên thị trường PC).[13]

Nhiều microconsole khác nhau (nhỏ hơn và chủ yếu dựa trên hệ điều hành Android) đã phát hành từ năm 2012, mặc dù chúng hiếm khi được coi là một phần của thế hệ thứ tám (hoặc bất kỳ) của máy chơi trò chơi điện tử. Các hệ máy vi mô này bao gồm Ouya, Nvidia Shield Console, Amazon Fire TV, PlayStation TV, MOJO, Razer Switchblade, GamePop, GameStick và máy Steam Machine dựa trên PC.[14][15][16] Một số microconsoles phát hành như phiên bản thu nhỏ của các máy từ thế hệ trước, chạy một số trò chơi từ máy đó. Chúng bao gồm NES Classic Edition, SNES Classic Edition, PlayStation ClassicSega Genesis Mini.

Các tùy chọn trò chơi trên đám mây cũng đã được phát triển ở thế hệ thứ tám. PlayStation Now cho phép chơi trò chơi trên đám mây của PlayStation 2, 3 và 4 với hệ máy PlayStation hiện tại và máy tính cá nhân. Microsoft bắt đầu phát triển một dịch vụ tương đương gọi là xCloud cho các trò chơi Xbox và Windows. Google phát hành Stadia, một nền tảng trò chơi trên đám mây chuyên dụng được thiết kế để giảm độ trễ và các tính năng nâng cao.

Quá trình chuyển đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thế hệ trước đây để chuyển sang thế hệ tiếp theo thường chỉ mất 5 - 6 năm, nhưng quá trình chuyển từ thế hệ thứ bảy sang thế hệ thứ tám kéo dài tới tám năm.[17] Sự chuyển đổi này cũng khác nhiều ở chỗ hệ máy bán chạy nhất của thế hệ trước, Wii U, lần đầu tiên bị thay thế trong thế hệ thứ tám[17]. Năm 2011, Microsoft tuyên bố công ty bắt đầu quan tâm đến hệ máy tiếp theo của họ, nhưng cùng với Sony, nhận ra họ chỉ mới đi được nửa vòng đời mười năm cho các hệ máy thế hệ thứ bảy.[18][19][20][21] Đại diện của Sony và Microsoft nhấn mạnh việc bổ sung bộ điều khiển chuyển động và bộ camera cảm biến dựa trên bộ điều khiển như Xbox KinectPlayStation Move là để kéo dài tuổi thọ của hai hệ máy này.[22] Chủ tịch Nintendo, Iwata Satoru tuyên bố công ty của ông sẽ phát hành Wii U do doanh thu của các máy chơi trò chơi thế hệ thứ bảy đang suy giảm và "thị trường hiện nay đang chờ một cỗ máy mới".[23] Sony cân nhắc về việc biến chiếc máy chơi trò chơi tiếp theo của mình thành một máy chỉ có tính năng tải xuống kỹ thuật số, nhưng cuối cùng quyết định loại bỏ, do lo ngại về tốc độ mạng internet trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Cả Microsoft và Sony đều công bố kế hoạch cho hệ máy thế hệ tiếp theo của họ, Xbox Series XPlayStation 5, phát hành vào năm 2020. Cả hai công ty đều nhấn mạnh rằng họ muốn đây là một quá trình chuyển đổi nhẹ nhàng, cho phép các trò chơi Xbox One và PlayStation 4 tương thích ngược trực tiếp trên các hệ thống tương ứng của chúng.[24][25][26][27] Microsoft tuyên bố tất cả các trò chơi Xbox One (bao gồm tất cả các trò chơi tương thích ngược hiện có từ Xbox 360 và Xbox gốc có thể chơi được trên Xbox One) cũng có thể chơi trên Xbox Series X và giới thiệu chương trình Smart Delivery, cung cấp các bản cập nhật hiệu suất nâng cao, tùy chọn trò chơi Xbox One để chơi trên Xbox Series X. Sony đã tuyên bố "phần lớn" trò chơi PlayStation 4 có thể chơi trên PlayStation 5, với nhiều trò chơi chạy ở tốc độ khung hình và độ phân giải cao hơn.[28]

Thị thường Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế hệ máy chơi trò chơi thứ tám cũng chứng kiến sự trở lại của các nhà sản xuất trên thị trường Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã cấm các máy chơi trò chơi vào năm 2000, với lý do chúng có thể ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. Lệnh cấm này đã dẫn đến việc chơi trò chơi điện tử bằng máy chuyển sang một lĩnh vực khác, bao gồm cả chợ đen nếu muốn mua máy, đồng thời khiến cho trò chơi trên máy tính cá nhân bùng nổ ở Trung Quốc, bao gồm cả sự lan rộng của quán cà phê InternetPC bangs.[29] Lệnh cấm này kéo dài đến tháng 1 năm 2014, khi chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên mở cửa cho phép bán máy chơi trò chơi điện tử trong Khu Thương mại Tự do Thượng Hải (FTZ).[30] Đến tháng 7 năm 2015, lệnh cấm đối với máy chơi trò chơi điện tử đã được dỡ bỏ hoàn toàn.[31] Thị trường trò chơi điện tử Trung Quốc rất hấp dẫn, ước tính có khoảng 500 triệu người chơi tiềm năng và chiếm hơn 24 tỷ đô la Mỹ doanh thu tính đến năm 2016.[32]

Microsoft và Sony đã nhanh chóng tận dụng lợi thế của việc dỡ bỏ lệnh cấm, thông báo bán các nền tảng Xbox One và PlayStation 4 trong FTZ ngay sau thông báo năm 2014. Microsoft thiết lập quan hệ đối tác với BesTV New Media Co, một công ty con của Shanghai Media Group, để bán các thiết bị Xbox One ở Trung Quốc[33] với các đơn hàng đầu tiên vào tháng 9 năm 2014.[34] Sony đã làm việc với Shanghai Oriental Pearl Media vào tháng 5 năm 2014 để thiết lập sản xuất trong FTZ[35], với PlayStation 4 và PlayStation Vita được vận chuyển vào Trung Quốc vào tháng 3 năm 2015.[36] Giám đốc điều hành của Sony Computer Entertainment Andrew House giải thích vào tháng 9 năm 2013 rằng công ty dự định sử dụng PlayStation Vita TV như một giải pháp thay thế chi phí thấp cho người tiêu dùng trong nỗ lực thâm nhập thị trường Trung Quốc.[37]

Ban đầu Nintendo không tìm cách đưa Wii U vào Trung Quốc; Chủ tịch Nintendo of America, Reggie Fils-Aime, nói Trung Quốc quan tâm đến công ty sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, nhưng cho rằng có những khó khăn tương tự trong việc thiết lập doanh số bán hàng ở đó như họ từng gặp phải với Brazil.[38] Sau đó, Nintendo đã hợp tác với Tencent vào tháng 4 năm 2019 để giúp bán và phân phối Nintendo Switch cũng như hỗ trợ các trò chơi thông qua quy trình phê duyệt của chính phủ Trung Quốc do National Radio and Television Administration dẫn đầu.[39][40]

Máy chơi trò chơi điện tử tại gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 11 năm 2010, Reggie Fils-Aime, CEO của Nintendo of America tuyên bố rằng việc phát hành thế hệ tiếp theo của Nintendo sẽ được quyết định bởi sự thành công của Wii.[41] Nintendo đã công bố kế nhiệm cho WiiWii U, tại Hội chợ triển lãm giải trí điện tử 2011 vào ngày 7 tháng 6 năm 2011.[42] Sau khi công bố, một số nhà báo đã phân loại hệ máy này là máy chơi trò chơi điện tử tại gia đầu tiên của thế hệ thứ tám.[17][43][44] Tuy nhiên, các nguồn tin nổi tiếng đã tranh cãi điều này vì sức mạnh quá kém của máy và sử dụng loại đĩa cũ hơn so với các thông số kỹ thuật công bố cho PlayStation 4 và Xbox One.[45][46]

Bộ điều khiển chính của Wii U, Wii U GamePad, có màn hình cảm ứng nhúng hoạt động như một màn hình tương tác phụ trợ theo kiểu tương tự Nintendo DS / 3DS hoặc nếu tương thích với "Off TV Play", máy cũng có thể trở thành một màn hình chính, cho phép chơi các trò chơi mà không cần TV. Wii U tương thích với các thiết bị ngoại vi của tiền nhiệm, chẳng hạn như Wii Remote Plus,Nunchuk, và Wii Balance Board.[47]

Wii U được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 18 tháng 11 năm 2012, tại Châu Âu vào ngày 30 tháng 11 năm 2012 và tại Nhật Bản vào ngày 8 tháng 12 năm 2012. Nó có hai phiên bản, một Basic ModelDeluxe/Premium Model, với mức giá là 300 đô la và 349 đô la Mỹ. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2013, Nintendo tuyên bố việc sản xuất model cơ bản đã kết thúc và dự kiến ​​nguồn cung cấp sẽ cạn kiệt vào ngày 20 tháng 9 năm 2013. Vào ngày 4 tháng 10 năm 2014, model Deluxe / Premium đã giảm giá từ 349 xuống còn 300 đô la Mỹ.[48]

Wii U có doanh số cả vòng đời khoảng 13 triệu, trái ngược hoàn toàn với Wii, với hơn 100 triệu. Điều này gây tổn hại về mặt tài chính của Nintendo. Công ty đã dự đoán Wii U sẽ có doanh thu tương tự như Wii nhưng không thành. Nintendo chính thức ngừng phát hành Wii U vào ngày 31 tháng 1 năm 2017, khoảng một tháng trước khi phát hành Nintendo Switch.[49]

PlayStation 4

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 20 tháng 2 năm 2013, Sony công bố PlayStation 4 trong một cuộc họp báo ở New York. Hệ máy mới này tập trung nhiều vào các tính năng tương tác qua mạng xã hội; những trò chơi trên PlayStation 4 có thể được chia sẻ thông qua PlayStation Network và các dịch vụ khác, một điểm đặc biệt là người dùng có thể phát trực tiếp các trò chơi họ đang chơi thông qua máy hoặc qua các dịch vụ như Twitch. Bộ tay cầm điều khiển DualShock 4 tương tự như DualShock 3 , nhưng thêm một touchpad và nút "Chia sẻ", cùng với thanh Điốt phát sáng ở mặt trước để theo dõi chuyển động. Một máy ảnh đi kèm sử dụng camera âm thanh nổi với 1280 × 800px có hỗ trợ cảm biến ngoại vi tương tự như Kinect của Microsoft và vẫn tương thích với các thiết bị PlayStation Move. PlayStation 4 cũng có màn hình thứ hai thông qua ứng dụng di độngPlayStation Vita, cũng như trò chơi trên đám mây phát trực tuyến qua dịch vụ Gaikai.[50][51]

PlayStation 4 được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2013 tại Bắc Mỹ, ngày 29 tháng 11 năm 2013 tại Úc và Châu Âu với giá 399,99 USD, 549 USD và 399 euro.

