Quốc gia cầu vồng

Tổng Giám mục Desmond Tutu, người được cho là đã đặt ra cụm từ Quốc gia cầu vồng

Quốc gia cầu vồng (Tiếng Anh: Rainbow nation) là một thuật ngữ được đặt ra bởi Tổng Giám mục Desmond Tutu miêu tả Cộng hòa Nam Phi thời kì hậu phân biệt chủng tộc, sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên vào năm 1994. Cụm từ này được xây dựng bởi Tổng thống Nelson Mandela trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, khi ông tuyên bố: "Mỗi người trong chúng ta đều gắn bó mật thiết với từng mảnh đất của đất nước xinh đẹp này như những cây jacaranda của Pretoria và cây mimosa của vùng Bushveld - một quốc gia cầu vồng hòa bình với chính bản thân nó và của thế giới." [1]

Nguồn gốc thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Các cuộc di cư ở Cộng hòa Nam Phi đã hình thành quốc gia cầu vồng hiện đại

Thuật ngữ này nhằm mục đích thể hiện sự thống nhất của chủ nghĩa đa văn hóa và sự xích lại gần nhau của những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong một quốc gia từng được xác định là có sự phân chia rạch ròi giữa người da trắng và người da đen dưới chế độ Apartheid.[2]

Về nguồn gốc thuật ngữ, trong một loạt các lần xuất hiện trên truyền hình, Tổng Giám mục Desmond Tutu đã nói về "Con người cầu vồng của Chúa". Là một tổng giám mục, Tutu muốn liên hệ với câu chuyện về Tàu Nô-ê với trận Đại hồng thủy trong Kinh Thánh khi nó được kết thúc bằng hình ảnh cầu vồng hòa bình. Trong các nền văn hóa bản địa Nam Phi, cầu vồng gắn liền với hy vọng về một tương lai tươi sáng (như trong văn hóa của người Xhosa).

Quốc kì Cộng hòa Nam Phi

Quốc gia cầu vồng được hiểu như một phép ẩn dụ nói về sự thống nhất Nam Phi khi có một sự trùng hợp tương đối số lượng màu sắc của quốc kì Cộng hòa Nam Phi[3]

Thuyết cầu vồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà bình luận chính trị Nam Phi đã đưa ra thuật ngữ "thuyết cầu vồng". Thuyết này cho rằng các vấn đề thực sự như nạn phân biệt chủng tộc sót lại, các tội ác vẫn đang diễn ra hoặc những thứ tương tự đang bị che lấp đi bởi hào quang mà lớp vỏ quốc gia cầu vồng đem lại.

Chính trị gia, học giả và nhà thơ nổi tiếng Nam Phi Jeremy Cronin cảnh báo:

Dịch ra là:

Chủ nghĩa cầu vồng gắn liền với chính trị - xã hội thời hậu phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, sau này các khái niệm liên quan đến chủ nghĩa cầu vồng đã bị chủ nghĩa hậu thực dân chính thống ở Nam Phi thay thế.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ trích dẫn trong tài liệu quốc gia Manzo năm 1996, trang 71.
  2. ^ Ngoasheng, Asanda. “South Africa's 'Rainbow Nation' is a myth that students need to unlearn”. The Conversation (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ “The Rainbow Nation - Dreams to Reality”. Dreams to Reality (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  4. ^ Creating the Nation: The Rise of Violent Xenophobia in the New South Africa Unpublished Masters Thesis, York University, July 2003, Nahla Valji, Centre for the Study of Violence and Reconciliation.
  5. ^ Wynand Greffrath. The demise of post-apartheid and the emergence of post-colonial South Africa Lưu trữ 2017-02-20 tại Wayback Machine Tạp chí Lịch sử Đương đại, tập 41, quyển 2, trang 161-183.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Chiều cao của các nhân vật trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Thực sự mà nói, Rimuru lẫn Millim đều là những nấm lùn chính hiệu, có điều trên anime lẫn manga nhiều khi không thể hiện được điều này.
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.