Vào ngày 21 tháng 5 năm 2013, Microsoft đã công bố Xbox One tại một sự kiện ở Redmond, Washington. Chiếc console này tập trung vào tính năng giải trí, bao gồm khả năng kết nối với TV từ hộp set-top box qua HDMI và sử dụng hướng dẫn chương trình điện tử, khả năng đa nhiệm bằng cách mở nhiều ứng dụng (như SkypeInternet Explorer) ở một phía màn hình, tương tự như Windows 8. Xbox One có bộ điều khiển mới với "Impulse Triggers", cung cấp phản hồi xúc giác và khả năng quay lại các cảnh trong một trò chơi. Một phiên bản cập nhật của Kinect đã được phát triển cho Xbox One, với camera 1080p và điều khiển giọng nói mở rộng. Ban đầu được đóng gói với máy nhưng bị đánh giá thấp và bị loại khỏi các gói sau này.[52][53]

Xbox One phát hành tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc vào ngày 22 tháng 11 năm 2013, với giá ban đầu lần lượt là 499,99 đô la Mỹ, 499 euro và 599 đô la Úc với Nhật Bản sau đó được phát hành ở 26 thị trường khác vào năm 2014. Nâng cấp giữa hai thế hệ, một phiên bản được phát hành vào năm 2016 là Xbox One S và phiên bản còn lại là Xbox One X bổ sung đồ họa 4K phát hành cùng năm. Microsoft tuyên bố Xbox One X là "Máy chơi trò chơi điện tử mạnh nhất thế giới" và mạnh hơn 40% so với bất kỳ máy nào khác tại cùng thời điểm phát hành.

Nintendo Switch

[sửa | sửa mã nguồn]

Do doanh số của Wii U bán quá kém, cùng với sự cạnh tranh từ trò chơi trên điện thoại di động, chủ tịch Nintendo, Iwata Satoru lúc đó đã tìm cách hồi sinh công ty bằng cách bàn ra một chiến lược mới cho Nintendo, ông quyết định sẽ làm một máy chơi trò chơi khác lấy cảm hứng từ trò chơi trên điện thoại di động, và phát triển phần cứng mới có thể hấp dẫn nhiều người chơi hơn.[54] Sản phẩm phần cứng cuối cùng được công bố dưới tên mã NX trong cuộc họp báo với DeNA vào ngày 17 tháng 3 năm 2015[55] và xuất hiện với tên Nintendo Switch vào ngày 20 tháng 10 năm 2016. Máy phát hành trên toàn thế giới vào ngày 3 tháng 3 năm 2017, cạnh tranh với Xbox One và PlayStation 4.

Nintendo coi Switch là một máy chơi trò chơi tại gia có nhiều cách để chơi. Phần chính của máy là một thiết bị có kích thước bằng máy tính bảng với màn hình cảm ứng. Máy có thể được chèn vào Docking Station để có thể chơi trên TV. Ngoài ra, hai chiếc Joy-Con, là bộ điều khiển cảm biến chuyển động có thể sánh với Wii Remote, được đặt ở hai bên cạnh của Switch để thiết bị có thể được chơi dưới dạng cầm tay. Hơn nữa, máy có thể gắn vào chân đế, cho phép nhiều người chơi trên màn hình ngoài và chơi trò chơi với một Joy-Con riêng biệt. Ngoài ra, Nintendo đã xây dựng Switch dự trên các thành phần tiêu chuẩn của ngành, cho phép dễ dàng chuyển các trò chơi lên hệ thống bằng cách sử dụng các thư viện phần mềm và công cụ trò chơi tiêu chuẩn, hơn là các phương pháp tiếp cận độc quyền của Nintendo. Điều này cho phép họ đưa một số nhà phát triển trò chơi độc lập và bên thứ ba tham gia trước khi ra mắt để đảm bảo một số trò chơi của bên thứ ba tham gia vào thư viện phần mềm của họ.

Mặc dù Switch yếu hơn đáng kể về sức mạnh xử lý so với các đối thủ cạnh tranh, máy nhận được nhiều lời khen ngợi và thành công về mặt thương mại. Nintendo dự đoán sẽ bán ra khoảng 10 triệu Switch trong năm đầu tiên phát hành nhưng doanh thu đã vượt mức dự đoán này với tổng doanh số bán hàng năm đầu tiên là hơn 17 triệu máy, vượt quá doanh số bán cả đời của Wii U. Vào cuối năm 2017, Nintendo Switch là hệ máy bán chạy nhất trong lịch sử nước Mỹ và vào tháng 11 năm 2018, Switch là hệ máy bán chạy nhất trong tất cả các máy thế hệ thứ 8 ở Mỹ.[56]

Một phiên bản sau đó với phần cứng được chỉnh sửa lại, Switch Lite, phát hành vào tháng 9 năm 2019. Thiết bị tích hợp Joy-Con vào thân máy với hệ số về mặt hình thức là nhỏ hơn, làm cho thiết bị là máy cầm tay hoàn toàn chứ không phải là một hệ máy lai. Các chi tiết khác được mô tả dưới đây trong phần Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay.

So sánh các hệ máy chơi trò chơi điện tử thế hệ thứ tám
Dòng sản phẩm Nintendo PlayStation 4 Xbox One
Tên Wii U Nintendo Switch PlayStation 4 PlayStation 4 Slim PlayStation 4 Pro Xbox One Xbox One S Xbox One X
Logo
Hình ảnh
Máy Wii U màu trắng và GamePad Máy Nintendo Switch ở chế độ gắn đế với bộ điều khiển Joy-Con trong tay cầm Máy PlayStation 4 và bộ điều khiển DualShock 4 Máy PlayStation 4 Slim Máy PlayStation 4 Pro Máy Xbox One, tay cầmKinect cảm biến Máy và tay cầm Xbox One S Máy Xbox One X
Nhà chế tạo Nintendo Sony Interactive Microsoft
Ngày phát hành
  • NA: November 18, 2012
  • EU: November 30, 2012
  • AU: November 30, 2012
  • JP: December 8, 2012
  • WW: March 3, 2017[57]
  • NA: November 15, 2013
  • EU: November 29, 2013
  • AU: November 29, 2013
  • JP: February 22, 2014
  • WW: September 15, 2016[58]
  • WW: November 10, 2016[59]
  • NA: November 22, 2013
  • EU: November 22, 2013 (select countries only)[60]
  • AU: November 22, 2013
  • JP: September 4, 2014[61]
  • NA: August 2, 2016 (select countries only)
  • EU: August 2, 2016 (select countries only)
  • AU: August 2, 2016
  • JP: November 24, 2016
  • WW: April 16, 2019
(all digital edition)
  • WW: November 7, 2017
[62]
Giá bán ban đầu US$ 299,99 đô la Mỹ (38.239 đô la Mỹ vào năm 2022)[a] 299,99 đô la Mỹ (35.815 đô la Mỹ vào năm 2022)[57] 399,99 đô la Mỹ (50.250 đô la Mỹ vào năm 2022)[63] 299,00 đô la Mỹ (36.459 đô la Mỹ vào năm 2022) 399,00 đô la Mỹ (48.652 đô la Mỹ vào năm 2022)[59] 499,99 đô la Mỹ (62.813 đô la Mỹ vào năm 2022) 299,00 đô la Mỹ (36.459 đô la Mỹ vào năm 2022) 499,99 đô la Mỹ (59.692 đô la Mỹ vào năm 2022)
Set by retailers 320 € Bản mẫu:EU€[63] 499 €
GB£ Set by retailers 279,99 bảng Anh (31.338 bảng Anh vào năm 2021)[57] 349,00 bảng Anh (42.554 bảng Anh vào năm 2021)[63] 345,00 bảng Anh (39.994 bảng Anh vào năm 2021)[59] 429,00 bảng Anh (52.308 bảng Anh vào năm 2021)
A$ Bản mẫu:AU$ Bản mẫu:AU$[57] Bản mẫu:AU$[63] Bản mẫu:AU$[59] Bản mẫu:AU$
JP¥ 26,250 yên Nhật (26.461 yên Nhật vào năm 2019) 29,980 yên Nhật (29.111 yên Nhật vào năm 2019)[57] 41,979 yên Nhật (41.937 yên Nhật vào năm 2019)
Giá hiện tại Discontinued Same as launch prices
  • US$349
  • £299[64]
  • A$479 (500 GB Model)[65]
Same as launch prices Same as launch prices Launch Model
Same as launch prices
1TB Model (without Kinect)
Same as launch prices Same as launch prices
Ngưng sản xuất January 31, 2017[69] In production September 15, 2016 In production Japan:January 5, 2021[70] August 25, 2017[71] In production
(All-Digital version discontinued July 16, 2020)[72]
July 16, 2020[72]
Doanh số Đã chuyển đi 13.56 triệu (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018)[73] 79.87 triệu (combined), 66.34 triệu (standard unit only) (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020)[74] 113.6 triệu (tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020)[75] 10.00 triệu (tính đến tháng 12 năm 2014)[b][76]
Đã bán ra Not reported Not reported 106 triệu (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)[77] 46.9 triệu (estimated tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019)[78]
Tựa trò chơi bán cháy nhất Mario Kart 8, 8.42 triệu (tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2018)[79] Mario Kart 8 Deluxe, 33.41 triệu (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020)[80] Uncharted 4: A Thief's End, 15.00 triệu (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2019)[81] PlayerUnknown's Battlegrounds, 8.00 triệu (tính đến tháng 7 năm 2018)[82]
List of best-selling Wii U video games List of best-selling Nintendo Switch video games List of best-selling PlayStation 4 video games List of best-selling Xbox One video games
Media Distribution
Nintendo Switch game card (1-64 GB)[84] Blu-ray (25/50 GB) (6x CAV)[85] Blu-ray (25/50/66/100 GB)
Khác Wii Optical Disc (4.7/8.5 GB) (6x CAV) Blu-ray, DVD Blu-ray, DVD, CD Ultra HD Blu-ray, Blu-ray, DVD, CD[86]
CPU Loại Tri-Core IBM PowerPC Espresso[87] Quad-core ARM Cortex-A57, quad-core ARM Cortex-A53[c][88] Octa-core AMD Jaguar-based[c][89] Octa-core AMD Jaguar-based[c] Octa-core AMD Jaguar-based[c][90] Octa-core AMD Jaguar-based[c][91]
ISA PowerPC ARMv8-A x86-64
Clock speed 1.24 GHz 1.02 GHz 1.60 GHz 2.13 GHz 1.75 GHz 2.30 GHz
L1 cache 192 kB[d] 576 kB[e] 512 kB[d] 512 kB[d]
L2 cache 3 MB[f] 2.5 MB[g] 4 MB[h][92] 4 MB[h][93]
L3 cache 32 MB eDRAM @ 550 MHz (256 GB/s)[i][94] 32 MB eSRAM @ 853 MHz (204 GB/s)[j][95] 32 MB eSRAM @ 914 MHz (219 GB/s)[j][95] [96]
3 MB eSRAM[k]
Quy trình 45 nm 20 nm[l] 28 nm 16 nm[97][98] 28 nm 16 nm 16 nm
Secondary ARM9 processor (for background tasks) ARM processor (for background tasks)[99]
GPU Type AMD Radeon-based "Latte"[100][101] Nvidia GM20B Maxwell-based[102][103] AMD Radeon-based "Liverpool" AMD Radeon-based "Neo"[104] AMD Radeon-based "Durango" AMD Radeon-based "Durango 2" AMD Radeon-based "Scorpio Engine"
Clock speed 550 MHz [101] 307.2-768 MHz[m][105] 800 MHz 911 MHz[104] 853 MHz 914 MHz 1,172 MHz[106]
Stream processors 320[46][101] 256[103] 1152 2304[104] 768[107][108] 2560[106][109]
TFLOP/s 0.352[101] 0.157-0.393[m][105] 1.843 4.198[104] 1.310 1.404 6.001[106]
TMUs 16[101] 16[103] 72 144[104] 48 160[106]
Texture rate 8.8 GTexel/s[101] 4.9-12.3 GTexel/s 57.6 GTexel/s 131.2 GTexel/s[104] 40.9 GTexel/s[110] 43.8 GTexel/s 187.5 GTexel/s[106]
ROPs 8[101] 16[103] 32 64[104] 16 32[106]
Pixel rate 4.4 GPixel/s[101][111] 4.9-12.3 GPixel/s 25.6 GPixel/s[112] 58.30 GPixel/s[104] 13.6 GPixel/s[110] 14.6 GPixel/s 37.5 GPixel/s[106]
Compute units 5[101] 2[103] 18 36[104] 12 40[106]
Process 40 nm[101] 20 nm[103] 28 nm 16 nm[104] 28 nm 16 nm[106]
Memory Main 2 GB DDR3 SDRAM[113] 4 GB LPDDR4 SDRAM[114] 8 GB GDDR5 SDRAM[93] 8 GB GDDR5 SDRAM 8 GB DDR3 SDRAM[93] 12 GB GDDR5 SDRAM
Clock speed 800 MHz (1600 MHz effective) 1600 MHz (3200 MHz effective) 1375 MHz (5500 MHz effective) 1700 MHz (6800 MHz effective) 1066.5 MHz (2133 MHz effective) 1700 MHz (6800 MHz effective)
Bandwidth 12.8 GB/s 25.6 GB/s 176.0 GB/s 217.6 GB/s 68.3 GB/s 326.4 GB/s
Reserved 1 GB[115] 1 GB 3.5 GB[116] 3 GB[117]
Secondary 256 MB DDR3 RAM[99] 1 GB DDR3 RAM
Bộ nhớ Trong 8 GB/32 GB eMMC bộ nhớ flash (không thể thay thế)
1 GB bộ nhớ flash (reserved for the OS)
32 GB eMMC NAND bộ nhớ flash (không thể thay thế)[102] 500 GB HDD, 1 TB HDD (user replaceable)[118][119] 1 TB HDD (user replaceable) 500 GB HDD, 1 TB HDD (không thể thay thế)[120]
8 GB bộ nhớ flash (reserved for the OS)[110]
500 GB HDD, 1 TB HDD, 2 TB HDD (không thể thay thế)
8 GB bộ nhớ flash (reserved for the OS)
1 TB HDD, (không thể thay thế)
8 GB bộ nhớ flash (reserved for the OS)
Ngoài Supports up to 32 GB SDHC cards
Supports up to 2 TB USB HDD (Wii U Mode only)[121]
Supports microSD/microSDHC/microSDXC up to 2 TB[122] Supports USB HDD over 240GB up to 8 TB (with System Software 4.50)[123] Supports USB 3.0 HDD larger than 256 GB up to 16 TB[124][125]
Cài đặt trò chơi Chỉ những trò chơi đã tải xuống mới có thể được cài đặt vào bộ nhớ Trò chơi đã tải xuống có thể được cài đặt vào bộ nhớ trong hoặc thẻ SD Tất cả các trò chơi phải được cài đặt vào ổ cứng được kết nối[126] Tất cả các trò chơi phải được cài đặt vào ổ cứng được kết nối
Network Wireless 802.11 a/b/g/n/ac Wi-Fi @ 2.4 and 5.0 GHz[122] 802.11b/g/n Wi-Fi @ 2.4 GHz[127] 802.11a/b/g/n/ac Wi-Fi[128] 802.11a/b/g/n dual-band Wi-Fi @ 2.4 GHz and 5.0 GHz[129] 802.11a/b/g/n/ac dual-band Wi-Fi @ 2.4 GHz and 5.0 GHz[130]
Wired Fast Ethernet[o] Fast Ethernet[p] Gigabit Ethernet Gigabit Ethernet
Kích thước Khi đặt nằm ngang:
Width: 172 mm (6.7 in)
Height: 46 mm (1.8 in)
Length: 268.5 mm (10.5 in)
(có thể để dọc bằng cách sử dụng giá đỡ)
Console laying flat:
Width: 102 mm (4,0 in)
Height: 13,9 mm (0,55 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Length: 203,1 mm (8,00 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ] (Console only)
239 mm (9,4 in) (Joy-Con attached)
(must be oriented vertically)
Khi đặt nằm ngang:
Width: 275 mm (10.8 in)
Height: 53 mm (2.0 in)
Length: 305 mm (12.0 in)
(có thể để dọc bằng cách sử dụng giá đỡ)
Khi đặt nằm ngang:
Width: 265 mm (10.4 in)
Height: 39 mm (1.5 in)
Length: 288 mm (11.3 in)
(có thể để theo chiều dọc bằng cách sử dụng giá đỡ)
Khi đặt nằm ngang:
Width: 295 mm (11.6 in)
Height: 55 mm (2.2 in)
Length: 327 mm (12.9 in)
(có thể để theo chiều dọc bằng cách sử dụng giá đỡ)[128]
Khi đặt nằm ngang:
Width: 309 mm (12.1 in)
Height: 83 mm (3.2 in)
Length: 258 mm (10.1 in)
(must be oriented horizontally)[131]
Khi đặt nằm ngang:
Width: 295 mm (11.6 in)
Height: 64 mm (2.5 in)
Length: 227 mm (8.9 in)
(có thể để theo chiều dọc bằng cách sử dụng giá đỡ)[86]
Khi đặt nằm ngang:
Width: 300 mm
Height: 60 mm
Length: 240 mm
(có thể để dọc bằng cách sử dụng giá đỡ)[91][132]
Trọng lượng 1,5 kg (3,3 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ] 0,297 kg (0,65 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ] (Console only)
0,398 kg (0,88 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ] (Joy-Con attached)
2,8 kg (6,2 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ] 2,1 kg (4,6 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ] 3,3 kg (7,3 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ][128] 3,2 kg (7,1 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ][cần dẫn nguồn] 2,9 kg (6,4 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ][86] 3,8 kg (8,4 lb)[chuyển đổi: số không hợp lệ][91]
Năng lượng 75 W (bên ngoài bộ nguồn)[133] 4,310 mAh, 3.7 V pin Li-ion

Max. 39 W (external power supply)

Max. 223 W (internal power supply) Max. 163 W (internal power supply) Max. 289 W (internal power supply)[128] (PSU)

Max. 310 W (internal power supply)[128] (Product Page)

Max. 220 W (external power supply) Max. 125 W (internal power supply) Max. 245 W (internal power supply) [91]
Phụ kiện đi kèm

All Models

Deluxe/Premium Model only

  • Wii U GamePad stand
  • Wii U GamePad charging cradle
  • Wii U console stand
  • Two Joy-Con controllers (L and R)
  • Two Joy-Con straps
  • Joy-Con Grip
  • Switch Dock
  • HDMI cable
  • Xbox One controller
  • Wired mono headset
  • HDMI cable
Video Output 1080p, 1080i, 720p, 480p

576i, 480i (standard 4:3 and 16:9 anamorphic widescreen)

720p (undocked)[122]

1080p, 720p and 480p (docked)

1080p, 1080i, 720p, and 480p
  • HDR10
  • HDMI out 1.4b
4K 2160p, 1080p, 1080i, 720p, and 480p
  • HDR10
  • HDMI out 2.0a
1080p, 720p, and 480p[134][135]
  • HDMI in/out 1.4b

4K 2160p, 1440p, 1080p, 720p, and 480p[91][134][136]

  • HDR10
  • Dolby Vision
  • HDMI out 2.0a (Xbox One S)
  • HDMI out 2.0b (Xbox One X)
  • HDMI in 1.4b
  • AMD FreeSync support
Integrated 3DTV support Không Không [137]
Second screen Wii U GamePad (bundled with console) PlayStation Vita
PlayStation App on iOS and Android devices
Xbox Console Companion on Android, iOS, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10, Windows Phone
Remote Phát trực tuyến trò chơi cục bộ qua Off-TV Play tới Wii U GamePad cho một số trò chơi Phát trực tuyến trò chơi cục bộ và từ xa qua Chơi từ xa tới PS Vita, macOS và Windows hoặc điện thoại thông minh Sony Xperia được chọn[138] for all games,
except those that require the PS Camera or PS Move[139][140]
Phát trực tuyến trò chơi cục bộ qua Xbox App tới Windows 10 PC[141]
Âm thanh
  • 5.1 LPCM qua HDMI
  • Tương tự âm thanh nổi qua cổng "AV Multi Out"
  • Loa âm thanh nổi trên Wii U GamePad
  • Đầu ra âm thanh nổi qua giắc cắm 3,5 mm trên Wii U GamePad
  • Ngõ ra 5.1 LPCM qua HDMI
  • Loa âm thanh nổi trên máy
  • Đầu ra âm thanh nổi qua giắc cắm 3,5 mm trên Bảng điều khiển [122]
  • 7.1 LPCM và đầu ra luồng bit qua HDMI
  • 2.0 LPCM và đầu ra luồng bit qua đầu ra quang
  • Đầu ra âm thanh nổi qua giắc cắm 3,5 mm trên DualShock 4
  • Loa đơn âm trên DualShock 4
  • 7.1 LPCM và đầu ra luồng bit qua HDMI
  • 2.0 LPCM và đầu ra luồng bit qua đầu ra quang
  • Hệ thống loa bên trong[142]
  • Đầu ra âm thanh nổi qua cổng mở rộng trên bộ điều khiển (yêu cầu bộ điều hợp cho giắc cắm 3,5   mm) và qua cổng giắc 3,5   mm (chỉ xuất hiện trên các phiên bản bộ điều khiển thứ 2 và thứ 3)
Khả năng ngoại vi
  • Wi-Fi Direct
  • 2 HDMI (1 in port and 1 out port)[143]
  • 3 USB 3.0 ports (1 at side of console, 2 at rear)
  • Kinect port
  • Optical out port
  • Ethernet port
  • IR Blaster
  • Bluetooth 4.0[144]
  • 2 HDMI (1 in port and 1 out port)[86]
  • 3 USB 3.0 ports (1 at front of console, 2 at rear)
  • Optical out port
  • S/PDIF
  • Ethernet port
Controller
Khả năng cảm ứng Wii U GamePad tích hợp màn hình cảm ứng điện trở Máy có cảm ứng đa điểm màn hình cảm ứng điện dung [122] DualShock 4 tích hợp 2 điểm điện dung bàn di chuột
Camera Wii U GamePad camera (bundled with all consoles) PlayStation Camera Kinect Kinect (cần có bộ chuyển đổi để sử dụng)[148]
Dịch vụ trực tuyến Nintendo Network Nintendo Switch Online PlayStation Network Xbox Live
Tải xuống trò chơi và cập nhật tự động qua SpotPass Tải xuống các bản cập nhật tự động Tải xuống trò chơi và cập nhật tự động Tải xuống trò chơi và cập nhật tự động[149]
Free Paid Nintendo Switch Online subscription required for online multiplayer, except for free-to-play titles[150] Paid PlayStation Plus subscription required for online multiplayer, except for free-to-play titles[151][152] Paid Xbox Live Gold subscription required for online multiplayer and party chat
Game DVR Image Ảnh chụp màn hình có tích hợp Miiverse(có thể được chia sẻ với Facebook, Twitter, Google PlusTumblr) Ảnh chụp màn hình có tích hợp Facebook và Twitter[153] Ảnh chụp màn hình có tích hợp Twitter Ảnh chụp màn hình có tích hợp Twitter
Video Phát lại trò chơi có tích hợp YouTube (chỉ một vài trò) Lên đến 30 giây với tích hợp Facebook và Twitter[154][155] Lên đến 1 giờ với tích hợp Dailymotion, Facebook, Twitter và YouTube; 720p cho tất cả các kiểu máy PS4, 1080p cho PS4 Pro Lên đến 5 phút; 1080p cho tất cả các kiểu máy Xbox One,[156] 4K for Xbox One X (external storage required)[157]
Live streaming Phát trực tiếp tích hợp Dailymotion, Twitch, UstreamYouTube Gaming Phát trực tiếp với Mixer và tích hợp Twitch
Free Free Free Paid subscription to Xbox Live Gold required[158]
Khóa phân vùng Khóa vùng[159] Không hạn chế Không hạn chế[160] Không hạn chế[161][162]
Danh sách trò chơi Danh sách trò chơi Wii U Danh sách trò chơi Nintendo Switch Danh sách trò chơi PlayStation 4 Danh sách trò chơi Xbox One
Tương thích ngược Wii[q] Một phần[r] Một phần[s] Một phần[t]
Phần mềm hệ thống Phần mềm hệ thống Wii U Phần mềm hệ thống Nintendo Switch Phần mềm hệ thống PlayStation 4 Phần mềm hệ thống Xbox One
Cập nhật Các bản cập nhật được tải xuống và cài đặt tự động ở Standby Mode Có thể bật cập nhật tự động bằng cách bật Cập nhật phần mềm tự động trong System Settings[167] Các bản cập nhật được tải xuống và cài đặt tự động ở Rest Mode Các bản cập nhật được tải xuống và cài đặt tự động trong Instant-on Mode
  1. ^ Deluxe/Premium Model: US$349.99, GB và £ do các nhà bán lẻ đặt, A$428.00, ¥31,500
  2. ^ Tính đến mùa thu năm 2015, Microsoft không báo cáo số lượng đơn vị Xbox One đã xuất xưởng.[168]
  3. ^ a b c d e Đơn vị xử lý trung tâm bao gồm hai mô-đun lõi tứ.
  4. ^ a b c 64 kB per core (32 kB for instructions and 32 kB for data).
  5. ^ The quad-core ARM Cortex-A57 cluster has a total of 320 kB of L1 cache, distributed by 80 kB per each core (48 kB for instructions and 32 kB for data). The quad-core ARM Cortex-A53 cluster has a total of 256 kB of L1 cache, distributed by 64 kB per each core (32 kB for instructions and 32 kB for data).
  6. ^ Cores 0 and 2 have 512 kB of L2 cache each, while core 1 has 2 MB.
  7. ^ The quad-core ARM Cortex-A57 cluster has 2 MB of shared L2 cache. The quad-core ARM Cortex-A53 cluster has 512 kB of shared L2 cache.
  8. ^ a b 2 MB of L2 cache per quad-core module.
  9. ^ The 32 MB eDRAM module is located off the central processing unit (CPU) die and is in the graphics processing unit (GPU), running at the GPU's clock speed.
  10. ^ a b The 32 MB eSRAM module is located off the central processing unit (CPU) die and is in the graphics processing unit (GPU), running at the GPU's clock speed.
  11. ^ Dành riêng cho khả năng tương thích ngược của Wii.
  12. ^ Các máy sản xuất sau tháng 8 năm 2019 có chip sản xuất trên quy trình 16nm, cải thiện tuổi thọ và hiệu suất của pin. Các máy này xuất xưởng với các hộp hơi khác máy sản xuất trước tháng 8, nhưng Nintendo không tách biệt rõ giữa hai mẫu.
  13. ^ a b When docked, the graphics processing unit (GPU) can run at from 307.2 to 768 MHz (capable of 0.157 to 0.393 TFLOP/s, respectively). When undocked, the GPU can run at from 307.2 to 460 MHz (capable of 0.157 to 0.236 TFLOP/s, respectively).
  14. ^ Dành riêng để kết nối với Wii U GamePad.
  15. ^ Cần có phụ kiện LAN adapter.
  16. ^ Cần có phụ kiện LAN adapter.
  17. ^ Hỗ trợ phần mềm Wii trên dĩa và được tải xuống từ Wii Shop Channel. Các trò chơi từ các thế hệ trước có sẵn để mua và tải xuống kỹ thuật số qua Virtual Console trên Nintendo eShop.
  18. ^ Các trò chơi chọn lọc từ các thế hệ trước có sẵn để mua và tải xuống kỹ thuật số trên eShop của Nintendo. Điều này được giới hạn cho các trò chơi được xuất bản bởi bên thứ ba hoặc được chuyển cụ thể sang Nintendo Switch. Không có hệ thống Virtual Console nào tồn tại và không có trò chơi cũ nào đã mua trên máy trước đó có thể được chuyển sang Nintendo Switch, vì chúng có thể từ Wii sang Wii U.
  19. ^ PlayStation Now hỗ trợ đám mây cho một số trò chơi PlayStation 3 chọn lọc bắt đầu vào tháng 1 năm 2015 cho Bắc Mỹ. Yêu cầu đăng ký.[163]
  20. ^ Select Xbox 360Xbox trò chơi; Yêu cầu tải xuống phiên bản kỹ thuật số của trò chơi, miễn phí cho chủ sở hữu hiện tại.[164][165][166]

Máy chơi trò chơi điện tử cầm tay

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế hệ thứ tám của máy chơi trò chơi điện tử cầm tay bắt đầu xu hướng chuyển dịch chung từ máy chơi trò chơi cầm tay chuyên dụng sang chơi trò chơi di động trên các thiết bị thông minh, chẳng hạn như điện thoại thông minhmáy tính bảng. Do đó, các thiết bị thông minh đã làm xói mòn doanh số bán máy chơi trò chơi cầm tay chuyên dụng, với các nhà phân tích dự đoán thiết bị thông minh sẽ thay thế máy chơi trò chơi cầm tay trong tương lai gần.[169]

Nintendo 3DS là một máy chơi trò chơi cầm tay được sản xuất bởi Nintendo, nó thừa kế Nintendo DS. Chiếc máy này có thể tự động chiếu hiệu ứng 3D mà không cần sử dụng bất kì kính hoặc bất kỳ phụ kiện 3D đi kèm nào.[170] Nintendo 3DS có khả năng tương thích ngược với dòng Nintendo DS.[170] Chiếc máy chơi trò chơi này chính thức được Nintendo công bố lần đầu vào tháng 3 năm 2010 tại sự kiện E3 2010,[171][172] công ty đã mời người tham dự sử dụng thử máy.[173] Nintendo 3DS có được thành công là nhờ vào dòng Nintendo DS,[171] trước đây cạnh tranh với PlayStation Portable.[174] Máy tiếp tục cạnh tranh với PlayStation Vita của Sony.[175]

Nintendo 3DS phát hành tại Nhật Bản vào ngày 26 tháng 2, tại châu Âu vào ngày 25 tháng 3, tại Bắc Mỹ vào ngày 27 tháng 3 và tại Úc vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.[176][177] Vào ngày 28 tháng 7 cùng năm, Nintendo đã thông báo giảm giá lớn của máy bắt đầu từ ngày 12 tháng 8. Ngoài ra, kể từ tháng 9 năm 2011, người dùng đã mua máy ở mức giá ban đầu có quyền truy cập trước vào mười trò chơi Nintendo Entertainment System, các trò chơi đó có thể được cập nhật lên phiên bản phát hành công khai trên Nintendo eShop. Vào tháng 12 năm 2011, người dùng đã mua 3DS với giá ban đầu, nhận thêm mười trò chơi Game Boy Advance miễn phí, Nintendo sau đó tuyên bố họ không có ý định phát hành những trò chơi đó cho người mua giá sau.[178]

Vào ngày 21 tháng 6 năm 2012, Nintendo công bố một mô hình 3DS mới và lớn hơn, có tên là Nintendo 3DS XL. Máy có hai màn hình lớn 90% so với 3DS nhưng độ phân giải là như nhau. Máy cũng có thời lượng pin dài hơn một chút. Máy phát hành vào ngày 28 tháng 7 tại Châu Âu và ngày 19 tháng 8 tại Bắc Mỹ cũng như Australasia vào ngày 23 tháng 8, và Brazil vào ngày 1 tháng 9 năm 2012.[179]

Vào ngày 28 tháng 8 năm 2013, Nintendo đã công bố phiên bản giá rẻ của 3DS có tên là Nintendo 2DS. Hệ máy này chơi được tất cả các trò chơi Nintendo DS và Nintendo 3DS, mặc dù không có tùy chọn hiệu ứng 3D. Không giống như các máy trước đây của dòng DS, Nintendo 2DS sử dụng thiết kế giống như đá phiến thay vì vỏ sò. Máy ra mắt vào ngày 12 tháng 10 năm 2013 ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ[180] cũng như Australasia.[181]

Vào ngày 29 tháng 8 năm 2014, Nintendo công bố một mô hình 3DS mới hơn có tên New Nintendo 3DSNew Nintendo 3DS XL. Hệ máy mới hơn sử dụng thẻ microSD thay vì kích thước đầy đủ và có đầu vào tương tự "nub" thứ hai, C-stick, Super-Stable 3D ™ (công nghệ theo dõi khuôn mặt cho phép màn hình 3D lập thể không cần kính liên tục thích ứng với vị trí chính xác của mắt người dùng khi di chuyển cánh tay và cơ thể) và bộ xử lý được nâng cấp cho phép các trò chơi nâng cao hơn, độc quyền NN3DS (ví dụ: phiên bản chuyển 3D của trò chơi Wii nổi tiếng Xenoblade Chronicles) không thể chơi trên Nintendo 3DS gốc / 2DS, mặc dù Nintendo 3DS mới vẫn có thể chơi tất cả trò chơi 3DS và hầu hết các trò chơi DS/i. Máy phát hành tại Nhật Bản vào ngày 11 tháng 10, tại Australasia vào ngày 21 tháng 11 năm 2014, tại châu Âu vào ngày 13 tháng 2 năm 2015, và một phiên bản XL được phát riêng cho Bắc Mỹ vào ngày 13 tháng 2 năm 2015. Một phiên bản nhỏ hơn dành cho Bắc Mỹ được phát hành vào ngày 25 tháng 9 năm 2015 đi kèm với trò chơi Animal Crossing: Happy Home Designer.[182] Vào tháng 4 năm 2017, Nintendo công bố New Nintendo 2DS XL, phát hành tại Nhật Bản vào ngày 13 tháng 7 năm và tại Bắc Mỹ vào ngày 28 tháng 7 năm 2017. Đây là phiên bản cùng dòng với New Nintendo 3DS XL, với kích thước màn hình giống hệt nhưng thiết kế mỏng hơn và không có 3D lập thể.[183]

Dòng 3DS chính thức ngừng hoạt động vào tháng 9 năm 2020.

PlayStation Vita là máy chơi trò chơi cầm tay thứ hai (và là cuối cùng) được phát triển bởi Sony Interactive Entertainment.[184] Máy kế thừa PlayStation Portable như một phần của thương hiệu PlayStation. Máy phát hành tại Nhật Bản vào ngày 17 tháng 12 năm 2011,[185] ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào ngày 22 tháng 2 năm 2012.[186][187]

Máy chơi cầm tay này bao gồm hai cần analog, màn hình cảm ứng điện dung đa điểm OLED / LCD 5 inch (130 mm) và hỗ trợ Bluetooth, Wi-Fi, 3G tùy chọn. Bên trong, PS Vita có bộ xử lý ARM Cortex-A9 MPCore 4 nhân và bộ xử lý đồ họa 4 nhân SGX543MP4 +, cũng như phần mềm LiveArea làm giao diện người dùng chính, kế thừa XrossMediaBar.[188][189]

The device is backward-compatible with a subset of the PSP and PS One games digitally released on the PlayStation Network via the PlayStation Store. The graphics for PSP releases are upscaled, with a smoothing filter to reduce pixelation.

Thiết bị này tương thích ngược với các trò chơi của PSP và PS One được phát hành kỹ thuật số trên PlayStation Network thông qua PlayStation Store.[190] Đồ họa cho các bản phát hành của PS Portable được tăng kích thước, với bộ lọc làm mịn để giảm pixel.[191]

Sony chưa từng công bố doanh số trọn đời của Vita nhưng ước tính từ 15 đến 16 triệu.[192][193] Sony đã ngừng sản xuất PlayStation Vita vào ngày 1 tháng 3 năm 2019,[194] và không có kế hoạch cho kế nhiệm.[195][196]

Nintendo Switch Lite

[sửa | sửa mã nguồn]

Nintendo phát hành Nintendo Switch Lite, một bản sửa đổi phần cứng của Switch, trên toàn thế giới vào ngày 20 tháng 9 năm 2019. Thiết kế ban đầu là một phiên bản rẻ hơn của Switch, Switch Lite tích hợp Joy-Con vào thân máy chính, loại bỏ một số tính năng của Joy -Các, một vài trò chơi trong thư viện của Switch yêu cầu chế độ TV hoặc thân máy sẽ không thể sửa dụng trên Switch Lite. Ngoài ra, không thể gắn Switch Lite vào đế. Thiết bị này nhỏ hơn và nhẹ hơn Switch chính và sử dụng phần cứng cấp nguồn thấp hơn nhằm cải thiện hiệu suất pin. Mặt khác, máy hỗ trợ tất cả các tính năng khác của Switch, bao gồm cả khả năng giao tiếp của nó.

So sánh các máy cầm tay

[sửa | sửa mã nguồn]
Dòng sản phẩm Nintendo 3DS[197] Nintendo Switch PlayStation Vita
Máy Nintendo 3DS / Nintendo 3DS XL / Nintendo 2DS / New Nintendo 3DS / New Nintendo 3DS XL / New Nintendo 2DS XL Nintendo Switch Lite PCH-1000 / PCH-2000
Logo
Image New Nintendo 3DS New Nintendo 3DS XL Nintendo Switch Lite
Nhà chế tạo Nintendo Sony (SCE/SIE)
Ngày phát hành
  • WW: 20 tháng 9 năm 2019
PCH-1000:
  • JP: Ngày 17 tháng 12 năm 2011
  • EU: 22 tháng 2 năm 2012
  • NA: 22 tháng 2 năm 2012
  • AU: 23 tháng 2 năm 2012
PCH-2000:
  • JP: Ngày 10 tháng 10 năm 2013
  • EU: Ngày 7 tháng 2 năm 2014
  • NA: Ngày 6 tháng 5 năm 2014
Launch prices
199,99 đô la Mỹ
Giá bán hiện tại

Nintendo 3DS:

  • ¥15,000[204]
  • 169,99 đô la Mỹ[205]
  • £/€, giá do các nhà bán lẻ tự đặt
  • A$249.99[204]
Wi-Fi / Wi-Fi+3G:
  • ¥19,980
  • 199,99 đô la Mỹ[206]
  • €199
  • £, giá do các nhà bán lẻ tự đặt[207]
  • A$269.95
Ngưng sản xuất Nintendo 3DS / Nintendo 3DS XL: 5 tháng 1 năm 2015[208][209]
New Nintendo 3DS: tháng 7 năm 2017[210][211]
New Nintendo 3DS XL: 25 tháng 7 năm 2019[212]
Nintendo 2DS / New Nintendo 2DS XL: 17 tháng 9 năm 2020[213][214][215]
Đang sản xuất 1 tháng 3 năm 2019[194]
Số máy đã chuyển đi 75.45 triệu (tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2019)[216] 13.53 triệu (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020)[74] 4 triệu (tính đến ngày 4 tháng 1 năm 2013)[217]
Trò chơi bán chạy nhất Mario Kart 7, 18.47 triệu đơn vị (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2019)[218]
Mario Kart 8 Deluxe, 33.41 triệu đơn vị (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020)[80] Uncharted: Golden Abyss, 500,000 units (tính đến ngày 3 tháng 6 năm 2012)[219]
Màn hình Top Screen:

Bottom Screen:

PCH-1000: 5 in (130 mm) OLED capactive touchscreen 960 × 544 px
PCH-2000: 5 in (130 mm) IPS LCD capacitive touchscreen 960 × 544 px
Khoảng 16,77 triệu màu[220] Khoảng 16,77 triệu màu Khoảng 16,77 triệu màu
5 cấp độ sáng 0-100% cấp độ sáng 0-100% cấp độ sáng
Autostereoscopy (3D) Có (chỉ 3DS, 3DS XL)
Có, với công nghệ '3D Siêu ổn định' (chỉ New 3DS, new 3DS XL)
Không (chỉ New 2DS, 2DS XL)
Không Không
CPU 3DS/3DS XL/2DS: Dual-core ARM11 MPCore[197] & Dual-core VFP Co-Processor[197]
New 3DS/New 3DS XL/New 2DS XL: Quad-core ARM11 MPCore[197] & Quad-core VFP Co-Processor[197]
Quad-core Cortex-A57 + quad-core Cortex-A53 @ 1.02 GHz Quad-core ARM Cortex-A9 MPCore[221][222]
GPU Chuyên gia truyền thông kỹ thuật số PICA200 GPU dựa trên Nvidia GM20B Maxwell PowerVR SGX543MP4+[221]
RAM 3DS/3DS XL/2DS: 128 MB FCRAM, 6 MB VRAM
New 3DS/New 3DS XL/New 2DS XL: 256 MB FCRAM, 10 MB VRAM
4 GB LPDDR4 512 MB RAM, 128 MB VRAM[223]
Camera Một ở mặt trước và một bộ gốm hai camera cảm biến 3D 0.3 MP (VGA) mặt sau Máy ảnh cảm biến 0,3 MP (VGA) phía trước và phía sau [221]
Âm thanh
  • Âm thanh nổi loa (2) (với hỗ trợ giả lập âm thanh vòm)
  • Mono loa (1) (chỉ 2DS)
  • Giắc cắm tai nghe
  • Loa âm thanh nổi (2)
  • Giắc cắm tai nghe
Bộ nhớ 1 GB bộ nhớ flash trong 32 GB eMMC 1 GB bộ nhớ flash trong (chỉ PCH-2000)
Hỗ trợ thẻ SD lên đến 32 GB (chỉ 3DS)
Hỗ trợ lên đến 32 GB SD/thẻ SDHC (chỉ 3DS XL, 2DS)
Hỗ trợ lên đến 32 GB microSD / microSDHC (New 3DS, New 3DS XL, New 2DS XL)
Hỗ trợ lên đến 2 TB microSD/HC/XC Hỗ trợ 4 GB, 8 GB, 16 GB, 32 GB và 64 GB thẻ nhớ rời độc quyền
2 GB SD đi kèm (chỉ 3DS)
4 GB SDHC thẻ (chỉ 3DS XL, 2DS)
4 GB microSDHC đi kèm (New 3DS, New 3DS XL, New 2DS XL)
Không bao gồm bộ nhớ ngoài Không bao gồm bộ nhớ ngoài
Phương tiện Nintendo 3DS Game Card (1–8 GB) / Nintendo DS Game Card (8–512 MB)
Phân phối kỹ thuật số
Nintendo Switch Game Card PlayStation Vita Game Card (2–4 GB)
Phân phối kỹ thuật số
Giao diện người dùng
  • Circle Pad (2 × với add-on (chỉ 3DS / 3DS XL) )
  • C-Stick ( chỉ New 3DS/New 2DS XL/New 3DS XL)
  • D-pad
  • Autostereoscopic (3D) 15: 9 (5: 3) screen (trên cùng) (New 2DS và 2DS XL chỉ hiển thị 2D)
  • Điện trở 4: 3 màn hình cảm ứng (màn hình dưới)
  • 3 trục gia tốc kế và 3 trục con quay hồi chuyển [220]
  • Thanh trượt âm lượng
  • Thanh trượt độ sâu 3D (Không khả dụng trên New 2DS / 2DS XL)
  • Camera 2D phía trước và camera 3D cảm biến phía sau
  • Microphone
  • Wireless communications switch (chỉ 3DS/3DS XL)
  • SLEEP switch (chỉ 2DS)
  • 12 × nút
    (X, Y, A, B, L, R (ZL và ZR với tiện ích bổ sung hoặc New 3DS/New 2DS XL/New 3DS XL), START, SELECT, HOME, POWER)
Pin
  • Nintendo 3DS: 1300 mAh pin Li-ion
    • 3DS Mode: 3–5 giờ
    • DS Mode: 5–8 giờ
  • Nintendo 3DS XL: 1750 mAh pin Li-ion
    • 3DS Mode: 3.5–6.5 giờ
    • DS Mode: 6–10 giờ
  • Nintendo 2DS: 1300 mAh pin Li-ion[224]
    • 3DS Mode: 3.5–5.5 giờ
    • DS Mode: 6–9 giờ
  • New Nintendo 3DS: 1400 mAh pin Li-ion
    • 3DS Mode: 3.5–6 giờ
    • DS Mode: 6.5-10.5 giờ
  • New Nintendo 3DS XL: 1750 mAh pin Li-ion
    • 3DS Mode: 3.5–7 giờ
    • DS Mode: 7–12 giờ
  • New Nintendo 2DS XL: 1300 mAh pin Li-ion
    • 3DS Mode: 3.5–5.5 giờ
    • DS Mode: 6–9 giờ
3570 mAh pin Li-ion
3–7 giờ
  • PCH-1000: 2200 mAh pin Li-ion
    • Gameplay: 3–5 giờ
    • Video playback: 5 giờ
    • Music: 9 giờ[225]
  • PCH-2000: 2210 mAh pin Li-ion
    • Gameplay: 4–6 giờ
    • Video playback: 6 giờ
    • Music: 10 giờ
Được xác định bằng độ sáng màn hình, Wi-Fi, âm lượng âm thanh và 3D có đang hoạt động hay không (chỉ dành cho kiểu máy 3DS) Được xác định bởi độ sáng màn hình, Wi-Fi và âm lượng Được xác định bởi độ sáng màn hình, Wi-Fi, âm lượng và liệu 3G có đang hoạt động hay không (chỉ dành cho kiểu máy 3G)
Kết nối
  • Integrated 802.11 b/g Wi-Fi
  • IR port
  • NFC for Amiibo support (only on New 3DS/3DS XL; older 3DS series need to use a 3DS NFC reader accessory)
  • Integrated 802.11 b/g/n Wi-Fi (chỉ PCH-1000)
  • Integrated 802.11 b/g/n Wi-Fi (chỉ PCH-2000)
  • 3G (3G model only)
  • Bluetooth 2.1 + EDR
Console Connection Wii / Wii U PlayStation 3 / PlayStation 4
Stylus 3DS: Có thể mở dài tới 100 mm (3,9 in)
3DS XL/2DS: 96 mm (3,8 in)
New 3DS: 76,5 mm (3,01 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
New 3DS XL/New 2DS XL: 86 mm (3,4 in)
Weight 3DS: 235 g (8,3 oz)
3DS XL: 336 g (11,9 oz)
2DS: 260 g (9,2 oz)
New 3DS: 253 g (8,9 oz)
New 3DS XL: 329 g (11,6 oz)
New 2DS XL: 260 g (9,2 oz)
280 g (9,9 oz) Wi-Fi: 260 g (9,2 oz)
Wi-Fi+3G: 279 g (9,8 oz)
PCH-2000: 219 g (7,7 oz)
Kích thước
  • Width: 208 mm (8,2 in)
  • Depth: 91 mm (3,6 in)
  • Height: 14 mm (0,55 in)
Dịch vụ trực tuyến Nintendo Network Nintendo Switch Online Sony Entertainment Network
Tải xuống / cài đặt toàn bộ trò chơi và cập nhật tự động qua SpotPass Tải xuống / cài đặt trò chơi đầy đủ và cập nhật tự động Tải xuống / cài đặt toàn bộ trò chơi
Tự do Yêu cầu đăng ký Nintendo Switch Online có trả phí để có thể chơi nhiều người chơi trực tuyến, ngoại trừ các tựa trò chơi miễn phí[227] Tự do
Các ứng dụng được cài đặt trước

Applications

Multitasking Applications

Nintendo eShop
  • Welcome Park
  • near
  • Photos
  • Music
  • Videos
  • PlayStation Store
  • Trophies
  • Friends
  • Party
  • Group Messaging
  • Notifications
  • Internet Browser
  • Email
  • Maps
  • Content Manager
  • Remote Play
  • Cross-Controller
  • Settings
Khóa phân vùng Khóa vùng[230] Không khóa vùng Không khóa vùng[231]
Danh sách trò chơi Danh sách trò chơi Nintendo 3DS Danh sách trò chơi Nintendo Switch
Chỉ có thể chơi các trò chơi hỗ trợ chế độ cầm tay
Danh sách trò chơi PlayStation Vita
Tương thích ngược Nintendo DS / Nintendo DSi

Downloadable only

Chỉ có thể tải xuống
Phần mềm hệ thống Phần mềm hệ thống Nintendo 3DS Phần mềm hệ thống Nintendo Switch Phần mềm hệ thống PlayStation Vita

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “PlayStation Boss: 'One In 20' PS4 Buyers Also Bought PSVR”. UploadVR (bằng tiếng Anh). 5 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Bol, Mike; . (10 tháng 6 năm 2019). “Data Point of the Week: 5 Million PSVRs?”. AR Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2020.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Cull, James (20 tháng 6 năm 2011). “Nvidia Tegra: The Future of Android Gaming”. appstorm.net. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ “Mobile Gaming is Dominating the Gaming Industry”. Geekaphone. 27 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ Alpeyev, Pavel (19 tháng 6 năm 2011). “Nintendo May Fail to Replicate Wii Success as IPhone Games Bloom”. Bloomberg.com. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ Agnello, Anthony John (9 tháng 2 năm 2012). “Will Smart TVs End the Game Console Business?”. InvestorPlace. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ Stuart, Keith (4 tháng 1 năm 2013). “PlayStation 2 manufacture ends after 12 years”. The Guardian. London. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ App Annie, IDC. “App Annie & IDC Portable Gaming Report Q2 2013: iOS & Google Play Game Revenue 4x Higher Than Gaming-Optimized Handhelds”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. 30 tháng 7 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ “Apple Hardware Sales In FY 2012: 125.04M iPhones, 58.23M iPads, 18.1M Macs And 35.2M iPods”. TechCrunch.
  11. ^ Kubba, Sinan (9 tháng 5 năm 2013). “Sony, Microsoft going 'heavily' on free-to-play next-gen, says Epic VP Rein”. Joystiq. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ Gorman, Michael (12 tháng 6 năm 2013). “AMD's Saeid Moshkelani on building custom silicon for PlayStation 4, Xbox One and Wii U”. Engadget.
  13. ^ “AMD won the next-gen console war, and PC gamers could reap the reward”. The Verge.
  14. ^ Langshaw, Mark; Reynolds, Matthew (13 tháng 1 năm 2013). “Can Android consoles Ouya, Project Shield challenge PlayStation, Xbox?”. DigitalSpy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  15. ^ Kelly, Tadhg (10 tháng 1 năm 2013). “With Ouya, GameStick, Steam Box and more, will 2013 be the year of the 'microconsole'?”. Edge Online. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  16. ^ Pereira, Chris (15 tháng 1 năm 2013). “Digital and Nontraditional: Breaking Down Ouya, Steam Box, And Other New Wave Systems”. 1Up.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  17. ^ a b c Radd, David. “Nintendo's Project Cafe: Will Gamers Feel The Buzz?”. Business Insider. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011.
  18. ^ Brightman, James (26 tháng 5 năm 2011). “PlayStation 4 in the Works, Sony Confirms”. IndustryGamers.com. Eurogamer Network Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  19. ^ Ewalt, David M. “PlayStation Chief Jack Tretton: How To Sell Vita, Navigate Clouds, and Debut The PS4”. Forbes. Interview with Jack Tretton, president and CEO of Sony Computer Entertainment America.
  20. ^ Brightman, James (7 tháng 3 năm 2011). “Microsoft Hiring Engineers for Next Xbox”. IndustryGamers.com. Eurogamer Network Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  21. ^ Yoon, Andrew. “Microsoft: Xbox 360 'about halfway' through generation”. Shacknews.com. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  22. ^ Robinson, Martin (4 tháng 6 năm 2009). “E3 2009: 360 to Stick Around Until 2015”. IGN. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2010. "The Xbox 360's recently unveiled motion control technology will help extend the console's life span into 2015, according to Microsoft executive Shane Kim."
  23. ^ Yin-Poole, Wesley. “Nintendo: market is now waiting for new home consoles”. Eurogamer. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012.
  24. ^ Warren, Tom (10 tháng 6 năm 2019). “Microsoft ends Xbox backward compatibility, but Project Scarlett will run Xbox One games”. The Verge. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2019.
  25. ^ Bankhurst, Adam (10 tháng 6 năm 2019). “Xbox Project Scarlett to Support 4 Generations of Games - E3 2019”. IGN. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2019.
  26. ^ Rubin, Peter (16 tháng 4 năm 2019). “Exclusive: What to Expect From Sony's Next-Gen PlayStation”. Wired. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  27. ^ 次世代コンソールゲーム機 「プレイステーション 5」に名称決定 [Next generation game console named "PlayStation 5"] (press release) (bằng tiếng Nhật), Sony Interactive Entertainment, 8 tháng 10 năm 2019, Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2019, truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2021
  28. ^ Wales, Matt (20 tháng 3 năm 2020). “Sony clarifies "overwhelming majority" of PS4 games will be backward compatible on PS5”. Eurogamer. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  29. ^ 2010-07-15, Why Are Consoles Banned In China? Lưu trữ 2014-06-07 tại Wayback Machine, Kotaku
  30. ^ Carsten, Paul (6 tháng 1 năm 2014). “China suspends ban on video game consoles after more than a decade”. Reuters.
  31. ^ Yan, Sophia (27 tháng 7 năm 2015). “China eliminates all restrictions on gaming consoles”. CNN. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  32. ^ “The Global Games Market Reaches $99.6 Billion in 2016, Mobile Generating 37%”. newzoo.com. 21 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2016.
  33. ^ Nayak, Malathi (29 tháng 4 năm 2014). “Microsoft's Xbox One console to go on sale in China in September”. Reuters. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  34. ^ “BesTV and Microsoft to bring Xbox One to China in September”. Xbox Marketing, Microsoft. 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2014.
  35. ^ “Sony sets up PlayStation plant in China”. BBC. 27 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  36. ^ “SONY PLAYSTATION IN CHINA – TWO YEARS IN”. nikopartners.com. 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2018.
  37. ^ 2013-09-12, Sony not planning to release PlayStation Vita TV in the US or Europe 'at this point', Videogamer
  38. ^ Dudley, Brier (11 tháng 6 năm 2014). “E3: Nintendo boss on Wii U beating Xbox and PlayStation”. The Seattle Times. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  39. ^ Li, Pei; Nussey, Sam (18 tháng 4 năm 2019). “Tencent wins key approval to sell Nintendo's Switch in China”. Reuters. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2019.
  40. ^ Dent, Steve (2 tháng 8 năm 2019). “Tencent is at the center of Nintendo's Switch launch in China”. Engadget. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2019.
  41. ^ Fleming, Ryan (16 tháng 11 năm 2010). “Nintendo to talk next-gen consoles after selling 15 million more Wii systems”. Digital Trends. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  42. ^ “Official Press Release From Nintendo Details The Wii U And Gives Information on New Titles”. Gameon.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  43. ^ Saenz, Aaron (7 tháng 6 năm 2011). “Nintendo's New Wii U Wows at E3, and Changes Gaming Forever…Again”. singularityhub.com. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  44. ^ Dickinson, Derek. “Nindendo Wii 2, Project Cafe: the Milestone of Next Generation”. brothersoft.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  45. ^ Tassi, Paul (4 tháng 2 năm 2013). “EA CEO Doesn't Think Wii U is a 'Next Gen' Console”. Forbes. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  46. ^ a b Leadbetter, Richard (5 tháng 2 năm 2013). “Wii U graphics power finally revealed”. Eurogamer. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  47. ^ “Wii U technical specs”. Nintendo of America. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  48. ^ Hussain, Tamoor (28 tháng 8 năm 2013). “Wii U price cut in North America, Wind Waker HD hardware bundle announced”. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
  49. ^ “Final Wii U models discontinued in Japan - Polygon”. www.polygon.com. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  50. ^ Bishop, Bryan (20 tháng 2 năm 2013). “Sony announces the PlayStation 4”. The Verge. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
  51. ^ Conditt, Jessica (21 tháng 2 năm 2013). “PS4 Eye has two cameras: One to watch you, one to make you pretty”. Joystiq. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  52. ^ “Xbox One: a next-gen console with a focus on interactive TV and apps”. The Verge. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  53. ^ “Xbox One guide brings HDMI in/out, overlays for live TV”. Engadget. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  54. ^ “Third Quarter Financial Results Briefing for Fiscal Year Ending March 2015”. nintendo.co.jp. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  55. ^ “Nintendo announces new gaming hardware platform codenamed NX”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  56. ^ [Nintendo Switch the fastest-selling US console this generation] Robert Purchese, Eurogamer, December 18, 2018
  57. ^ a b c d e Sliva, Marty (12 tháng 1 năm 2017). “Nintendo Switch Price and Release Date Revealed”. IGN. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  58. ^ Sledge, Kyle. “PS4 Slim Price and Release Date Revealed”.
  59. ^ a b c d Hussain, Tamoor; Pereira, Chris. “PS4 Pro: Specs, Release Date, and Price Confirmed”.
  60. ^ “21 launch countries listed for Xbox One”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  61. ^ Makuch, Eddie (23 tháng 4 năm 2014). “box One hits Japan Sept. 4 -- Will it find success where Xbox 360 did not?”. GameSpot. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  62. ^ Warren, Tom (11 tháng 6 năm 2017). “Xbox One X is Microsoft's next game console, arriving on November 7th for $499”. The Verge. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  63. ^ a b c d Goldfarb, Andrew (10 tháng 6 năm 2013). “E3 2013: PlayStation 4 Launching for $399”. IGN. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2019.
  64. ^ Crossley, Rob (23 tháng 4 năm 2014). “PS4 Price Slashed to £290 Following Xbox One Discount”. GameSpot. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  65. ^ Jayne Murphy. PlayStation 4 now available from only €349.99/£299.99, playstation.com, October 21, 2015.
  66. ^ Kumparak, Greg (15 tháng 1 năm 2015). “Xbox one Goes Back Down To $349”. Computer and Video Games. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  67. ^ Poeter, Damon (13 tháng 4 năm 2015). “Microsoft Slashes Xbox One Price in U.K.”. PC Magazine. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.
  68. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  69. ^ Frank, Allegra (31 tháng 1 năm 2017). “Final Wii U models discontinued in Japan”. Polygon. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  70. ^ Robinson, Andy (5 tháng 1 năm 2021). “Sony Japan confirms PS4 Pro and 'all but one' PS4 model have been discontinued”. Video Games Chronicle. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
  71. ^ “The Xbox One Is Now an Ex-Box”. Kotaku. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2019.
  72. ^ a b Warren, Tom (16 tháng 7 năm 2020). “Microsoft discontinues Xbox One X and Xbox One S digital edition ahead of Series X launch”. The Verge. Vox Media. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  73. ^ “IR Information : Sales Data - Dedicated Video Game Sales Units”. Nintendo Co., Ltd. 31 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  74. ^ a b “Consolidated Financial Highlights - Q3 FY2021” (PDF). Nintendo. 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  75. ^ Handrahan, Matthew (28 tháng 10 năm 2020). “PS4 shipments near 114m as new generation looms”. GamesIndustry.biz. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
  76. ^ “Nearly 10 million Xbox One consoles shipped worldwide”. Engadget. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  77. ^ “PLAYSTATION™NETWORK MONTHLY ACTIVE USERS REACHES 103 MILLION” (Thông cáo báo chí). Sony. 6 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  78. ^ Haigh, Marilyn (8 tháng 10 năm 2019). “Why Japanese gamers don't buy Xbox”. CNBC. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019.
  79. ^ “IR Information : Financial Data - Top Selling Title Sales Units - Wii U Software”. Nintendo. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  80. ^ a b “IR Information : Sales Data - Top Selling Title Sales Units”. Nintendo Co., Ltd. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  81. ^ George, Daniel (21 tháng 5 năm 2019). “God of War surpasses 10 million sales on the PS4, Uncharted 4 tops 15M”. FanSided. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.
  82. ^ “PUBG Has Sold 8 Million Copies on Xbox One”. ScreenRant. 4 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  83. ^ Spencer. September 13, 2012. 12:04am (13 tháng 9 năm 2012). “Wii U Has 2GB of Main Memory, Discs Are 25GB”. Siliconera. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  84. ^ Yin-Poole, Wesley (13 tháng 3 năm 2017). “Why Nintendo Switch games are ending up more expensive”. Eurogamer. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  85. ^ “Spec Analysis: PlayStation 4”. Eurogamer.net. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  86. ^ a b c d Thang, Jimmy. “Xbox One S Review”. GameSpot. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  87. ^ Mudgal, Kartik (29 tháng 11 năm 2012). “Wii U CPU and GPU Clock Speeds revealed, slower than PS3/360”. GamingBolt.com. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2012.
  88. ^ Schiesser, Tim (19 tháng 12 năm 2016). “Nintendo Switch reportedly runs a lot slower when undocked”. TechSpot. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  89. ^ “The PS4, with a clock speed of 8 x 1.6 GHz (or 43X the PS2).2 + 2 doesn't…”. Sony UK. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016 – qua Google+.
  90. ^ Soper, Taylor. “Xbox One now in full production with improved CPU performance”. GeekWire. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  91. ^ a b c d e Plunkett, Luke. “Here Are The Xbox One X's Specs”. kotaku.com. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  92. ^ “AMD's Jaguar Architecture: The CPU Powering Xbox One, PlayStation 4, Kabini & Temash”. Anandtech. 23 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  93. ^ a b c “The Xbox One: Hardware Analysis & Comparison to PlayStation 4”. Eurogamer. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  94. ^ “Wii U's Memory Bandwidth, GPU More Powerful Than We Thought?”. CINEMABLEND. 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  95. ^ a b Leadbetter, Richard (2 tháng 8 năm 2016). “Xbox One S performance boost revealed”. Eurogamer. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  96. ^ “How The Removal of eSRAM Will Help Games Development On Xbox One Scorpio”. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  97. ^ “PS4 Pro vs. PS4 Slim vs. PS4: 2,5 Konsolengenerationen im Hardware-Vergleich [Update]”. PC Games Hardware. 8 tháng 11 năm 2016.
  98. ^ “TSMC is rumoured to be creating a new 7nm console chip | OC3D News”. www.overclock3d.net.
  99. ^ a b “PlayStation 4 Teardown”. iFixit. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  100. ^ “AMD and Nintendo Join Forces in Creating A New Way to Enjoy Console Gaming Entertainment”. Marketwire.com. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  101. ^ a b c d e f g h i j “AMD Wii U GPU Specs”. TechPowerUp. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  102. ^ a b Leadbetter, Richard (25 tháng 2 năm 2017). “New performance mode boosts Switch mobile clocks by 25 per cent”. Eurogamer.net. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  103. ^ a b c d e f “NVIDIA Tegra X1 Specs”. TechPowerUp. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  104. ^ a b c d e f g h i j “AMD Playstation 4 Pro GPU Specs”. TechPowerUp. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2019.
  105. ^ a b Leadbetter, Richard (9 tháng 5 năm 2019). “Switch's 'boost mode' tested: what is it and how does it work?”.
  106. ^ a b c d e f g h i “AMD Xbox One X GPU Specs”. TechPowerUp. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2019.
  107. ^ “MNR 486: Marc Whitten updates us on the progress of Xbox One”. Xbox Live's Major Nelson. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2013.
  108. ^ Leadbetter, Richard (2 tháng 8 năm 2016). “Xbox One S performance boost revealed •”. Eurogamer. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  109. ^ Cutress, Ian. “Microsoft's Project Scorpio: More Hardware Details Revealed”. AnandTech. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
  110. ^ a b c Demerjian, Charlie. “XBox One details in pictures”. SemiAccurate. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.
  111. ^ “AMD Wii U GPU”. TechPowerUp. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  112. ^ “AMD Liverpool GPU”. TechPowerUp. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2013.
  113. ^ “Nintendo Wii U Teardown”. AnandTech. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  114. ^ “Switch RAM specs revealed: Samsung LPDDR4 with 25 GB/s bandwidth - NintendoToday”. NintendoToday. 25 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  115. ^ Wii U Tech Specs. IGN. Truy cập January 25, 2014.
  116. ^ Goldfarb, Andrew (26 tháng 7 năm 2013). “3.5GB of PlayStation 4 RAM Reportedly Reserved for OS”. IGN. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  117. ^ Sarkar, Samit (8 tháng 6 năm 2017). “Xbox Scorpio developers now have 1 GB of extra RAM”. Polygon. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  118. ^ Plunkett, Luke. “Specs Sheet Says The PS4 Has A 500GB Hard Drive, Camera Not Included”. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  119. ^ Yoshida, Shuhei. “And yes, PS4's HDD is upgradable like PS3 <3”. twitter.com. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  120. ^ Stevens, Tim (21 tháng 5 năm 2013). “Xbox One has non-replaceable hard drive, external storage is supported”. Engadget. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  121. ^ “| Wii U Internal Storage Space Information”. Nintendo. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  122. ^ a b c d e f “Technical Specs - Nintendo Switch™ Official Site - System hardware, console specs”. www.nintendo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  123. ^ Gartenberg, Chaim (3 tháng 2 năm 2017). “The PS4 will support external hard drives in upcoming update”. The Verge. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
  124. ^ Karmali, Luke. “Xbox One June Update Bringing External Storage and Real Names”. IGN. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  125. ^ Devine, Richard; Brown, Matt (8 tháng 12 năm 2017). “How to choose and use an Xbox One external hard drive”. Mobile Nations. Windows Central. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
  126. ^ Shuman, Sid (30 tháng 10 năm 2013). “PS4: The Ultimate FAQ – North America”. PlayStation Blog. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2013.
  127. ^ “PS4: The Ultimate FAQ – North America – PlayStation.Blog”. PlayStation Blog. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  128. ^ a b c d e f g h Chris Pereira; Tamoor Hussain (7 tháng 9 năm 2016). “PS4 Pro: Specs, Release Date, and Price Confirmed”. GameSpot. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  129. ^ Gurry, Lisa (8 tháng 8 năm 2013). “Unboxing Xbox One”. Xbox Wire. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  130. ^ “Benefits of upgrading to Xbox One X or Xbox One S”. Xbox Support. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
  131. ^ Brown, Peter (19 tháng 9 năm 2013). “Microsoft on Xbox One vertical orientation: "Do it at your own risk". GameSpot. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  132. ^ Crecente, Brian (15 tháng 6 năm 2017). “Xbox One X can be placed vertically with optional stand”. Polygon. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  133. ^ Hachman, Mark (6 tháng 5 năm 2014). “Study: Xbox One, PS4 consume ridiculous amounts of unnecessary power”. PC World. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  134. ^ a b Frank, Blair. “Here's how the Xbox One S stacks up to the original It's smaller and supports 4K video streaming, but not 4K gaming”. PC World. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  135. ^ “About TV resolutions and Xbox One”. Xbox. Microsoft. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2019.
  136. ^ Brown, Matt` (3 tháng 3 năm 2018). “How to enable Xbox One 1440p support for Xbox One X and Xbox One S”. Mobile Nations. Windows Central. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
  137. ^ Brunner, Grant (18 tháng 8 năm 2014). “August Xbox One system update brings 3D, remote downloads - ExtremeTech”. ExtremeTech. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  138. ^ McWhertor, Michael (3 tháng 9 năm 2014). “PS4 Remote Play is coming to Sony Xperia Z3 phones and tablets this November”. Polygon. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2014.
  139. ^ “Updated Sony Confirms Vita Remote Play For PS4 Games Is (Mostly) Mandatory”. Game Informer. 26 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  140. ^ Gilbert, Ben (13 tháng 6 năm 2013). “Sony's Shuhei Yoshida talks Remote Play ubiquity on PlayStation 4, not bundling the Eye with the console”. Engadget. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  141. ^ Orland, Kyle (21 tháng 1 năm 2015). “Windows 10 includes in-home game streaming from Xbox One”. Ars Technica. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  142. ^ “Xbox One iFixit Teardown”. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  143. ^ Sakr, Sharif (21 tháng 5 năm 2013). “Xbox One hardware and specs: 8-core CPU, 8GB RAM, 500GB hard drive and more”. Engadget. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  144. ^ “Xbox One S Teardown”. iFixit. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  145. ^ “Wii U GameCube controller adapter compatible with more than just Smash Bros”. Eurogamer. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  146. ^ “Controller Pairing FAQ | Nintendo Support”. en-americas-support.nintendo.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  147. ^ “Vita as a PS4 Controller Clarified”. IGN. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2013.
  148. ^ Brown, Matt (2 tháng 8 năm 2016). “How to claim your free Kinect adapter for the Xbox One S”. Mobile Nations. Windows Central. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  149. ^ Jackson, Mike (21 tháng 5 năm 2013). “Next-gen Xbox Live details: Background downloads, skill tracking, 1000 friends”. Computer and Video Games. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  150. ^ “Nintendo Switch Online – Nintendo Switch™ Official site – Online gaming, multiplayer, voice chat”. www.nintendo.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  151. ^ “PS4 online multiplayer gaming requires PlayStation Plus subscription”. Polygon. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  152. ^ PS4 online multiplayer requirements Lưu trữ tháng 2 1, 2015 tại Archive.today, support.us.playstation.com, November 3, 2014.
  153. ^ “How to Edit and Post Screenshots to Facebook or Twitter | Nintendo Switch | Nintendo Support”. en-americas-support.nintendo.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  154. ^ “How to Capture and Edit Gameplay Video | Nintendo Switch | Nintendo Support”. en-americas-support.nintendo.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  155. ^ “How to Share Captured Gameplay Videos | Nintendo Switch | Nintendo Support”. en-americas-support.nintendo.com. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  156. ^ “Xbox One will soon capture your epic plays in full HD”. Engadget. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  157. ^ “Game DVR on Xbox One X will support up to 4K recording with HDR”. Neowin. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2017.
  158. ^ Xbox One Can Capture Up to 5 Minutes of Gameplay, PS4 Can Store Up to 15 Lưu trữ tháng 7 29, 2013 tại Wayback Machine. Gengame (July 22, 2013). Truy cập August 23, 2013.
  159. ^ “Wii U Will Be Region-Locked”. IGN. 24 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  160. ^ Smith, Mat (11 tháng 6 năm 2013). “The PS4 won't be region-locked”. Engadget. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  161. ^ “Your Feedback Matters – Update on Xbox One”. Xbox.com. 19 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  162. ^ MacGregor, Alice (7 tháng 5 năm 2015). “Xbox One firmware update removes 'Region Lock' in China”. The Stack. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  163. ^ Crecente, Brian (5 tháng 1 năm 2015). “PlayStation Now all-you-can-play subscriptions hit next week for $20 a month, $45 for three months”. Polygon. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2015.
  164. ^ “Microsoft is bringing Xbox 360 games to the Xbox One”. The Verge. 15 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  165. ^ “Máy Xbox One sẽ chơi trò chơi Xbox 360, thành viên đăng ký có thể chơi thử ngay ngay lập tức”. Engadget. AOL Inc. 15 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  166. ^ “Xbox 360 backward compatibility coming to Xbox One”. Ars Technica. Conde Nast Digital. 15 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  167. ^ “Downloading Nintendo Switch software updates”. Nintendo. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  168. ^ Makuch, Eddie (23 tháng 10 năm 2015). “How Microsoft Will Report Xbox Numbers Going Forward”. GameSpot. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019.
  169. ^ McFerran, Damien (1 tháng 5 năm 2013). “Smartphones, and tablets to be gamer's primary screen in 2017”. Nintendo Life. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2015.
  170. ^ a b “Launch of New Portable Game Machine” (PDF) (Thông cáo báo chí). Minami-ku, Kyoto: Nintendo. 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  171. ^ a b “Launch of New Portable Game Machine” (PDF) (Thông cáo báo chí). Minami-ku, Kyoto: Nintendo. 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  172. ^ Tabuchi, Hiroko (23 tháng 3 năm 2010). “Nintendo to Make 3-D Version of Its DSi Handheld Game”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2010. It takes place June 15~17, 2010, at the Los Angeles Convention Center.
  173. ^ Tabuchi, Hiroko (23 tháng 3 năm 2010). “Nintendo to Make 3-D Version of Its DS Handheld Game”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010. 'We wanted to give the gaming industry a head's up about what to expect from Nintendo at E3,' said Ken Toyoda, chief spokesman at Nintendo. 'We'll invite people to play with the new device then.'
  174. ^ Alexander, Leigh (15 tháng 1 năm 2010). “Analyst: DS Successor To Hit In Next 15 Months?”. Gamasutra. Think Services. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010. In the year 2010, Nintendo's continuing face-off against the PSP seems less relevant than the overall sea change in the portable market brought about by the explosive iPhone.
  175. ^ “Nintendo 3DS vs. PS Vita: Handheld Wars, The Next Generation”. IndustryGamers.com. Eurogamer Network Ltd. 16 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2011.
  176. ^ “Nintendo's 3DS Hits the U.S. On March 27 for $249.99”. Kotaku.
  177. ^ “Nintendo's 3DS Hits Europe on March 25”. Kotaku.
  178. ^ “What Do You Think About Nintendo's Big 3DS Announcement?”. IGN. 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011. In an astounding and unexpected set of announcements, Nintendo took a huge leap in righting the wrongs of the 3DS' shaky launch. The system, which released in the US on March 27 with a hefty $250-dollar price tag, will see a massive price cut to $170 come August 12.
  179. ^ “Nintendo Reveals 3DS XL - IGN” – qua www.ign.com.
  180. ^ “Nintendo 3DS family comparison chart” (PDF) (PDF). Nintendo of Europe. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  181. ^ “Nintendo Announces a New Member to the Nintendo 3DS Family”. Nintendo Australia. 29 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  182. ^ “Nintendo announces two New Nintendo 3DS systems coming this fall”. Nintendo of America. 31 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2016.
  183. ^ a b Plunkett, Luke (28 tháng 4 năm 2017). “Nintendo Announces The New 2DS XL”. Kotaku. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  184. ^ Purchese, Robert (7 tháng 6 năm 2011). “NGP becomes PlayStation Vita”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2011.
  185. ^ Moriarty, Colin (14 tháng 9 năm 2011). “TGS: Sony Reveals Vita's Release Date”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2011.
  186. ^ Grant, Adam (19 tháng 10 năm 2011). “PlayStation Vita Launches From 22 February 2012”. PlayStation Blog. Sony Interactive Entertainment. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2011.
  187. ^ Tretton, Jack (18 tháng 10 năm 2011). “Get Ready: PS Vita is Coming February 22nd”. PlayStation Blog. Sony Interactive Entertainment. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2011.
  188. ^ a b c d e f g h Cullen, Johnny (24 tháng 1 năm 2011). “Sony outs tech specs for NGP”. VG247. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
  189. ^ Savov, Vlad (27 tháng 1 năm 2011). “Sony's next PSP, codenamed NGP”. Engadget. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011.
  190. ^ “Sony US FAQ”. Sony. 14 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2011.
  191. ^ Robinson, Martin (2 tháng 6 năm 2011). “NGP's backwards compatibility unveiled”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
  192. ^ Baker, Chris (28 tháng 6 năm 2017). “PlayStation Vita's Rebirth as a Boutique Platform”. Glixel. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  193. ^ Kim, Matt (20 tháng 9 năm 2018). “PS Vita Production in Japan Will End in 2019, No Successor Planned”. USgamer. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2018.
  194. ^ a b Liptak, Andrew (2 tháng 3 năm 2019). “Sony has officially stopped producing the PS Vita”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  195. ^ Khan, Imran (20 tháng 9 năm 2018). “PlayStation Vita Production To End In 2019 With No Successor Planned”. Game Informer. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2019.
  196. ^ Gilbert, Ben (24 tháng 9 năm 2018). “Sony will exit portable gaming market in 2019, leaving market open to Nintendo”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
  197. ^ a b c d e “Hardware – 3dbrew”. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2015.
  198. ^ Kaluszka, Aaron (19 tháng 1 năm 2011). “3DS North American Price, Date, Colors Set”. Nintendo World Report.
  199. ^ $250 3DS launching March 27 GameSpot
  200. ^ Nick Vuckovic (8 tháng 2 năm 2011). “Nintendo 3DS launches in Australia on March 31st for $349”. Vooks.net. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2011.
  201. ^ “New Nintendo 2DS XL portable system to launch in Australia & New Zealand on June 15!”. Nintendo. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2017.
  202. ^ Bob Munir (6 tháng 6 năm 2011). “E3: Sony's PlayStation Vita due end of 2011 for $249”. destructoid.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  203. ^ “11 October 2011. Truy cập 22 August 2013”. Au.playstation.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  204. ^ a b “3DS price cut 40% in Japan, now $169.99 in the U.S. – Video Games Reviews, Cheats”. Geek.com. 28 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  205. ^ “An exciting message for people who own a Nintendo 3DS and those who want to”. Nintendo.com. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  206. ^ Reilly, Luke (20 tháng 8 năm 2013). “IGN. 2013-08-20. Truy cập 2013-08-22”. Ign.com. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  207. ^ Lester, Jonathan. “Dealspwn. 21 August 2013. Truy cập 22 August 2013”. Dealspwn.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  208. ^ Cosimano, Mike (5 tháng 1 năm 2015). “Nintendo has seemingly discontinued the original 3DS”. Destructoid. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  209. ^ Hilliard, Kyle (30 tháng 11 năm 2014). “Japan To Discontinue 3DS XL Soon”. Game Informer. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  210. ^ Frank, Allegra (13 tháng 7 năm 2017). “New Nintendo 3DS production ends in Japan”. Polygon. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
  211. ^ Phillips, Tom (14 tháng 7 năm 2017). “New Nintendo 3DS discontinued”. Eurogamer. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.
  212. ^ “Compare Nintendo 3DS Vs. Nintendo 2DS - Nintendo 3DS Family of Systems”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
  213. ^ “Nintendo 3DS Family”. Nintendo of Europe GmbH (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  214. ^ “ニンテンドー3DSシリーズ|任天堂”. 任天堂ホームページ. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  215. ^ “Nintendo has discontinued the 3DS”. www.theverge.com.
  216. ^ “IR Information : Sales Data - Hardware and Software Sales Units”. Nintendo Co., Ltd. 30 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  217. ^ Stuart, Keith (4 tháng 1 năm 2013). “PlayStation 2 manufacture ends after 12 years”. The Guardian. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2014.
  218. ^ “IR Information : Sales Data - Top Selling Software Sales Units - Nintendo 3DS Software”. Nintendo Co., Ltd. 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019.
  219. ^ Parijat, Shubhankar (3 tháng 6 năm 2012). “Uncharted: Golden Abyss sells over 500,000 units worldwide”. GamingBolt. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  220. ^ a b “Nintendo 3DS Hardware Specs”. Nintendo of America. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
  221. ^ a b c d e f “Official PlayStation website: PlayStation Vita, PS Vita - Specifications for PlayStation®Vita”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2011.
  222. ^ “Sony outs tech specs for NGP”. VG247. 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  223. ^ "PlayStation®Vita" Expands Its Entertainment Experience by Introducing Various Applications for Social Networking Services and Communications”. SYS-CON Media. 17 tháng 8 năm 2011.
  224. ^ McFerran, Damien (12 tháng 10 năm 2013). “Nintendo 2DS review”. Eurogamer. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2013.
  225. ^ Lowe, Scott (22 tháng 12 năm 2011). “How Good is the PS Vita's Battery Life?”. IGN. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2012.
  226. ^ “Sony PS Vita Slim review - Pocket-lint”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
  227. ^ “Nintendo Switch Online – Nintendo Switch™ Official site – Online gaming, multiplayer, voice chat”. www.nintendo.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  228. ^ Nintendo 3DS features Game Coins system Lưu trữ tháng 4 6, 2011 tại Wayback Machine aussie-nintendo
  229. ^ DS games on 3DS – a few more details Lưu trữ tháng 7 11, 2011 tại Wayback Machine GoNintendo
  230. ^ “Nintendo 3DS Region Locked – IGN”. Uk.ign.com. 11 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  231. ^ Pereira, Chris. “Vita is Not Region Locked, Says Sony Exec”. 1up.com. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Nhân vật Sora - No Game No Life
Nhân vật Sora - No Game No Life
Sora (空, Sora) là main nam của No Game No Life. Cậu là một NEET, hikikomori vô cùng thông minh, đã cùng với em gái mình Shiro tạo nên huyền thoại game thủ bất bại Kuuhaku.
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận